Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa môn Toán THCS Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Toán THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa môn Toán THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy của chủ đề Hình có trục đối xứng – Số học 6 và Phương trình bậc nhất 1 ẩn lớp 8.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Toán 6 Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
SỐ HỌC 6
Thời lượng: 01 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Giải quyết vấn đề toán học Xác định được cách gấp một hình để hai nửa chồng khít lên nhau. 1
Tìm được trục đối xứng của một hình 2
Tìm được hình có trục đối xứng 3
NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận tìm ra cách xếp các hình chồng khít lên nhau.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học để nhận biết các hình có trục đối xứng và ứng dụng trong thực tế. Gấp và cắt được những hình có nhiều trục đối xứng như: ngôi sao năm cánh, bông hoa giấy, chữ cái in hoa,…

Ứng dụng trục đối xứng trong thực tế và đời sống.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Bút chì, thước thẳng, kéo, giấy A4.

– Hình các tam giác, tứ giác, hình tròn, chữ cái in hoa cắt sẵn.

– Tranh ảnh những vật thể có trục đối xứng trên thực tế như: Lọ hoa, chén đĩa, viên gạch bông,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Gấp đôi một tờ giấy A4, chấm hai điểm bất kỳ trên đường gấp, vẽ một đường gấp khúc qua hai điểm trên, cắt theo đường gấp khúc vừa vẽ.

– Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Bảng kiểm

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

(3)

Gấp các hình đã chuẩn bị theo một đường thẳng sao cho đường gấp đó chia hình thành hai nửa bằng nhau.

Nhận xét của HS: Đường gấp trên hình sao cho hai nửa bằng nhau gọi là trục đối xứng của hình đó và những hình đó gọi là hình có trục đối xứng.

Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập vẽ trục đối xứng của một hình

(1)

(3)

Bài tập 1: Quan sát hình vẽ sau đây, hãy cho biết đường thẳng d có là trục đối xứng của đoạn thẳng AB hay không?

Bài 1

Bài tập 2: Hình nào dưới đây không có trục đối xứng?

Bài 2

Bài tập 3: Quan sát clip hướng dẫn cắt hình ngôi sao 5 cánh và cắt hình ngôi sao 5 cánh từ một tờ giấy A4. Sau đó vẽ các trục đối xứng của hình ngôi sao trên.

Bài 3

– Dạy học giải quyết vấn đề môn toán

Phương pháp: Vấn đáp, đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(4)

Trò chơi cắt chữ.

Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái (A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G) mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Các nét chữ đều, các đường thẳng không bị gãy khúc, đường cong phải đẹp.

Bài tập về nhà:

– Nếu một sân bóng đá mà hai nửa của nó không đối xứng thì chuyện gì sẽ xảy ra?

– Nếu là một trong hai đội chơi và được phép thay đổi một kích thước bất kì trên sân bóng đá, bạn sẽ chọn thay đổi kích thước nào? Vì sao?

– Hãy kể tên một số môn thể thao mà sân chơi có trục đối xứng?

– Có môn thể thao nào mà sân chơi không yêu cầu tính đối xứng?

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

Tham khảo thêm:   Đơn xin gia hạn thời gian học tập tại nước ngoài Biểu mẫu GD-ĐT

1. Bảng kiểm: Dùng để đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhóm học sinh.

– Yêu cầu học sinh thực hiện.

+ Học sinh gấp giấy theo đúng yêu cầu.

+ Học sinh lấy hai điểm, vẽ đường gấp khúc và cắt.

– Cách thức thực hiện:

+ GV quan sát hoạt động của HS, HS cắt hình theo yêu cầu

+ GV sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả của nhóm

2. Thang đo: Dùng để đo lường mức độ mà học sinh đạt được yêu cầu đặt ra.

– Cách thức xây dựng:

+ Xác định tiêu chí cần đánh giá

+ Lựa chọn hình thức thể hiện thang đánh giá: Bảng mô tả.

+ Xác định mức độ đo phù hợp

IV. Xây dựng chi tiết

1. Bảng kiểm: Dựa vào hình cắt của học sinh.

Yêu cầu Xác nhận
Không
Có sử dụng công cụ vẽ hình
Gấp được giấy theo đúng yêu cầu
Xác định được hai điểm theo yêu cầu
Vẽ được đường gấp khúc nối hai điểm
Cắt được hình theo đường gấp khúc đã vẽ

2. Thang đo

Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái (A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G) mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Kích thước các chữ bằng nhau, các nét chữ đều nhau, đường cong phải đẹp.

Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
– Cắt được 1 chữ có trục đối xứng 3 điểm
– Cắt được từ 2 đến 4 chữ với kích thước bằng nhau có trục đối xứng 5 điểm
– Cắt được từ 5 chữ trở lên với kích thước bằng nhau có trục đối xứng 7 điểm
– Các nét chữ được cắt đều nhau 1 điểm
– Kích thước các chữ bằng nhau 1 điểm
– Các đường cong phải đẹp 1 điểm

Kế hoạch bài dạy minh họa Mô đun 3 môn Toán 8

KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PC, NL CỦA HỌC SINH
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN (LỚP 8)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC VỀ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU, NĂNG LỰC CHUNG VÀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Mục tiêu nhằm đánh giá kết quả học tập môn toán của HS đối chiếu với các yêu cầu cần đạt nêu trong chương trình GDPT môn Toán 2018 (theo TT32-BGD-ĐT,2018), Lớp 8, cụ thể như sau:

TT Đơn vị kiến thức Yêu cầu cần đạt về ND Biểu hiện của thành tố NL Thành tố NL

1

Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn.

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình bậc nhất một ẩn

Giải được phương trình bậc nhất một ẩn dạng đơn giản (hệ số nguyên)

Biết lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

2

Phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Giải được phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc bỏ ngoặc, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…)

Giải được PT đưa được về dạng ax+b=0

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Giải quyết vấn đề toán học

3

Phương trình tích

Giải được PT tích.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình tích

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Giải được PT tích.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

4

Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

5

Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn

Mô hình hóa toán học

Đọc và mô tả thành thạo các dữ kiện dạng bảng.

Nhận biết được các mối quan hệ toán học đơn giản giữa các dữ kiện của bài toán

Giao tiếp toán học

Tham khảo thêm:   Poster phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Mẫu poster phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế

II. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

1. Xác định thời điểm đánh giá

Thời điểm đánh giá là quá trình dạy học chủ đề: Phương trình bậc nhất hai ẩn, học kỳ II, Lớp 8.

2. Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất năng lực và lựa chọn công cụ kiểm tra, đánh giá

TT Mục tiêu của chủ đề Công cụ đánh giá Phương pháp đánh giá
Đơn vị kiến thức Yêu cầu cần đạt về ND Biểu hiện của thành tố NL Thành tố NL

1

Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn.

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình bậc nhất một ẩn

Giải được phương trình bậc nhất một ẩn dạng đơn giản (hệ số nguyên)

Biết lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

2

Phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Giải được phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc bỏ ngoặc, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…)

Giải được PT đưa được về dạng ax+b=0

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

3

Phương trình tích

Giải được PT tích.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình tích

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Giải được PT tích.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

4

Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

5

Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn

Mô hình hóa toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Đọc và mô tả thành thạo các dữ kiện dạng bảng.

Nhận biết được các mối quan hệ toán học đơn giản giữa các dữ kiện của bài toán

Giao tiếp toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 4 Bài 3: Tạo chương trình có phông nền thay đổi Giải Tin học lớp 4 Cánh diều trang 62, 63

III. XÂY DỰNG, THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

3.1. Câu hỏi [Phụ lục 1]

3.2. Bảng kiểm [Phụ lục 2]

3.3. Bài tập [Phụ lục 3]

3.4. Đề kiểm tra [Phụ lục 4]

PHỤ LỤC I

* Câu hỏi vấn đáp:

? Xác định hệ số a, b?

? Nêu cách giải phương trình bậc nhất?

? Áp dụng vào giải các phương trình?

* Thẻ kiểm tra sau tiết học Khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn:

STT NỘI DUNG Đúng Sai
1 Phương trình 3x+5=0 có a = 3; b = 5?
2 Phương trình 3x2+4=0 là phương trình bậc nhất?
3 Phương trình 2x-1=0 có nghiệm frac{1}{2}là?

PHỤ LỤC II

BẢNG KIỂM HỒ SƠ HỌC TẬP

STT NỘI DUNG YÊU CẦU XÁC NHẬN
KHÔNG
1 Vở ghi Có mang vở ghi
Có ghi chép
Ghi chép đầy đủ, đúng nội dung
2 Vở bài tập Làm đầy đủ các bài theo yêu cầu
Làm đầy đủ chính xác tất cả các bài tập
Làm được dưới 50% bài tập
Làm 50% – 100% bài tập
3 Đồ dùng học tập Có đầy đủ
4 Phiếu học tập Dưới 5 điểm
Từ 5 – 6,5 điểm
Từ 6,5 – 8 điểm
Từ 8 – 10 điểm

PHỤ LỤC 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Cho các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn, xác định hệ số a, b tương ứng.

TT Phương trình Không Hệ số
1 2 – x = 0
2 3x – 5 = 0
3 x2 + 3 = 0
4 0x + 0 = 0
5 frac{1}{x}+2=0

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1, 2 làm ý a, b, c

Nhóm 3,4 làm ý d,e,f

a) 2x – 1 = 0 d) 15 – 3x = 0
b) 5x + 3 = 2x – 3 e) 4x – 1 = 2x – 3
c) frac{1}{4}x-1=x+frac{3}{2} f) frac{2}{3}x+1=x-frac{1}{2}

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1,2 làm ý a, b, c

Nhóm 3,4 làm ý d,e,f

a) (x – 2)(2x + 1) = 0 d) (2x + 3)(3 – x) = 0
b) (x + 5)(2x – 4) = 0 e) (2 – x)(3x + 6) = 0
c) x(x – 2) – (x + 2) = 0 f) x(x + 3) – x – 3 = 0

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1,2 làm ý a, b

Nhóm 3,4 làm ý c, d

a) frac{x}{x-1}=frac{x+4}{x+1}

c) frac{x+1}{x-2}=frac{x}{x+2}

b) frac{5x}{2x+2}+1=frac{6}{x+1}

d) frac{1}{x-2}+3=frac{x-3}{2-x}

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30km/h nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 45 phút. Tính độ dài quãng đường AB.

PHỤ LỤC 4

1. Cấu trúc của đề

+ Số lượng: 01 Đề minh họa môn Toán 8.

+ Đề minh họa gồm 01 phần: Tự luận gồm 04 câu (mỗi câu tự luận gồm nhiều câu thành phần).

+ Thời gian làm bài: 45 phút.

2. Tỉ trọng nội dung và các mức độ đánh giá

a) Tổng điểm toàn đề: 10,0 điểm (thể hiện trong ma trận đề).

b) Thang điểm đánh giá 03 mức độ:

+ Mức 1: Nhận biết các nội dung đã học về PT bậc nhất một ẩn.

+ Mức 2: Hiểu được các nội dung đã học về PT bậc nhất một ẩn để giải một số PT bậc nhất đơn giản.

+ Mức 3: Vận dụng những nội dung đã học của chủ đề để giải quyết một số bài toán gắn thực tiễn (toán chuyển động).

3. Ma trận phân bổ câu hỏi và mức độ

Mạch kiến thức Số câu, số điểm, câu số, thành tố năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng

Số và Đại số

Số câu

4

3

2

9

Số điểm

4

3

3

10,0

Câu số/ Hình thức

1.1; 1.2

TL

2.1; 2;2; 3.1

TL

3.2; 4

TL

9

TL

Thành tố NL

TD

TD; GQVĐ

TD; GQVĐ; MHH; GT

Tổng

Số câu

4

3

2

9

Số điểm

4

3

3

10,0

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa môn Toán THCS Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Toán THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *