Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn học Mô đun 3 từ A-Z Trọn bộ hướng dẫn học Lịch sử – Địa lý Module 3.0 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hướng dẫn học Mô đun 3 từ A-Z đầy đủ nhất, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong chương trình tập huấn Mô đun 3 – GDPT 2018. Nhờ đó sẽ đạt kết quả cao trong khóa tập huấn này!

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Hướng dẫn học Mô đun 3 toàn tập – GDPT 2018

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tổng quan (xem lướt qua)

2. Xem video.

3. Cấu trúc tài liệu.

3.1 CÁC XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI VỀ KTĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

3.1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC:

1. Câu hỏi: Trình bày quan điểm của thầy/cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?

Trả lời:

Kiểm tra và việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một số nội dung nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá.

Đánh giá học sinh là quá trình thu thập xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, tư vấn hướng dẫn động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực học sinh.

2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Chọn cặp tương ứng

3.2. QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

Câu hỏi: Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Trả lời:

Quan điểm kiểm tra đánh giá hiện đại có nhiều ưu điểm hơn kiểm tra đánh giá truyền thống đánh giá truyền thống:

1. Đánh giá vì học tập: Đánh giá vì học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa. các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.

Tham khảo thêm:   Tra cứu mã số thuế cá nhân trên điện thoại và máy tính

2. Đánh giá là học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình), trong đó, GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó như là một hoạt động học tập để HS thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS tự điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả đánh giá này có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để HS tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.

3. Đánh giá kết quả học tập (đánh giá tổng kết hay ĐGĐK) là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn GD và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học/cấp học. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.

3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC HỌC SINH:

Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?

Trả lời

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể

Với quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của HS đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học HS.

Tham khảo thêm:   Nghị định 38/2021/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng, đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục của từng môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học tập khác nhau, và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

3.4. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ

Câu hỏi: Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

Trả lời:

– Đảm bảo tính giá trị: phải đo lường chính xác mức độ phát triển năng lực HS (đo lường các kĩ năng thành phần, chỉ số hành vi theo chuẩn đầu ra).

− Đảm bảo độ tin cậy: kết quả đánh giá HS ổn định, chính xác, không bị phụ thuộc vào người đánh giá, những nhiệm vụ ở các lĩnh vực học tập khác nhau. Kết quả đánh giá phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần.

− Đảm bảo tính công bằng: người đánh giá và người được đánh giá đều hiểu chuẩn, tiêu chí, hành vi đánh giá như nhau; công cụ đánh giá không có sự thiên vi cho giới, dân tộc, vùng miền, đối tượng,… cách phân tích, xử lí kết quả chuẩn hóa để không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân.

Tham khảo thêm:   Mẫu số 01/XNTH: Đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt Mẫu xóa nợ thuế

3.5 QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PTNL HS:

Câu hỏi: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

Trả lời:

Các nghiên cứu về đánh giá trên lớp học khẳng định rằng mô hình đánh giá lớp học hiệu quả cần kết hợp giữa đánh giá tổng kết với đánh giá quá trình tạo nên vòng tròn khép kín.

– Mục đích đánh giá phải rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh: Đánh giá phải nhằm mục đích phát triển khả năng học tập của HS chứ không chỉ là khâu cuối cùng của quá trình dạy học/giáo dục, thực hiện mục đích giải trình. Mỗi loại hình đánh giá nhằm những mục đích khác nhau. Mỗi công cụ đánh giá có những mục tiêu cụ thể khác nhau, chỉ phù hợp trong những ngữ cảnh cụ thể. Do vậy GV phải rõ mục đích đánh giá, có khả năng chọn lựa công cụ đánh giá phù hợp với ngữ cảnh.

– Đánh giá phải xác thực và có ý nghĩa: Loại bài tập lựa chọn cho đánh giá phải gần với hiện thực cuộc sống của HS, tương tự như các hoạt động học tập trên lớp mà không gây áp lực. Bài tập phải tạo được hứng thú và khơi gợi các khả năng trí tuệ. GV phải đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp và HS phải có quyền được biết các tiêu chí đánh giá.

  • Phải đa dạng và bài tập đánh giá phải phức hợp: có nhiều cách giải quyết như sử dụng nhiều loại hình, công cụ đánh giá khác nhau, đặc biệt là dạng tự luận ngắn và dạng tự luận mở rộng… để HS phát huy năng lực dựa trên những trải nghiệm cá nhân, phát huy tính sáng tạo. Tiêu chí đánh giá cần bao gồm cả quá trình và sản phẩm học tập. GV cần phối hợp nhiều hình thức đánh giá trong lớp học, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá sự vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực/môn học vào giải quyết những nhiệm vụ thực tế.

>> Tải file để tham khảo đầy đủ hướng dẫn học Mô đun 3 từ A-Z

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn học Mô đun 3 từ A-Z Trọn bộ hướng dẫn học Lịch sử – Địa lý Module 3.0 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *