Bạn đang xem bài viết ✅ Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 cán bộ quản lý Đáp án 6 câu tự luận Module 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 cán bộ quản lý mang tới gợi ý trả lời 6 câu hỏi tự luận, sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn Mô đun 2. 

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 THCS và Mô đun 2 Đại trà dùng cho các môn. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 2 Cán bộ quản lý

Câu 1: Điểm mới của CTGDPT 2018 được đề cập trên những phương diện nào?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cốt lõi mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

1. Mục tiêu của giáo dục

Mục tiêu chung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có ý định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Chương trình đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức như các chương trình giáo dục trước đây.

– Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

– Yêu cầu cần đạt về năng lực:

+ Những năng lực chung bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Những năng lực đặc thù bao gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, và công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành phát triển các năng lực cốt lõi, Chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Đại minh tinh

2. Kế hoạch và nội dung giáo dục

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.

Nội dung giáo dục cấp tiểu học bao gồm:

3. Các môn học ở Tiểu học.

a) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

b) Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ 1 ( ở lớp 1, lớp 2).

So với chương trình hiện hành TH2000 đang dạy học, ở chương trình GDPT mới cấp tiểu học môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc, tên gọi mới là Tin học và Công nghệ. Môn Thể dục tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc. Làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.

Điểm mới rõ nhất lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động Trải nghiệm. Đó là trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc THCS, THPT. Nội dung cơ bản của chương trình này xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; học sinh với nghề nghiệp.

3. Thời lượng giáo dục

Chương trình Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút, chương trình tiểu học mới dạy học thông qua các hoạt động, thời lượng dạy học từ 2,7 giờ/ngày của chương trình hiện nhành nay giảm xuống dạy học còn 1,8 giờ/ngày.

III. Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục

1. Về Phương pháp giáo dục:

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

2. Về đánh giá kết quả giáo dục:

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Tham khảo thêm:   310 Bài tập ngữ âm lớp 8 Tổng hợp trắc nghiệm Ngữ âm lớp 8 môn tiếng Anh

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học.

Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.

Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Hình thức đánh giá: dùng cả định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục. Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác.

Kết quả đánh giá, xếp loại của học sinh ở trường tiểu học làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở trường tiểu học.

Câu 2: Nêu ít nhất 3 năng lực cần có đối với CBQL trường tiểu học đáp ứng yêu cầu triển khai CTGDPT 2018.

– Năng lực quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học

– Năng lực quản trị nhân sự trong trường tiểu học

– Năng lực quản trị tài chính trường TH theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

– Năng lực quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học

– Năng lực quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học

– Năng lực xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học

– Năng lực thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học

– Năng lực phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu họ

– Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học.

Câu 3: Bài tập: Nghiên cứu rubric và đánh giá kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý để hiểu về yêu cầu lập kế hoạch

Trả lời câu hỏi

Tiêu chí 1:

Đã phân tích được đầy đủ các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong và những thời cơ thách thức từ môi trường bên ngoài, có số liệu minh chướng cụ thể, xác định được các vấn đề trọng tâm về đội ngũ cần giải quyết có liên quan đến bối cảnh cần phân tích

Tiêu chí 2:

KH đã nêu được mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đội ngũ với nội dung cụ thể, có tính khả thi và chỉ rõ các mốc thời gian để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tiêu chí 3:

Kế hoạch đã nêu ra được các giải pháp triển khai đầy đủ các nội dung phát triển đội ngũ GV. Các giải pháp được sắp xếp theo lộ trình và các bước thực hiện .

Tiêu chí 4:

KH đã thể hiện nội dung huy động được các nguồn lực bên trong và bên ngoài của nhà trường, có sự bố trí , phân bổ phù hợp cho từng hoạt động, từng thời điểm.

Tiêu chí 5:

KH đã xây dựng được lộ trình và các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, phân chia thời gian đánh giá giám sát phù hợp.

Tổng điểm:

90

Ưu điểm:

Nội dung KH đã xác định được các yêu cầu cần đạt, trình bày đúng cấu trúc và các tiêu chí đưa ra có tính khả thi.

Những điểm cần hoàn thiện

KH cần nêu đầu đủ và cụ thể hơn các nội dung, phân tích có tính logic hơn và có tính khả thi cao.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn chơi game Tom and Jerry: Chase

Câu 4: Kể tên một số yếu tố thuộc về cá nhân ảnh hưởng đến động lực làm việc.

Tâm lý lo lắng, sợ sệt, thiếu tự tin

Hoàn cảnh gia đình,….

Câu 5: Theo Thầy/Cô, những yếu tố nào thuộc về nhà trường có thể làm giảm động lực làm việc của đội ngũ GV, NV, CBQL?

Môi trường, điều kiện làm việc không tốt

Thiếu minh bạch trong thực hiện các chính sách, đãi ngộ

Thiếu dân chủ, công bằng

Đánh giá không đúng

….

Câu 6: Cho ví dụ minh hoạ về xung đột lợi ích và hướng giải quyết xung đột này.

Ví dụ: Không có sự thống nhất giữa các giáo viên

Giải pháp: Hãy nhờ một người nào đó không thiên vị

Tôi được phân công giảng dạy cùng một giáo viên khác. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng thống nhất về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như cách cho điểm nhưng người học vẫn có những phản hồi khác nhau về chúng tôi. Nhất là khi học sinh tố cáo tôi với giáo viên kia về các vấn đề liên quan đến điểm số. Phải nói rằng lúc đó tôi khá tức giận. Cuối cùng, tôi đã trì hoãn đến phòng bộ môn để được giúp đỡ. Với sự can thiệp của một đồng nghiệp không thiên vị chúng tôi đã bình tĩnh trở lại để đi đến giải pháp hợp lý cho cả hai.

Trong tình huống trên, hiệu trưởng M cần làm gì để cô giáo N nhận ra những hạn chế của mình và có động lực cũng như hành động để thay đổi phát triển năng lực của bản thân?

– Tìm hiểu nội dung, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong buổi sinh hoạt và tìm cách giải toả mâu thuẫn đó

– Phân công thêm người có kinh nghiệm, uy tín và đặc biệt là người gần gũi, thân thiết với cô N

– HT cùng GV được phân công giúp đỡ thường xuyên cùng nhau hỗ trợ cô N chuẩn bị bài và cùng dự giờ góp ý.

– Động viên cô N học thêm về công nghệ thông tin, nhất là mảng liên quan đến soạn giảng

– Động viên, khuyến khích kịp thời những ưu điểm và những thay đổi của cô N đồng thời cũng chỉ ra mặt còn hạn chế cần khắc phục.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 cán bộ quản lý Đáp án 6 câu tự luận Module 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *