Bạn đang xem bài viết ✅ Phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thể ôn tập thật tốt, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia. 

Hy vọng với tài liệu trên các bạn học sinh sẽ có thêm kĩ năng để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

1. Ghi nhớ kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy

– Vẽ sơ đồ tư duy theo từng đơn vị kiến thức một cách khoa học, ngắn gọn và sinh động.

– Các tác phẩm văn học khi vẽ sơ đồ tư duy thường được triển khai thành các ý lớn: tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật… Các ý lớn lại tiếp tục được chia thành các ý nhỏ.

Tham khảo thêm:   TOP game trí tuệ hay nhất trên điện thoại

– Có thể kết hợp nhiều kiểu sơ đồ khác nhau, sử dụng kết hợp giữa màu sắc và hình ảnh để khả năng ghi nhớ hiệu quả hơn.

2. Học theo phương “cuốn chiếu”

– Học đến phần nào, gói gọn phần đó.

– Cách học này giúp học sinh nắm chắc kiến thức, tiết kiệm thời gian.

3. Học theo phương pháp “vòng tròn”

– Ôn tập kiến thức theo một vòng tuần hoàn.

– Các kiến thức cần đã học cần được ôn tập lại, đồng thời tiếp thu kiến thức mới.

4. Tìm hiểu thêm những chi tiết về nghệ thuật

Trước hết, cần đọc các tác phẩm để nắm được nội dung và nghệ thuật, tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Sau đó, cần tìm những chi tiết đắt giá có vai trò thúc đẩy cốt truyện, phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.

5. Ghi nhớ dẫn chứng tiêu biểu

– Các bài văn nghị luận xã hội sẽ trở nên sinh động hơn khi có các dẫn chứng. Chính vì vậy việc tìm hiểu trước về các dẫn chứng, ghi nhớ cụ thể và vận dụng linh hoạt để áp dụng vào từng bài.

6. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu

– Phần đọc hiểu tuy không chiếm nhiều biểu điểm, nhưng đây được coi là phần gỡ điểm. Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu là vô cùng cần thiết.

– Cấu trúc một bài đọc hiểu sẽ gồm có: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao. Học sinh cần nắm chắc kiến thức, trình bày đúng trọng tâm và phân phối thời gian hợp lý.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Thượng Cổ Chi Vương

7. Tham khảo và luyện tập nhiều dạng đề

Việc tham khảo và luyện tập các dạng đề khác nhau sẽ tránh bỡ ngỡ khi tiếp cận với một dạng đề mới. Đồng thời, luyện tập các dạng đề khác nhau sẽ giúp rèn luyện thêm kỹ năng, cũng như tích lũy thêm được kiến thức về phần đọc hiểu và nghị luận xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *