Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 chương II.
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 120 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh chủ đề điện từ học từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Vật lý lớp 9 một cách dễ dàng để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 sắp tới. Sau đây, mời quý thầy cô giáo và các em cùng tham khảo.
Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 chương II
Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. Đang tăng mà chuyển sang giảm.
B. Đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. Tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.
D. Luân phiên tăng giảm.
Câu 2: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi
A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây.
B. Cho nam châm quay trước cuộn dây.
C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây.
D. Đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm.
Câu 3: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
A. Xuất hiện dòng điện một chiều.
B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. Xuất hiện dòng điện không đổi.
D. Không xuất hiện dòng điện.
Câu 4: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. lớn.
B. Không thay đổi.
C. Biến thiên.
D. Nhỏ.
Câu 5: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. tăng dần theo thời gian.
B. giảm dần theo thời gian.
C. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian.
D. đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Câu 6: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm
A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần.
B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều?
A. Đèn pin đang sáng.
B. Nam châm điện.
C. Bình điện phân.
D. Quạt trần trong nhà đang quay.
Câu 8: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Máy phát điện.
B. Làm các la bàn.
C. Rơle điện từ.
D. Bàn ủi điện.
Câu 9: Loa điện hoạt động dựa vào:
A. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
B. tác dụng từ của Nam Châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
C. tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
D. tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 10: Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:
A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.
B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.
C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.
D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.
Câu 11: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng các dụng cụ sau:
A. Dùng kéo.
B. Dùng kìm.
C. Dùng nam châm.
D. Dùng một viên bi còn tốt.
Câu 12: Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định:
A. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
D. Chiều của các cực nam châm.
Câu 13: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
D. một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
Câu 14: Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện.
D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm.
Câu 15: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Câu 16: Một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ.
Dưới tác dụng của lực từ, khung dây dẫn sẽ:
A. Nén khung dây.
B. Kéo dãn khung dây.
C. Làm cho khung dây quay.
D. Làm cho khung dây chuyển động từ trên xuống dưới.
Câu 17: Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ như hình vẽ. lực từ tác dụng lên khung có tác dụng gì ?
A. Lực từ làm khung dây quay.
B. Lực từ làm dãn khung dây.
C. Lực từ làm khung dây bị nén lại.
D. Lực từ không tác dụng lên khung dây.
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 chương II Trắc nghiệm tổng ôn kiến thức chương Điện từ học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.