Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THCS – Tất cả các môn Giáo án minh họa Mô đun 3 (13 môn) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3 cho 13 môn: Toán, Hóa học, Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Sinh học, Vật lý, Giáo dục thể chất, Tin học, Mĩ thuật, Công nghệ, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Toán Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
SỐ HỌC 6
Thời lượng: 01 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Giải quyết vấn đề toán học Xác định được cách gấp một hình để hai nửa chồng khít lên nhau. 1
Tìm được trục đối xứng của một hình 2
Tìm được hình có trục đối xứng 3
NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận tìm ra cách xếp các hình chồng khít lên nhau.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học để nhận biết các hình có trục đối xứng và ứng dụng trong thực tế. Gấp và cắt được những hình có nhiều trục đối xứng như: ngôi sao năm cánh, bông hoa giấy, chữ cái in hoa,…

Ứng dụng trục đối xứng trong thực tế và đời sống.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Bút chì, thước thẳng, kéo, giấy A4.

– Hình các tam giác, tứ giác, hình tròn, chữ cái in hoa cắt sẵn.

– Tranh ảnh những vật thể có trục đối xứng trên thực tế như: Lọ hoa, chén đĩa, viên gạch bông,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Gấp đôi một tờ giấy A4, chấm hai điểm bất kỳ trên đường gấp, vẽ một đường gấp khúc qua hai điểm trên, cắt theo đường gấp khúc vừa vẽ.

– Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Bảng kiểm

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

(3)

Gấp các hình đã chuẩn bị theo một đường thẳng sao cho đường gấp đó chia hình thành hai nửa bằng nhau.

Nhận xét của HS: Đường gấp trên hình sao cho hai nửa bằng nhau gọi là trục đối xứng của hình đó và những hình đó gọi là hình có trục đối xứng.

Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập vẽ trục đối xứng của một hình

(1)

(3)

Bài tập 1: Quan sát hình vẽ sau đây, hãy cho biết đường thẳng d có là trục đối xứng của đoạn thẳng AB hay không?

Bài 1

Bài tập 2: Hình nào dưới đây không có trục đối xứng?

Bài 2

Bài tập 3: Quan sát clip hướng dẫn cắt hình ngôi sao 5 cánh và cắt hình ngôi sao 5 cánh từ một tờ giấy A4. Sau đó vẽ các trục đối xứng của hình ngôi sao trên.

Bài 3

– Dạy học giải quyết vấn đề môn toán

Phương pháp: Vấn đáp, đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(4)

Trò chơi cắt chữ.

Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái (A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G) mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Các nét chữ đều, các đường thẳng không bị gãy khúc, đường cong phải đẹp.

Bài tập về nhà:

– Nếu một sân bóng đá mà hai nửa của nó không đối xứng thì chuyện gì sẽ xảy ra?

– Nếu là một trong hai đội chơi và được phép thay đổi một kích thước bất kì trên sân bóng đá, bạn sẽ chọn thay đổi kích thước nào? Vì sao?

– Hãy kể tên một số môn thể thao mà sân chơi có trục đối xứng?

– Có môn thể thao nào mà sân chơi không yêu cầu tính đối xứng?

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Bảng kiểm: Dùng để đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhóm học sinh.

– Yêu cầu học sinh thực hiện.

+ Học sinh gấp giấy theo đúng yêu cầu.

+ Học sinh lấy hai điểm, vẽ đường gấp khúc và cắt.

– Cách thức thực hiện:

+ GV quan sát hoạt động của HS, HS cắt hình theo yêu cầu

+ GV sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả của nhóm

2. Thang đo: Dùng để đo lường mức độ mà học sinh đạt được yêu cầu đặt ra.

– Cách thức xây dựng:

+ Xác định tiêu chí cần đánh giá

+ Lựa chọn hình thức thể hiện thang đánh giá: Bảng mô tả.

+ Xác định mức độ đo phù hợp

IV. Xây dựng chi tiết

1. Bảng kiểm: Dựa vào hình cắt của học sinh.

Yêu cầu Xác nhận
Không
Có sử dụng công cụ vẽ hình
Gấp được giấy theo đúng yêu cầu
Xác định được hai điểm theo yêu cầu
Vẽ được đường gấp khúc nối hai điểm
Cắt được hình theo đường gấp khúc đã vẽ

2. Thang đo

Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái (A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G) mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Kích thước các chữ bằng nhau, các nét chữ đều nhau, đường cong phải đẹp.

Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
– Cắt được 1 chữ có trục đối xứng 3 điểm
– Cắt được từ 2 đến 4 chữ với kích thước bằng nhau có trục đối xứng 5 điểm
– Cắt được từ 5 chữ trở lên với kích thước bằng nhau có trục đối xứng 7 điểm
– Các nét chữ được cắt đều nhau 1 điểm
– Kích thước các chữ bằng nhau 1 điểm
– Các đường cong phải đẹp 1 điểm

KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PC, NL CỦA HỌC SINH
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN (LỚP 8)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC VỀ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU, NĂNG LỰC CHUNG VÀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Mục tiêu nhằm đánh giá kết quả học tập môn toán của HS đối chiếu với các yêu cầu cần đạt nêu trong chương trình GDPT môn Toán 2018 (theo TT32-BGD-ĐT,2018), Lớp 8, cụ thể như sau:

TT Đơn vị kiến thức Yêu cầu cần đạt về ND Biểu hiện của thành tố NL Thành tố NL

1

Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn.

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình bậc nhất một ẩn

Giải được phương trình bậc nhất một ẩn dạng đơn giản (hệ số nguyên)

Biết lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

2

Phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Giải được phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc bỏ ngoặc, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…)

Giải được PT đưa được về dạng ax+b=0

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Giải quyết vấn đề toán học

3

Phương trình tích

Giải được PT tích.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình tích

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Giải được PT tích.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

4

Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

5

Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn

Mô hình hóa toán học

Đọc và mô tả thành thạo các dữ kiện dạng bảng.

Nhận biết được các mối quan hệ toán học đơn giản giữa các dữ kiện của bài toán

Giao tiếp toán học

II. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

1. Xác định thời điểm đánh giá

Thời điểm đánh giá là quá trình dạy học chủ đề: Phương trình bậc nhất hai ẩn, học kỳ II, Lớp 8.

2. Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất năng lực và lựa chọn công cụ kiểm tra, đánh giá

TT Mục tiêu của chủ đề Công cụ đánh giá Phương pháp đánh giá
Đơn vị kiến thức Yêu cầu cần đạt về ND Biểu hiện của thành tố NL Thành tố NL

1

Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn.

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình bậc nhất một ẩn

Giải được phương trình bậc nhất một ẩn dạng đơn giản (hệ số nguyên)

Biết lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

2

Phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Giải được phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình đưa được về dạng ax+b=0

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc bỏ ngoặc, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…)

Giải được PT đưa được về dạng ax+b=0

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Tư duy và lập luận toán học

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

3

Phương trình tích

Giải được PT tích.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình tích

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Giải được PT tích.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

4

Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt; khẳng định được kết quả của việc quan sát

Tư duy và lập luận toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Nhận biết được cách tìm nghiệm của một phương trình chứa ẩn ở mẫu.

Vận dụng các quy tắc biến đổi đại số cơ bản (quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân,…); các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

Giải được PT chứa ẩn ở mẫu.

Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

5

Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giải phương trình bậc nhất một ẩn (toán chuyển động, toán kinh tế, Hóa, Lý, Sinh,…)

Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn

Mô hình hóa toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

Đọc và mô tả thành thạo các dữ kiện dạng bảng.

Nhận biết được các mối quan hệ toán học đơn giản giữa các dữ kiện của bài toán

Giao tiếp toán học

Bảng kiểm; Câu hỏi; Bài tập (cá nhân, nhóm); Đề kiểm tra

Hồ sơ học tập

III. XÂY DỰNG, THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

3.1. Câu hỏi [Phụ lục 1]

3.2. Bảng kiểm [Phụ lục 2]

3.3. Bài tập [Phụ lục 3]

3.4. Đề kiểm tra [Phụ lục 4]

PHỤ LỤC I

* Câu hỏi vấn đáp:

? Xác định hệ số a, b?

? Nêu cách giải phương trình bậc nhất?

? Áp dụng vào giải các phương trình?

* Thẻ kiểm tra sau tiết học Khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn:

STT NỘI DUNG Đúng Sai
1 Phương trình 3x+5=0 có a = 3; b = 5?
2 Phương trình 3x2+4=0 là phương trình bậc nhất?
3 Phương trình 2x-1=0 có nghiệm frac{1}{2}là?

PHỤ LỤC II

BẢNG KIỂM HỒ SƠ HỌC TẬP

STT NỘI DUNG YÊU CẦU XÁC NHẬN
KHÔNG
1 Vở ghi Có mang vở ghi
Có ghi chép
Ghi chép đầy đủ, đúng nội dung
2 Vở bài tập Làm đầy đủ các bài theo yêu cầu
Làm đầy đủ chính xác tất cả các bài tập
Làm được dưới 50% bài tập
Làm 50% – 100% bài tập
3 Đồ dùng học tập Có đầy đủ
4 Phiếu học tập Dưới 5 điểm
Từ 5 – 6,5 điểm
Từ 6,5 – 8 điểm
Từ 8 – 10 điểm

PHỤ LỤC 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Cho các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn, xác định hệ số a, b tương ứng.

TT Phương trình Không Hệ số
1 2 – x = 0
2 3x – 5 = 0
3 x2 + 3 = 0
4 0x + 0 = 0
5 frac{1}{x}+2=0

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1, 2 làm ý a, b, c

Nhóm 3,4 làm ý d,e,f

a) 2x – 1 = 0 d) 15 – 3x = 0
b) 5x + 3 = 2x – 3 e) 4x – 1 = 2x – 3
c) frac{1}{4}x-1=x+frac{3}{2} f) frac{2}{3}x+1=x-frac{1}{2}

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1,2 làm ý a, b, c

Nhóm 3,4 làm ý d,e,f

a) (x – 2)(2x + 1) = 0 d) (2x + 3)(3 – x) = 0
b) (x + 5)(2x – 4) = 0 e) (2 – x)(3x + 6) = 0
c) x(x – 2) – (x + 2) = 0 f) x(x + 3) – x – 3 = 0

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Giải các phương trình sau đây

Nhóm 1,2 làm ý a, b

Nhóm 3,4 làm ý c, d

a) frac{x}{x-1}=frac{x+4}{x+1}

c) frac{x+1}{x-2}=frac{x}{x+2}

b) frac{5x}{2x+2}+1=frac{6}{x+1}

d) frac{1}{x-2}+3=frac{x-3}{2-x}

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Nhóm………………………………………………………………….

Thành viên……………………………………………………………..

Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30km/h nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 45 phút. Tính độ dài quãng đường AB.

PHỤ LỤC 4

1. Cấu trúc của đề

+ Số lượng: 01 Đề minh họa môn Toán 8.

+ Đề minh họa gồm 01 phần: Tự luận gồm 04 câu (mỗi câu tự luận gồm nhiều câu thành phần).

+ Thời gian làm bài: 45 phút.

2. Tỉ trọng nội dung và các mức độ đánh giá

a) Tổng điểm toàn đề: 10,0 điểm (thể hiện trong ma trận đề).

b) Thang điểm đánh giá 03 mức độ:

+ Mức 1: Nhận biết các nội dung đã học về PT bậc nhất một ẩn.

+ Mức 2: Hiểu được các nội dung đã học về PT bậc nhất một ẩn để giải một số PT bậc nhất đơn giản.

+ Mức 3: Vận dụng những nội dung đã học của chủ đề để giải quyết một số bài toán gắn thực tiễn (toán chuyển động).

3. Ma trận phân bổ câu hỏi và mức độ

Mạch kiến thức Số câu, số điểm, câu số, thành tố năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng

Số và Đại số

Số câu

4

3

2

9

Số điểm

4

3

3

10,0

Câu số/ Hình thức

1.1; 1.2

TL

2.1; 2;2; 3.1

TL

3.2; 4

TL

9

TL

Thành tố NL

TD

TD; GQVĐ

TD; GQVĐ; MHH; GT

Tổng

Số câu

4

3

2

9

Số điểm

4

3

3

10,0

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hóa học 9 Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOÁ HỌC 9
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:……………………………..

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng

1

Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat.

2

Tìm được các ứng dụng trong thực tế

3

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm

Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

Chăm chỉ

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Các mẫu vật: đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng, đất sét, cát trắng.

– Tranh ảnh: Sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng.

2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ trái đất. Ngành công nghiệp liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là công nghiệp silicat rất gần gũi trong đời sống. Chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành công nghiệp này

– Dạy học khám phá

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

(3)

Silic là chất rắn màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém, là chất bán dẫn.

Tính chất hoá học

– Là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn C, Cl2.

– Tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao

Si + O2 SiO2

SILIC ĐIOXIT (SiO2)

a. Tác dụng với kiềm (ở nhiệt độ cao)

SiO2 + 2NaOHNa2SiO3 +H2O

b. Tác dụng với oxit bazơ

SiO2 + CaO CaSiO3

* SiO2 không tác dụng với nước tạo thành axit.

III . SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT

1. Sản xuất đồ gốm, sứ

a. Nguyên liệu chính

– Đất sét, thạch anh, fenpat

b. Các công đoạn chính

– Nhào đất sét + Thạch anh + fenpat tạo thành khối dẻo tạo hình và sấy khô.

– Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao.

c. Cơ sở sản xuất

– Bát tràng Hà Nội, công ty sứ Hảo Dương, Đồng Nai, Sông Bé.

2. Sản xuất xi măng:

a. Nguyên liệu chính

– Đất sét, đá vôi

b. Các công đoạn chính

– Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước ở dạng bùn.

– Nung hỗn hợp trong lò quay Clanhke rắn.

– Nghiền Clanhke + phụ gia Xi măng.

c. Cơ sở sản xuất

– Nhà máy xi măng Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tiên…

Sản xuất thuỷ tinh

a. Nguyên liệu chính

Cát thạch anh, đá vôi, sô đa

b. Các công đoạn chính

– Trộn cát + đá vôi+ sôđa.

– Nung hỗn hợp trong lò.

– Làm nguội ép thổi thủy tinh thành các đồ vật.

c. Cơ sở sản xuất

Nhà máy sản xuất thuỷ tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh

– Dạy học khám phá

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp, Bảng kiểm

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(3)

GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 95

– Dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp: KT viết

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(4)

GV: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm chuẩn bị bảng phụ máy tính trả lời các câu hỏi ra bảng phụ

Bài tập: Hãy tìm hiểu về chất nào dùng khắc chữ và hình trên vật liệu thủy tinh. Hãy tìm thêm những vật dụng trong gia đình có liên quan đến bài học

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Bài tập

2. Thang đo: Dùng để đo lường mức độ mà học sinh đạt được yêu cầu đặt ra.

3. Xây dựng chi tiết

4. Bài tập 1,2,3,4 SGK/ 95

5. Bảng kiểm

Yêu cầu Xác nhận
Không
Có biết sử dụng công cụ TN không
Có thực hiện được thí nghiệm
Thí nghiệm có thành công không
Vệ sinh sau khi làm TN không
Có nêu ra được hiện tượng sau TN không

6. Thang đo

Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
– Nói đúng được 01 chất 3 điểm
– Nói đúng được từ 02 chất trở lên 5 điểm
– Chỉ ra 01 vật dụng liên quan bài học 5 điểm
– Chỉ ra đúng từ 02 đến 05 vật dụng liên quan bài học 4 điểm
– Chỉ ra đúng 06 vật dụng liên quan bài học trở lên 1 điểm

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Khoa học tự nhiên Mô đun 3

KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHO
CHỦ ĐỀ CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI

I. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHO CHỦ ĐỀ

Kế hoạch đánh giá

II. CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

2.1. Công cụ kiểm tra đánh giá chẩn đoán

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN

  1. Tọa độ là gì? Để xác định được tọa độ của một vật, ta cần xác định những gì?
  2. Thời điểm là gì? Hãy phân biệt thời điểm và thời gian.
  3. Một người đi xe máy từ địa điểm A đến địa điểm B. Em hãy trình bày cách xác định vận tốc trung bình và vận tốc tức thời.
  4. Hàm số bậc nhất có dạng như thế nào? Đồ thị của hàm số bậc nhất có dạng là đường gì?

2.2. Công cụ đánh giá đánh giá quá trình

2.2.1. Công cụ đánh giá hoạt động 1

Hoạt động 1: Xác định công thức, ý nghĩa, đơn vị gia tốc của chuyển động từ thí nghiệm khảo sát vận tốc tức thời

YCCĐ Mục tiêu PP/KTDH Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

– Thực hiện thí nghiệm và lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được
công thức tính gia tốc; nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.

– Thực hiện được thí nghiệm về sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng

– Lập luận rút ra được công thức tính gia tốc;

– Nêu được ý nghĩa của gia tốc

– Nêu được ý nghĩa của đơn vị của gia tốc

– PPDH: PP thực hành thí nghiệm.

– KTDH: Khăn trải bàn; Phòng tranh.

ĐGTX

– Phương pháp quan sát.

– Phương pháp đánh giá qua công cụ.

– Rubrics

.

Rubrics hoạt động 1

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi
Mức 1 Mức 2 Mức 3

1

Vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm.

Vẽ được sơ đồ bố trí thí nghiệm sau khi được gợi ý.

Vẽ được sơ đồ bố trí thí nghiệm nhưng không giải thích được sơ đồ.

Vẽ được sơ đồ bố trí thí nghiệm và giải thích được sơ đồ.

2

Lắp ráp thí nghiệm.

Lắp ráp được chính xác sơ đồ thí nghiệm sau khi có sự giúp đỡ của giáo viên.

Lắp ráp được chính xác sơ đồ thí nghiệm nhưng chưa biết thay đổi, điều chỉnh các thông số.

Lắp ráp được chính xác sơ đồ thí nghiệm, biết thay đổi, điều chỉnh các thông số.

3

Tiến hành đo đạc lấy số liệu.

Tiến hành được các thao tác thí nghiệm, nhưng chưa lấy đủ số liệu, số liệu ngoài mong đợi.

Tiến hành được các thao tác thí nghiệm, lấy được đầy đủ số liệu, tuy nhiên sắp xếp chưa đúng vị trí theo từng thời điểm.

Tiến hành được các thao tác thí nghiệm, lấy được đầy đủ số liệu nhanh, chính xác, sắp xếp đúng vị trí.

4

Xử lí số liệu.

Nêu ý tưởng nhưng chưa tính được tốc độ biến thiên vận tốc trong các khoảng thời gian.

Nêu cách tính nhưng tính sai tốc độ biến thiên vận tốc trong các khoảng thời gian.

Nêu cách tính nhưng tính sai tốc độ biến thiên vận tốc trong các khoảng thời gian.

5

Đưa ra được công thức gia tốc.

Nêu ý tưởng nhưng chưa rút ra được công thức gia tốc.

Rút ra được công thức gia tốc nhưng chưa giải thích được.

Rút ra được công thức gia tốc và giải thích được.

6

Nêu được ý nghĩa gia tốc.

Nêu sai ý nghĩa gia tốc.

Nêu đúng nhưng chưa ngắn gọn, súc tích về ý nghĩa gia tốc.

Nêu đúng và ngắn gọn ý nghĩa gia tốc.

7

Tìm được đơn vị gia tốc.

Nêu được cách tìm nhưng chưa tìm đơn vị gia tốc.

Nêu được cách tìm nhưng tìm sai đơn vị gia tốc.

Nêu được cách tìm và tìm đúng đơn vị gia tốc.

2.2.2. Công cụ đánh giá hoạt động 2

Tham khảo thêm:   TOP trang tải mẫu thuyết trình PowerPoint động miễn phí

Hoạt động 2. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng.

YCCĐ Mục tiêu PP/KTDH Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

– Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong
chuyển động thẳng.

– Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng dựa vào số liệu thu được từ bảng số liệu cho trước.

– PP dạy học giải quyết vấn đề

ĐGTX

– Phương pháp quan sát

– Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

– Rubrics

RUBRICS HOẠT ĐỘNG 2

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi
Mức 1 Mức 2 Mức 3

Nhiệm vụ 1: Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng dựa vào số liệu thu được từ bảng số liệu cho trước.

1

Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng

Vẽ được đồ thị sự phụ thuộc của v – t nhưng gặp tối thiểu 2 trong 4 vấn đề sau: tỉ lệ các trục được chọn chưa cân đối, xác định chưa đúng điểm (v0, t0), đường bao không đi qua được nhiều số liệu, chưa chú ý kéo dài đồ thị về phía các trục và gốc tọa độ.

Vẽ được đồ thị sự phụ thuộc của v – t nhưng gặp 1 trong 4 vấn đề sau: tỉ lệ các trục được chọn chưa cân đối, xác định chưa đúng điểm (v0, t0),, đường bao không đi qua được nhiều số liệu, chưa chú ý kéo dài đồ thị về phía các trục .

Vẽ được đồ thị sự phụ thuộc của v – t dựa trên bảng số liệu đã đo được (các trục cân đối, xác định đúng các điểm, đường bao đi qua tất cả số liệu và có chú ý đến đường kéo dài) .

2

Đánh giá kết quả

Từ đồ thị rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa v và t: v biến thiên theo t (chưa nhận xét được mối quan hệ).

Từ đồ thị rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa v và t:

V biến thiên theo t

Chưa nhận xét về việc đồ thị v = f(t) có đường kéo dài cắt trục đứng tại v0.

Từ đồ thị rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa v và t:

V biến thiên theo t Nhận xét được về việc đồ thị v = f(t) có đường kéo dài cắt trục đứng tại v0.

Nhiệm vụ 2: Thống nhất với các bạn trong nhóm xây dựng nội dung trình bày, thuyết trình về các hoạt động học tập và kết quả đạt được

3

Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng bảng số liệu và đồ thị để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

Tham gia thảo luận tích cực và thống nhất được bản báo cáo của nhóm gồm: bảng số liệu, đồ thị và kết luận.

Nhiệm vụ 3: Khảo sát mối quan hệ giữa vttrong chuyển động thẳng.

4

So sánh hiện tượng vật lí

Nhận xét được đồ thị V – t trong chuyển động thẳng: Không nhận xét được hình dạng của đồ thị.

Nhận xét được đồ thị V – t trong chuyển động thẳng: Có nhận xét được hình dạng của đồ thị nhưng có sai sót.

Nhận xét được đồ thị V – t trong chuyển động thẳng: Không nhận xét được đầy đủ hình dạng của đồ thị.

5

Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.

Đưa ra được giả thuyết: Hình dạng của đồ thị thay đổi khi gia tốc thay đổi. Tuy nhiên có nhiều sai sót

Đưa ra được giả thuyết: Hình d ạng của đồ thị thay đổi khi gia tốc thay đổi .

Không đưa ra được căn cứ hoàn chỉnh.

Đưa ra được giả thuyết: Hình dạng của đồ thị thay đổi khi gia tốc thay đổi.

2.2.3. Công cụ đánh giá hoạt động 3,4

Hoạt động 3: Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong chuyển động thẳng

YCCĐ Mục tiêu PP/KTDH Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

– Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản

– Tính được độ dịch chuyển trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị

– Tính được gia tốc trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị.(dạng đồ thị là đoạn thẳng)

Phương pháp giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật phòng tranh

ĐGTX

– Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

– Rubrics

Hoạt động 4: Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

YCCĐ Mục tiêu PP/KTDH Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

– Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (không được dùng tích phân).

– Rút ra được các công thức quãng đường, vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều (không dùng tích phân).

– PP giải quyết vấn đề

– KT khăn trải bàn

ĐGTX

– Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

– Rubrics

Rubrics hoạt động 3+4

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi
Mức 1 Mức 2 Mức 3

Nhiệm vụ 1: Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển

1

Đọc được số liệu từ đồ thị vận tốc – thời gian

Rút ra được nhận xét sau khi có sự hỗ trợ của GV

Từ bảng số liệu trên trục vận tốc- thời gian đọc ra giá trị cụ thể

Từ bảng số liệu trên trục vận tốc tăng(giảm) theo thời gian đọc ra giá trị cụ thể

2

Sử dụng công thức tính ra độ dịch chuyển

Lập bảng số liệu tương ứng tọa độ- thời gian

Viết được công thức dịch chuyển

Thay số tính ra kết quả và rút ra kết luận.

Nhiệm vụ 2: Tính được gia tốc trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị. (Dạng đồ thị là đoạn thẳng)

Sử dụng công thức tính ra gia tốc

Lập bảng số liệu tương ứng vận tốc- thời gian

Viết được công thức tính gia tốc

Thay số tính ra kết quả và rút ra kết luận về tính chất chuyển động.

Nhiệm vụ 3: Rút ra được các công thức vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều

1

Dựa vào công thức tính gia tốc

Biết được công thức gia tốc nhưng chưa biết biến đổi

Thay t1=t0, t2 = t dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Tìm ra được công thức tính vận tốc

Nhiệm vụ 4: Rút ra được các công thức quãng đường theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều

Dựa vào công thức tính độ dịch chuyển, công thức tính vận tốc

Biết được công thức tính độ dịch chuyển và công thức vận tốc nhưng biết biến đổi

– Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chọn t0 = 0, Dx = s nhưng cũng chưa biết biến đổi

Rút ra được công thức tính quãng đường theo thời gian

RUBRICS 5: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ TRÌNH BÀY/BÁO CÁO CÁC NHÓM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG

Tiêu chí/Mức độ 3 2 1 0

Cấu trúc bài báo cáo/trình bày

– Các thành tố được thiết kế rõ ràng, có cấu trúc, có chiến lược.

– Có đầy đủ các mô tả/hình ảnh minh họa/sơ đồ/minh chứng cho các nội dung.

– Các thành tố được trình bày theo trật tự phù hợp.

– Có mô tả/ hình ảnh/ minh họa/ minh chứng cho một số nội dung.

– Chỉ có một số thành tố quan trọng được trình bày.

– Thiếu nhiều các mô tả, hình ảnh, minh chứng cho các nội dung quan trọng.

– Thiếu các thành tố quan trọng/ các thành tố sắp xếp không phù hợp

– Không có các mô tả, hình ảnh, minh chứng cho các nội dung đưa ra.

Trình bày/báo cáo

– Trình bày cô đọng/ dễ hiểu/ có cấu trúc/ có logic/nêu được trọng tâm của các nội dung

– Thể hiện đa dạng các hình thức trình bày bằng lời nói/ tranh ảnh/thí nghiệm/mô hình/video/âm thanh

– Các thành viên hợp tác chặt chẽ/hiệu quả/đồng bộ trong trình bày báo cáo

– Trình bày dễ hiểu/có logic/ nêu được trọng tâm của báo cáo

– Trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau/có các sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh hoặc thí nghiệm hoặc mô hình minh họa

– Các thành viên có hợp tác/hiệu quả/đồng bộ trong trình bày báo cáo

– Trình bày có thể hiểu được/logic không rõ ràng/có nêu trọng tâm của báo cáo

– Thể hiện được ít hình thức trình bày/có ít minh chứng cho các nội dung trình bày

– Các thành viên có hợp tác nhưng chưa đồng bộ trong trình bày báo cáo

– Trình bày khó hiểu/thiếu logic/không nêu được rõ trọng tâm của báo cáo

– Không thể hiện được nhiều hình thức trình bày/thiếu các minh chứng quan trọng cho nội dung trình bày

– Các thành viên không có hợp tác trong trình bày báo cáo

Thảo luận/trả lời các câu hỏi

– Thảo luận/trả lời các câu hỏi đúng trọng tâm/rõ ràng/dễ hiểu/đầy đủ/ngắn gọn

– Giao tiếp cởi mở/có gợi ý – hỏi lại/thỏa mãn mọi người

– Thảo luận/trả lời đúng trọng tâm/có khả năng hiểu được/còn dài dòng

– Giao tiếp cởi mở/có phản hồi thường xuyên/đáp ứng mọi người

– Thảo luận/trả lời gần với trọng tâm/khó hiểu/dài dòng/còn lơ mơ về nội dung

– Giao tiếp cứng nhắc/chưa làm hài lòng mọi người

– Thảo luận/trả lời lệch hẳn với trọng tâm/mọi người không hiểu/nội dung xa với báo cáo

– Giao tiếp cứng nhắc/gây khó chịu cho mọi người/làm không khí căng thẳng

Phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm theo tiêu chí ở Rubric

(Đánh dấu tích vào mức độ được chọn. Các tiêu chí và các yêu cầu cần đạt cho từng mức độ của các tiêu chí xem trong Rubric đánh giá nhóm)

Nhóm đánh giá (nhóm số):………………………

Nhóm được đánh giá (nhóm số):……………………… Lớp:……………………

Tiêu chí đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 0
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3

(Khoanh tròn vào mức độ được chọn. Các tiêu chí và các yêu cầu cần đạt cho từng mức độ của các tiêu chí xem trong Rubric đánh giá nhóm)

Nhóm đánh giá (nhóm số):

Nhóm trình bày Cấu trúc bàibáo cáo/trình bày Trình bày/báo cáo Thảo luận/trả lời các câu hỏi Tổng điểm
3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0
3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0
3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0

Phiếu giáo viên đánh giá cho các nhómtheo tiêu chí ở Rubric

Nhóm số:……………………… Lớp:…………………………………………………

Tiêu chí đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3

2.2.3. Công cụ đánh giá hoạt động 5

Hoạt động 5: Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

YCCĐ Mục tiêu PP/KTDH Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

– Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

– Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều để giải quyết các bài toán liên quan đến quãng đường, vận tốc và thời gian.

Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề

ĐGTX

– Phương pháp kiểm tra viết.

– Thẻ kiểm tra.

……

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử 7 Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
LỊCH SỬ 7
Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:………………………………………

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử

Trình bày được bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức

1

So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội

2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm

Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

Chăm chỉ

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.

– HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về những việc làm của Lê Lợi để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện

Trực quan, đàm thoại, gợi mở, kĩ thuật KWL

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

Tổ chức bộ máy chính quyền

Dạy học hợp tác,

đàm thoại, gợi mở.

Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

Giáo viên giao bài tập cho HS nhằm hình thành kiến thức về bộ máy nhà nước, quân đội và pháp luật thời Lê Sơ

– Dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(1)

(2)

Tìm đọc và xem một số cuốn sách:

+ Danh tướng Việt nam – Nguyễn Khắc Thuần- NXB GD, 1996

+ Chính sách sử dụng người tài của triều Lê Thánh Tông.

+ Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

– Làm các bài tập trong SBT

Tìm hiểu tiếp tiết 43 về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc.

DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi

2. Bài tập

3. Thang đo

IV. Xây dựng chi tiết

Bài tập

Hoàn thành bảng so sánh sau vào vở:
Nội dung Thời Lý – Trần Thời Lê
Bộ máy nhà nước ở Trung ương
Các đơn vị hành chính ở địa phương
Cách đào tạo, bổ sung quan lại
Pháp luật

Thang đo

Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
– Kể tên được 01 danh tướng đúng 3 điểm
– Kể tên được 02 đến 05 danh tướng đúng 5 điểm
– Trình bày được từ 02 chính sách sử dụng người tài 4 điểm
– Trình bày được nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi 1 điểm

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Sinh học 9 Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 9
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ADN
Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:……………………………..

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực kiến thức sinh học

Học sinh hiểu được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.

1

Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít

2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

– Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

– Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Axit nucleic có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của tế bào, cơ thể; đảm bảo cho khả năng sinh tồn của nòi giống với chức năng mang gen và truyền đạt thông tin di truyền. Axit nucleic gồm 2 loại: ADN (Axit đêoxiribônucleic) và ARN (Axit ribônucleic).

ADN là 1 ptử sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di truyền và sự nhân đôi của NST. Vậy ADN có cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian như thế nào?

– Dạy học khám phá

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

(3)

Cấu tạo hoá học của phân tử AND

Cấu trúc không gian của phân tử AND

– Dạy học khám phá, DH hợp tác nhóm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

(3)

Câu 1: Tên gọi của phân tử ADN là:

A. Axit đêôxiribônuclêic

B. Axit nuclêic

C. Axit ribônuclêic

D. Nuclêôtit

Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

A. C, H, O, Na, S

B. C, H, O, N, P

C. C, H, O, P

D. C, H, N, P, Mg

Câu 3: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:

A. Là một bào quan trong tế bào

B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật

C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

A. Axit ribônuclêic

B. Axit đêôxiribônuclêic

C. Axit amin

D. Nuclêôtit

Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X

B. A, T, G, X

C. A, D, R, T

D. U, R, D, X

Câu 6: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

A. đưa đến sự nhân đôi của NST.

B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.

C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.

D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

Câu 7: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:

A. Menđen

B. Oatxơn và Cric

C. Moocgan

D. Menđen và Moocgan

Câu 8: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải

B. Chiều từ phải qua trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ

D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 9: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:

A. 10 Å và 34 Å

B. 34 Å và 10 Å

C. 3,4 Å và 34 Å

D. 3,4 Å và 10 Å

Câu 10: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :

A. 20 cặp nuclêôtit

B. 20 nuclêôtit

C. 10 nuclêôtit

D. 30 nuclêôtit

– Dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp: KT viết

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(4)

Bài tập 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Câu 1: Trình bày c/tạo hóa học và cấu trúc không gian của p/tử ADN? (MĐ1)

Câu 2: Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? (MĐ2)

Câu 3: Một đoạn mạch ADN có trình tự sắp xếp sau: (MĐ3)

– A-G-T-A-X-X-G-T-X-

Hãy viết mạch bổ sung với mạch trên.

Câu 4. Làm bài tập sau: Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 150; G1 = 300. Trên mạch 2 có A2 = 300; G2 = 600.

Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN. (MĐ4)

Bài tập 2. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ

DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề

Phương pháp: Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS

Công cụ: Bài tập

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Bài tập

2. Câu hỏi

IV. Xây dựng chi tiết

1. Bài tập

2. Câu hỏi

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Vật lý 8 Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY VẬT LÝ 8
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:……………………………..

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực khoa học tự nhiên Hiểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa. 1
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 3
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tác Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

Đối với cả lớp: Ròng rọc, Giá treo, Thước, Quả năng 200g, Lực kế.

2. Học sinh:

– Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 16

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Các trường hợp có công cơ học, chỉ ra lực đã thực hiện công; công thức tính công

– Dạy học khám phá

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

(3)

Định luật về công Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

Công cụ: Bảng kiểm

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(3)

GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.

Bài 2: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Bài 3: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

Cách 1: Kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.

Cách 2: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng. So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Công thực hiện cách 2 lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần.

B. Công thực hiện cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.

C. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.

D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.

Bài 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.

B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.

C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.

D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.

Bài 5: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?

A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.

B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.

C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.

D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.

– Dạy học giải quyết vấn đề, DH theo nhóm

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(4)

Sưu tầm hình ảnh (kể tên) các công việc trong thực tế có sử dụng máy cơ đơn giản, tác dụng của máy cơ đó?

DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Bảng kiểm

2. Thang đo

3. Câu hỏi

IV. Xây dựng chi tiết

1. Bảng kiểm

Yêu cầu Xác nhận
Không
Có biết sử dụng công cụ TN không
Có thực hiện được thí nghiệm
Thí nghiệm có thành công không
Vệ sinh sau khi làm TN không
Có nêu ra được hiện tượng sau TN không

2. Thang đo

Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
– Tìm được 01 công việc đúng 3 điểm
– Tìm được 02 công việc đúng 5 điểm
– Tìm được từ 03 công việc đúng trở lên 7 điểm
– Giải thích được tác dụng của máy cơ đúng 1 điểm
– Giải thích được tác dụng của máy cơ đúng và rành mạch 3 điểm

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất Mô đun 3

XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
TRONG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC: NÉM BÓNG

Bước 1: Xác định mục tiêu của chủ đề dạy học, yêu cầu cần đạt về nội dung, biểu hiện của thành tố năng lực hoạt động Giáo dục thể chất, phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá và thời điểm đánh giá.

TT Yêu cầu cần đạt Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Thời điểm đánh giá
1 Vận động cơ bản:

1.1

– Có kiến thức để lựa chọn môi trường tự nhiên có lợi cho sức khỏe để tập luyện

– Nhận biết được các dinh dưỡng cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Viết hoặc vấn đáp

Câu hỏi

Trong khi học chủ đề

1.2

– Thực hiện cơ bản đúng một số trò chơi và các bài tập: Cách cầm bóng; Ném bóng trúng đích; Đứng vai hướng ném- xoay người ném bóng xa; Đà một bước ném bóng xa; Ném bóng xa (chạy đà tự do)

Viết hoặc vấn đáp

Câu hỏi

Trong khi học chủ đề

2

Năng lực tự học:

– Thực hiện cơ bản đúng các động tác bổ trợ và tư tư thế ra sức cuối cùng ném bóng xa đúng hướng.

– Nhận biết được một số tư thế, động tác sai thường mắc và cách sửa động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện;

– Điều chỉnh được tư thế của động tác, sửa sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện.

Quan sát; Hỏi đáp

Thang đo;

Bảng kiểm

Trong khi học chủ đề

3

Năng lực giao tiếp và hợp tác:

– Biết tổ chức tập luyện theo tổ (nhóm) dưới sự hướng dẫn của giáo viên;

– Biết nhận xét, đánh giá kết quả tham gia tập luyện;

– Vận dụng những hiểu biết để tập luyện hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực.

– Tự giác, tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện.

Quan sát

Thang đo

Rubric

Trong khi học chủ đề

4

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Quan sát

Thang đo

Trong khi học chủ đề

Công cụ đánh giá được thể hiện qua nội dung kiểm tra sau đây:

THỰC HIỆN ĐỘNG TÁCNÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”

Bước 2: Xác định cách xử lý thông tin, bằng chứng thu thập được.

Bằng chứng thu thập được là các bài viết và mức độ hoàn thành kĩ thuật động tác của học sinh. Cụ thể:

– Thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực được thể hiện qua bài làm, và mức độ hoàn thành kĩ thuật động tác của học sinh.

– Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập: đối chiếu bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của HS so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.

– Xử lý thông tin trên các bài viết, và mức độ hoàn thành kĩ thuật động tác của học sinh thông qua phương pháp định lượng với thang đo, bảng kiểm theo ba mức độ:

+ Mức 1: Hoàn thành tốt

+ Mức 2: Hoàn thành.

+ Mức 3: Chưa hoàn thành .

1. BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỘNG TÁC NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH

Bài tập:

– Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau trước vạch xuất phát, tay cầm bóng cùng phía với chân sau, hai tay cầm bóng trước ngực, hai khuỷu tay co ép sát hai bên sườn, mắt nhìn hướng ném.

– Động tác: Khi có hiệu lệnh “Ném”, tay cầm bóng giơ cao ngang tầm mắt, mắt nhìn đích và ném trúng vào đích.

Đánh giá:

Hoàn thành tốt (8 10 điểm) Hoàn thành (5 7 điểm) Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm)

– Thực hiện cơ bản đúng động tác ném bóng trúng đích, biết được sai sót kĩ thuật động tác và cơ bản khắc phục được trong tập luyện.

– Thực hiện được động tác ném bóng trúng đích, biết và sửa được sai sót kĩ thuật động tác trong tập luyện.

– Chưa thực hiện được động tác ném bóng trúng đích.

Lưu ý: Căn cứ vào khả năng và thái độ tập luyện của học sinh để đánh giá mức độ cho phù hợp.

2. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC

2.1. Bài tập: Chạy tiếp sức chuyển vật cự li 15m, lặp lại 2 lần, sau mỗi lần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

2.2. Đánh giá: Thực hiện hết lượng vận động

Chú ý: GV cần điều chỉnh lượng vận động cho HS theo nhóm sức khỏe

3. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN

3.1. Chăm sóc sức khỏe:(Chọn đáp án đúng nhất)

3.1.1. Việc vệ sinh sân tập để làm gì?

A. Để vừa lòng cô giáo

B. Để có hoạt động

C. Cha mẹ vui lòng

D. Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, không ảnh hưởng tới tập luyện

Đáp án: D

3.1.2. Khi vệ sinh sân tập, em và các bạn cần chú ý gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

A. Đội mũ

B. Đeo khẩu trang

C. Mang theo cặp sách

D. Mang theo bình nước Đáp án: B

3.1.3. Sau khi vệ sinh sân tập, em cần làm gì để đảm bảo sức khỏe?

A. Rửa tay bằng xà phòng

B. Thả lỏng toàn thân

C. Tập động tác tay

D. Thả lỏng cho đỡ mỏi

Đáp án: A

3.1.4. Để tập luyện có kết quả tốt, em cần phải chú ý gì?

A. Uống nhiều nước

B. Ăn no

C. Mặc trang phục gọn gàng

D. Phơi nắng trước khi tập

Đáp án: C

3.1.5. Sau khi tập luyện em cần làm gì để giữ gìn dụng cụ và đảm bảo vệ sinh?

A. Để dụng cụ vào nơi qui định và rửa tay sạch sẽ

B. Cùng các bạn vào lớp ngay

C. Chạy một vòng sân

D. Về nhà nghỉ ngơi

Đáp án: A

3.1.6. Giờ học môn Giáo dục thể chất thứ Hai tuần trước, bạn Bắc và bạn Hùng trực nhật được cô giáo khen trước cả lớp và mong các bạn cần học tập.Đến phiên trực nhật, em cùng bạn học tập được bạn Bắc và bạn Hùng điều gì? Em hãy ghi ra phiếu 3 hoạt động mà em cho là cần thiết nhất.

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

3.2. Vận động cơ bản:

Quá trình sinh ra và lớn lên của con người cần có những hoạt động vận động có ý thức và đúng cách thì cơ thể mới phát triển toàn diện. Muốn vậy các em phải có những bài tập giáo dục thể chất phù hợp.

Câu hỏi (Chọn đáp án đúng nhất): Trong giờ học bài thể dục, bạn A tự động chạy ra ngoài để uống nước, thấy vậy bạn B nhắc bạn A cần phải xin phép cô giáo.

3.2.1. Em thấy hành động của bạn quyền thế nào?

A. Nhắc bạn A tôn trọng cô giáo

B. Tôn trọng bạn B

C. Tôn trọng các bạn trong lớp

D. Tôn trọng bản thân mình

Đáp án: A

3.2.2. Nếu bạn B tỏ thái độ khó chịu, em phải làm gì?

A. Mách cô giáo

B. Nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu

C. Tỏ thái độ khó chịu với bạn

D. Phê bình bạn trước lớp

Đáp án: B

3.2.3. Các tư thế vận động cơ bản bao gồm những động tác có liên quan đến:

A. Đứng, đi, Chạy, nhảy

B. Ngồi xuống, đứng lên 30 lần

C. Bò 100 mét

D. Ngồi im lặng

Đáp án: A

3.2.4. Khẩu lệnh sau để thực hiện nội dung nào trong phần Đội hình đội ngũ?

“Thành 3 hàng ngang… tập hợp!”.

Đáp án: Tập hợp hàng ngang

3.2.5. Em hãy thực hiện bài thể dục phát triển chung.

Đáp án:

Hoàn thành tốt (8 10 điểm) Hoàn thành (5 7 điểm) Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm)

Thực hiện cơ bản đúng cả bài, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.

Thực hiện cơ bản đúng nửa bài, biết được lỗi sai

Chưa thực hiện được động tác nào.

3.2.6. Em hãy thực hành bài tập vận động phối hợp cơ thể.
Đáp án:

Hoàn thành tốt (8 10 điểm) Hoàn thành (5 7 điểm) Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm)

Thực hiện cơ bản đúng các động tác trong bài tập phối hợp cơ thể, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được

Thực hiện cơ bản đúng ít nhất một nửa các động tác trong bài tập, biết được lỗi sai

Chưa thực hiện được dưới một nửa động tác trong bài tập.

3.2.7. Khi luyện tập nhóm, em và các bạn sửa lỗi sai thế nào?

A. Quát lên để cho bạn nhận ra

B. Mách cô giáo

C. Nhận xét và cùng nhau sửa lỗi cho bạn

D. Không hợp tác với bạn

Đáp án: C

3.2.8. Em tập động tác giậm chân tại chỗ, hai tay vung tự nhiên 10 – 15 lần lúc giải lao khi học bài để làm gì?

A. Chống mệt mỏi

B. Chống ánh nắng mặt trời

C. Chống ngủ gật

D. Chống đau lưng

Đáp án: A

3.3. Hoạt động thể thao (Thể thao tự chọn):

3.3.1. Tập môn thể thao yêu thích em thấy thế nào?

A. Thích tập luyện

B. Tập cho xong

C. Không hào hứng

D. Không muốn tập

Đáp án: A

3.3.2. Sau khi tập thể dục, có nhiều bạn không rửa tay, hành động đó em thấy thế nào?

Không sao

Không đảm bảo vệ sinh

Để giữ đôi tay cho các bạn

cần được khen trước lớp

Đáp án: B

3.3.3 Hai tay đưa ra trước, bằng vai, bàn tay sấp là động tác gì?

A. Vung tay ra trước

B. Tiến lên phía trước

C. Hai tay nâng hạ trước

D. Hai tay ra trước

Đáp án: D

3.3.4. Con số trong trò chơi nhóm 3, nhóm 7 có liên quan đến môn học nào?

A. Lịch sử

B. Mĩ thuật

C. Âm nhạc

D. Toán

Đáp án: D

3.3.5. Em hãy tập một động tác của môn thể thao mà em thấy thích, sau đó ghi chép lại cách tập theo ý hiểu của mình.

Hoàn thành tốt (8 10 điểm) Hoàn thành (5 7 điểm) Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm)

Thực hiện cơ bản đúng các động tác trong bài tập phối hợp cơ thể, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được

Thực hiện cơ bản đúng ít nhất một nửa các động tác trong bài tập, biết được lỗi sai

Chưa thực hiện được dưới một nửa động tác trong bài tập.

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Tin học Mô đun 3 THCS

Chủ đề E: Mạng máy tính và Internet
Vị trí bài học: tiết 2 trong chủ đề.
Bài 5: Internet

* Yêu cầu cần đạt của chủ đề:

  • Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.
  • Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.
  • Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, cáp nối, Switch, Access Point,…
  • Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và ích lợi chính của Internet.

* Yêu cầu cần đạt của bài:

  • Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và ích lợi chính của Internet.

* Thời lượng: 1 tiết.

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC.

1. Phẩm chất, năng lực.

TT Phẩm chất, năng lực YCCĐ
Năng lực tin học

1

NLd: Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu

thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ tự học.

– Biết Internet là gì?

– Biết một số đặc điểm chính của Internet.

– Biết một số lợi ích chính của Internet.

Năng lực chung

2

Tự học và tự chủ

– Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

– Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

3

Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Biết chủ động đề xuất mục đích hợp

tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

4

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Xác định được và biết tìm hiểu các

thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Phẩm chất chủ yếu

5

Chăm chỉ

– Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

– Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

6

Trách nhiệm

– Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh

hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.

2. Phương pháp, KTPT DH.

– Dạy học hợp tác.

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– Dạy học khám phá.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

– Giáo viên: Bảng, bảng kiểm, phiếu thực hành, phiếu đánh giá tiêu chí.

Học liệu bao gồm: Bộ câu hỏi.

– Học sinh: đã quen với việc học tập theo nhóm.

– Lớp học: sĩ số từ 25 đến 30 học sinh, bàn ghế thuận tiện cho làm việc nhóm.

3. Thiết kế tiến trình dạy học.

Tiến trình dạy học gồm các hoạt động:

Hoạt động Mục tiêu Nội dung DH trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương pháp và công cụ đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động (5p)

1,2,4

– Đặt vấn đề bài học

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– Sử dụng phương pháp: Phương pháp quan sát.

– Sử dụng công cụ: Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá.

Hoạt động 2: Internet (8p)

1,5

– Hướng dẫn HS hiểu Internet là gì?

– Biết có thể làm được những gì khi truy cập Internet.

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– Dạy học hợp tác.

– Sử dụng phương pháp: Phương pháp hỏi đáp, kiểm tra viết.

– Sử dụng công cụ: Bộ câu hỏi dạy học, phiếu thực hành.

Hoạt động 3 : Đặc điểm của Internet (10p)

1,2,5

– Hiểu được những đặc điểm chính của Internet.

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– Sử dụng phương pháp: Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

– Sử dụng công cụ: Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá.

Hoạt động 4 : Một số lợi ích của Internet (10p)

1,3,5,6

– Hiểu được lợi ích của Internet.

– Kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn.

– Sử dụng phương pháp: Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập.

– Sử dụng công cụ: Câu hỏi vấn đáp.

Hoạt động luyện tập (7p)

1

– Củng cố kiến thức về mạng Internet.

– Dạy học thông qua trò chơi.

– Sử dụng phương pháp: Phương pháp hỏi – đáp.

– Sử dụng công cụ: bộ câu hỏi

Hoạt động vận dụng (5p)

1, 2,6

– Nắm được HS đã sử dụng Internet cho việc học tập và giải trí ở mức độ nào.

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– Sử dụng phương pháp: Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

– Sử dụng công cụ: Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Các hoạt động học cụ thể

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

1.1. Mục tiêu.

Đặt vấn đề về việc cần thiết sử dụng Internet trong thực tiễn cuộc sống.

1.2. Nội dung.

Định hướng bài học.

Tìm hiểu tình huống học tập.

1.3 Tổ chức hoạt động.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

− GV cho học sinh tự tìm hiểu tình huống học tập trong vòng 2 phút.

– Gv đặt câu hỏi giải quyết vấn đề và đưa ra bảng kiểm yêu cầu học sinh hoàn thành trong vòng 1 phút.

* Hướng dẫn:

  • Làm việc cá nhân tìm hiểu tình huống.
  • Thời gian thực hiện: 2 phút.
  • Làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi: Những công việc có sử dụng internet?

Những công việc có sử dụng internet Không
Quét nhà
Đọc báo
Xem phim
Nấu cơm
Trò chuyện với bạn bè

Thời gian thực hiện: 1 phút.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV tổng hợp kết quả của cá nhân, đưa ra đáp án
  • GV nhận xét quá trình làm việc của học sinh.
  • GV dẵn dắt về việc sử dụng Internet trong đời sống thực tiễn.
  • Đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện và kết quả trò chơi trên phiếu giao nhiệm vụ.

Hoạt động 2: Internet (8 p)

2.1. Mục tiêu

  • Hướng dẫn HS hiểu Internet là gì?
  • Biết có thể làm được những gì khi truy cập Internet.

2.2 Nội dung.

  • Khám phá tìm hiểu kiến thức về Internet.
  • Trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

2.3 Tổ chức hoạt động.

Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS
Tìm hiểu Internet. Bước 1: Nhận biết vấn đề
GV: Dựa vào phần mở đầu dẫn dắt vào nội dung gợi mở. HS: Chú ý lắng nghe
Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong sgk. HS: Tìm hiểu thông tin.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch

GV: Đưa ra câu hỏi ?Internet là gì?

GV: Chốt lại kiến thức.

GV: Đưa ra nội dung bài tập, yêu cầu học sinh thảo luận hoàn thành trên phiếu.

GV: Đưa ra đáp án.

GV: Nhận xét kết quả.

HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi.

HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung bài tập trên phiếu.

HS: quan sát, so sánh.

? Em hãy thay các số trong mỗi câu bằng một từ hoặc cụm từ thích hợp.

Chia sẻ

Liên kết

Thông tin

Dịch vụ

Mạng

a) Internet là mạng …(1)… các …(2)… máy tính trên khắp thế giới.

b) Người sử dụng truy cập Internet để tìm kiếm, …(3)… lưu trữ và trao đổi …(4)…

c) Có nhiều …(5)… thông tin khác nhau trên Internet.

Bước 4: Kết luận
GV: Chốt lại kiến thức. HS: Ghi nhận kiến thức.

Hoạt động 3: Đặc điểm của Internet (10p)

3.1. Mục tiêu

– Hiểu được các đặc điểm của Internet.

3.2 Nội dung.

– Khám phá tìm hiểu kiến thức về đặc điểm của Internet.

– Trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

3.3 Tổ chức hoạt động.

Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS
Đặc điểm của Internet. Bước 1: Nhận biết vấn đề

GV: Đặt vấn đề ai là chủ của Internet? Những ai có thể tham gia vào Internet?

GV: Đưa ra câu hỏi ?Internet có những đặc điểm gì?

HS: Chú ý lắng nghe

Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong sgk để trả lời câu hỏi. HS: Tìm hiểu thông tin.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch

GV: Đưa ra nội dung câu hỏi, yêu cầu nội dung hoàn thành.

GV: Đưa ra đáp án.

GV: Nhận xét kết quả.

HS: suy nghĩ trả lời trên phiếu.

HS: quan sát, so sánh kết quả của cá nhân.

Câu hỏi: Inernet có những đặc điểm chính nào?

A. Tính toàn cầu

o

B. Tính tương tác

o

C. Tính lưu trữ

o

D. Tính dễ tiếp cận

o

E. Tính đa dạng

o

F. Tính không chủ sở hữu

o

Bước 4: Kết luận
GV: Chốt lại kiến thức. HS: Ghi nhận kiến thức.

Hoạt động 4: Một số lợi ích của Internet (10p)

4.1. Mục tiêu

– Biết một số lợi ích của Internet.

4.2 Nội dung.

– Hiểu được lợi ích của Internet.

– Thảo luận, trả lời câu hỏi.

4.3 Tổ chức hoạt động.

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

– GV chia lớp thành các nhóm 6 HS, phát giấy A0, bút lông và hướng dẫn HS

làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn.

– GV nêu tính huống và giao nhiệm vụ:

Câu hỏi: ? Em thường truy cập Internet vào những việc gì?

? Internet có những lợi ích gì?

– Mỗi HS làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô

của mình trong thời gian quy định. Sau đó, các thành viên so sánh câu trả lời của nhau và thảo luận thống nhất và viết kết quả vào phần trung tâm của giấy A0.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm theo dõi và đặt câu hỏi.

– GV tổng kết, đánh giá và rút ra điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn, hợp pháp khi trao đổi thông tin trong môi trường số.

Ghi chú: HS đã hiểu được các khía cạnh pháp luật và đạo đức liên quan trước khi thực hiện hoạt động này.

Hoạt động 5: Luyện tập (7p)

5.1. Mục tiêu

– Củng cố kiến thức về mạng Internet.

5.2 Nội dung.

– GV củng cố kiến thức thông qua trò chơi.

– HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi củng cố kiến thức.

5.3 Tổ chức hoạt động.

Phương pháp dạy học: Dạy học thông qua trò chơi!

Bước 1: GV giới thiệu tên trò chơi: “Đi tìm đáp án”,

Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức về mạng Internet.

Bước 2: GV tổ chức lớp: hoạt động độc lập, phát thẻ phương án cho học sinh và hướng dẫn luật chơi.

Luật chơi: Quan sát, trả lời câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng nhất trong khoảng thời gian 1 phút

Bước 3: HS thực hiện trò chơi.

Bước 4: GV nhận xét, tổng kết. HS tự rút ra kinh nghiệm chơi của cá nhân.

Hoạt động 4: Một số lợi ích của Internet (10p)

4.1. Mục tiêu

– Biết một số lợi ích của Internet.

4.2 Nội dung.

– Hiểu được lợi ích của Internet.

– Thảo luận, trả lời câu hỏi.

4.3 Tổ chức hoạt động.

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

– GV chia lớp thành các nhóm 6 HS, phát giấy A0, bút lông và hướng dẫn HS

làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn.

– GV nêu tính huống và giao nhiệm vụ:

Câu hỏi: ? Em thường truy cập Internet vào những việc gì?

? Internet có những lợi ích gì?

– Mỗi HS làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô

của mình trong thời gian quy định. Sau đó, các thành viên so sánh câu trả lời của nhau và thảo luận thống nhất và viết kết quả vào phần trung tâm của giấy A0.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm theo dõi và đặt câu hỏi.

– GV tổng kết, đánh giá và rút ra điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn, hợp pháp khi trao đổi thông tin trong môi trường số.

Ghi chú: HS đã hiểu được các khía cạnh pháp luật và đạo đức liên quan trước khi thực hiện hoạt động này.

Hoạt động 6: Vận dụng (5p)

5.1. Mục tiêu

– Mở rộng tìm hiểu kiến thức về Internet.

5.2 Nội dung.

– Vận dụng kiến thức đánh giá mức độ của bản thân khi sử dụng Internet.

– HS tham gia hoàn thành phiếu đánh giá tiêu chí..

5.3 Tổ chức hoạt động.

Bước 1: GV giới thiệu câu hỏi đánh giá: ?Em đã sử dụng Internet cho việc học tập và giải trí như thế nào?

Mục đích của phiếu đánh giá: khảo sát, đánh giá mức độ của cá nhân đối với Internet.

Bước 2: GV tổ chức lớp: hoạt động độc lập, phát phiếu đánh giá tiêu chí cho học sinh và hướng dẫn HS hoàn thành phiếu đánh giá tiêu chí.

Phiếu đánh giá tiêu chí:

Tiêu chí Chưa bao giờ Có nhưng ít Thường xuyên
Tìm hiểu thông tin trên Internet trong học tập của bản thân.
Tham gia lớp học trên Internet
Đọc báo
Nghe nhạc
Xem phim
Chơi game

Bước 3: HS thực hiện.

Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.

5. Đánh giá quá trình.

– Kiến thức, kĩ năng: Tìm hiểu về Internet.

– Chỉ báo hành vi: Chọn được mức độ hoàn thành và kết hợp cho điểm đánh giá.

– Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá qua sản phẩm của học sinh

– Công cụ đánh giá: Câu hỏi đánh giá và bảng kiểm.

– Mô tả công cụ:

* Bảng kiểm kết hợp với tự đánh giá (ICT): TÌM HIỂU VỀ INTERNET

TT Nội dung Xác nhận Điểm
1 Hiểu được khái niệm Internet là gì? o
2 Biết được có thể làm được những việc gì nhờ Internet o
3 Hiểu được các được điểm của Internet o
4 Biết được những lợi ích của Internet o
5 Biết được mức độ sử dụng Internet của bản thân o

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật mô đun 3 THCS

TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG
(Nội dung mĩ thuật ứng dụng lớp 9)

Thời lượng: 2 tiết

BƯỚC 1: PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Yêu cần cần đạt Góp phần bồi dưỡng phẩm chất và phát trin năng lực Nội dung chính
Phẩm chất Năng lực Mĩ thuật Năng lực chung

Trình bày được đặc điểm của thời trang. Xác định được các yếu tố phù hợp để tạo nên sản phẩm

Chăm chỉ

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

– Tự chủ và tự học.

– Giao tiếp và hợp tác

Quan sát các loại trang phục khác nhau (theo mùa, lứa tuổi, giới tính, ngành nghề…)

Lựa chọn được các loại chất liệu phù hợp để thiết kế thời trang. Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình để thiết kế được sản phẩm của cá nhân và nhóm ứng dụng phù hợp vào cuộc sống

Chăm chỉ, trách nhiệm

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

– Tự chủ và tự học

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo

– Cách tạo dáng và trang trí thời trang từ các chất liệu khác nhau

– Thực hành sáng tạo thời trang theo ý thích

Trưng bày và giới thiệu sản phẩm của cá nhân, nhóm. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.

Chăm chỉ

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

Giao tiếp

Viết thông tin giới thiệu sản phẩm và trưng bày sản phẩm mĩ thuật

– Nhận xét, đánh giá sản phẩm

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

Yêu cầu cần đạt Phương pháp dạy học Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Thời điểm đánh giá Góp phần bồi dưỡng phâm chất và phát triển năng lực

Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Trình bày được đặc điểm của thời trang. Xác định được các yếu tố phù hợp để tạo nên sản phẩm

Trực quan, vấn đáp, làm việc nhóm

Quan sát, vấn đáp

Bảng kiểm

Câu hỏi

Trong hoạt động 1

– Chăm chỉ, NL quan sát và nhận thức thẩm mĩ

– NL tự học, tự chủ.

– NL giao tiếp và hợp tác

Hoạt động 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Lựa chọn được các loại chất liệu phù hợp để thiết kế thời trang. Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình để thiết kế được sản phẩm 2D hoặc 3D của cá nhân và nhóm ứng dụng phù hợp vào cuộc sống

Vấn đáp, trực quan, thực hành-luyện tập

Vấn đáp, quan sát sản phẩm học tập

Câu hỏi

Bảng kiểm

Trong hoạt động khi thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật

– Chăm chỉ, NL sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

– NL tự học, tự chủ

– NL giao tiếp và hợp tác

Hoạt động 3: Phân tích và đánh giá thẩm

Trưng bày và giới thiệu sản phẩm của cá nhân, nhóm. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở

Quan sát, vấn đáp

Câu hỏi, bảng đánh giá theo tiêu chí

( Rubric)

Trong hoạt động nhận xét, đánh giá sản phẩm sau khi kết thực thực hành

– Chăm chỉ, NL phân tích và đánh giá thẩm mĩ

– NL giao tiếp và hợp tác

BƯỚC 3: XÂY DỰNG CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

1. Công cụ đánh giá của hoạt động 1

* Câu hỏi:

– Thời trang là gì?

– Vai trò của thời trang trong cuộc sống? Kể tên các trang phục truyền thống các vùng miền mà em biết?

– Thời trang đẹp cần lưu ý những yếu tố nào?

– Em hãy trình bày đặc điểm, cấu tạo của áo, quần…?

– Thời trang được tạo ra từ những chất liệu gì?

– Em có nhận xét gì về kiểu dáng, màu sắc và cách trang trí của các trang phục đó? Cho VD cụ thể?

* Phiếu 1: Phiếu đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ

Các tiêu chí Không

Nhận nhiệm vụ được GV giao:

Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:

Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm

Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau.

Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:

Mọi thành viên trong nhóm cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.

Các thành viên trong nhóm có sự hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Tôn trọng quyết định chung:

Mọi thành viên trong nhóm đều tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Kết quả làm việc:

Có đủ sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên

Trách nhiệm với kết quả làm việc chung

Mọi thành viên có ý thức chịu trách nhiệm về sản phẩm chung của cả nhóm.

Thang đánh giá

Mức A: Đạt cả 6 tiêu chí

Mức B: Đạt được 5 tiêu chí (Trong đó phải đạt được 2 tiêu chí 2 và 3)

Mức C: Đạt được 4 tiêu chí (trong đó phải đạt được tiêu chí 2 hoặc 3)

Mức D: Đạt 3 tiêu chí trở xuống

Phiếu 2: Phiếu đánh giá trình bày kết quả làm việc nhóm

Tiêu chí Mức độ
A B C D

1. Nội dung trình bày

(60 điểm)

Trình bày được đầy đủ đặc điểm của thời trang, phương pháp sáng tạo sản phẩm, tính ứng dụng của sản phẩm vào cuộc sống, thông tin phong phú, đa dạng (60 điểm)

Trình bày được đầy đủ đặc điểm của thời trang, phương pháp sáng tạo sản phẩm, tính ứng dụng của sản phẩm vào cuộc sống nhưng chưa phong phú, đa dạng (50 điểm)

Trình bày còn thiếu một vài thông tin hoặc chưa phù hợp với nội dung tìm hiểu (40 điểm)

Trình bày còn thiếu nhiều thông tin chưa đúng với yêu cầu của nội dung tìm hiểu (0-20 điểm)

2. Cách trình bày (30 điểm)

Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, sử dụng câu từ phù hợp, dễ hiểu với người nghe, lời nói truyền cảm, hấp dẫn (30 điểm)

Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, song chưa truyền cảm, hấp dẫn (20 điểm)

Trình bày nhiều chỗ chưa ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Cách nói chưa hấp dẫn (15 điểm)

Cách nói không phù hợp, khó hiểu, chưa hấp dẫn người nghe (0-5 điểm)

3. Quản lý thời gian (10 điểm)

Trình bày đảm bảo đúng thời gian qui định (10 điểm)

Trình bày có nhanh/chậm so với thời gian qui định không đáng kê (8 điểm)

Thời gian trình bày nhanh/chậm khá nhiều so với thời gian qui định (6 điểm)

Thời gian trình bày nhanh/chậm quá nhiều so với thời gian qui định (0-2 điểm)

Thang đánh giá xếp loại

Mức A: Từ 81 -100 điểm

Mức B: Từ 71-80 điểm

Mức C: Từ 51-70 điểm

Mức D: Dưới 50 điểm

2. Công cụ đánh giá hoạt động 2:

* Câu hỏi:

– Theo em trước khi thiết kế một mẫu trang phục chúng ta cần chú ý những yếu tố nào?

– Nêu cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với vóc dáng cơ thể, màu da?

– Nêu các bước tạo dáng và trang trí trang phục?

– Em có nhận xét gì khi phối màu sắc trong trang trí thời trang ?

– Theo em cần lưu ý gì khi chọn chất liệu trong trang trí thời trang?

* Phiếu đánh giá

Các tiêu chí Xuất hiện
Chất liệu (mới lạ, tận dụng chất liệu, phế thải…)
Kiểu dáng (độc đáo, phong cách)
Trang trí (phối màu hài hòa, họa tiết sinh động)

3. Công cụ đánh giá hoạt động 3

* Câu hỏi:

– Em hãy chia sẻ, nhận xét bài vẽ của mình với bạn bè về: ý tưởng, kiểu dáng, chất liệu, mục đích sử dụng…?

* Phiếu tiêu chí đánh giá sản phẩm

Tiêu chí Mức độ
A B C D

1. Lựa chọn chất liệu để tạo dáng và trang trí thời trang (40 điểm)

Lựa chọn và phối hợp được chất liệu để tạo được hình dáng và trang trí trang phục sáng tạo, phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng của trang phục. (40 điểm)

Lựa chọn và phối hợp được chất liệu để tạo và trang trí trang phục phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng của trang phục (30 điểm)

Lựa chọn được chất liệu để tạo và trang trí trang phục tương đối phù hợp với mục đích và yêu cầu của trang phục (20 điểm)

Lựa chọn được chất liệu nhưng chưa tạo dáng và trang trí trang phục phù hợp (10 điểm)

2. Tạo dáng và trang trí trang phục (30 điểm)

Lựa chọn được màu sắc, họa tiết, phối hợp với chất liệu để tạo và trang trí sản phẩm đẹp (30 điểm)

Lựa chọn được màu sắc và họa tiết trang trí phù hợp với sản phẩm (20 điểm)

Lựa chọn được màu sắc và họa tiết trang trí tương đối phù hợp với sản phẩm (15 điểm)

Chưa lựa chọn được màu sắc và họa tiết trang trí phù hợp với sản phẩm (5 điểm)

3. Ứng dụng của sản phẩm trong cuộc sống (20 điểm)

Sản phẩm có tính ứng dụng cao, thiết thực với cuộc sống (20 điểm)

Sản phẩm có tính ứng dụng vào thực tiễn (15 điểm)

Sản phẩm có tính ứng dụng vào thực tiễn nhưng còn nhiều hạn chế (10 điểm)

Sản phẩm chưa có tính ứng dụng vào thực tiễn (5 điểm)

4. Trình bày, giới thiệu sản phẩm (10 điểm)

Viết và trình bày đầy đủ thông tin về sản phẩm (10 điểm)

Viết và trình bày thông tin về sản phẩm chưa đầy đủ (8 điểm)

Viết và trình bày còn thiếu nhiều thông tin về sản phẩm (5 điểm)

Chưa viết và trình bày được thông tin về sản phẩm (0 điểm)

Điểm

100

73

50

20

Mức A: Từ 81 đến 100 điểm

Mức B: Từ 71 đến 80 điểm

Mức C: Từ 51 đến 70 điểm

Mức D: Dưới 50 điểm

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ mô đun 3 THCS

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6
CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Thời lượng: 7 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hóa
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

Nhận thức công nghệ

– Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người.

a2.2

– Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản, chế biến thực phẩm.

a2.4

Giao tiếp công nghệ

Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

b2.1

Sử dụng công nghệ

– Lựa chọn và chế biến của món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

c2.2

– Hình thành thói quen ăn uống khoa học, chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh.

c2.3

Đánh giá công nghệ

Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

d2.2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ tự học

Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức kĩ năng đã học về bảo quản, chế biến thực phẩm vào thực tế đời sống.

TCTH.1.6

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Phẩm chất nhân ái

Trân trọng sức khỏe của bản thân và của người khác.

NA.1.1

Phẩm chất trách nhiệm

Có thói quen giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe.

TN.1.1

Phẩm chất chăm chỉ

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hàng ngày.

CC.1.3

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1. Khởi động. Máy chiếu, thang đánh giá. Phiếu học tập số 1.

Hoạt động 2. Phân nhóm thức ăn.

– Các file trình chiếu minh họa về nhóm thức ăn.

– Giấy A0.

– Bút lông, băng keo, kéo.

– Rubric.

– Phiếu học tập số 2.

– Tập ghi chép.

Hoạt động 3. Bảo quản và chế biến thực phẩm.

– Thẻ hình ảnh (mẫu vật, file trình chiếu minh họa).

– Giấy A0.

– Bút lông, băng keo, kéo.

– Bảng kiểm 1.

Tập ghi chép.

Hoạt động 4. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Các file trình chiếu minh họa

– Tổ chức kịch bản sơ cứu.

– Câu hỏi 1; thang đo.

Tập ghi chép.

Hoạt động 5. Bữa ăn khoa học.

– Các file trình chiếu minh họa

– Giấy A0.

– Bút lông, băng keo, kéo

– Câu hỏi 2; bảng kiểm 2.

– Phiếu học tập số 3.

– Tập ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

Mã hóa

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1. Khởi động.

(15 phút)

Trò chơi

GV đánh giá.

– PPĐG: Quan sát.

– Công cụ ĐG: Thang đánh giá

Hoạt động 2. Phân nhóm thức ăn.

(60 phút)

a2.2

I. Phân nhóm thức ăn.

1. Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn

2. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn

– Trực quan, vấn đáp.

– Dạy học hợp tác.

– Kĩ thuật phòng tranh

GV đánh giá.

– PP ĐG: Qua sản phẩm học tập của HS.

– Công cụ ĐG: Rubric

Hoạt động 3. Bảo quản và chế biến thực phẩm.

(90 phút)

a2.4

b2.1

c2.2

TCTH.1.6

II. Bảo quản và chế biến thực phẩm.

1. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản, chế biến thực phẩm.

2. Một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

3. Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

Giao tiếp và hợp tác.

– PP ĐG: Qua sản phẩm học tập của HS.

– Công cụ ĐG: Bảng kiểm 1.

Hoạt động 4. Vệ sinh an toàn TP.

(60 phút)

c2.3

NA.1.1

TN.1.1

CC.1.3

III. Vệ sinh an toàn TP.

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

2. Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

– Khăn trải bàn.

– Thực hành trải nghiệm

GV đánh giá.

– PP ĐG: Hồ sơ học tập của HS.

– Công cụ ĐG:

+ Câu hỏi 1.

+ Thang đo.

Hoạt động 5 Bữa ăn khoa học.

(90 phút)

d2.2

CC.1.3

IV. Bữa ăn khoa học.

1. Tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng.

2. Xây dựng thực đơn.

– Trực quan, vấn đáp.

– Kỹ thuật phòng tranh.

GV đánh giá.

– PP ĐG: Đánh giá đồng đẳng của HS.

– Công cụ ĐG:

+ Câu hỏi 2.

+ Bảng kiểm 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1. Khởi động đoán ý đồng đội (15 phút)

1. Mục tiêu:

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Mỗi nhóm cử 02 HS thực hiện trò chơi đoán ý đồng đội.

– 01 HS ngồi quay lưng về phía màn hình trình chiếu để đoán ý đồng đội. Giải mã 01 từ khóa (30s)

– 01 HS đứng quay lưng về phía máy chiếu để diễn đạt từ khóa cho đồng đội giải mã. (Lưu ý: Khi diễn đạt không được trùng với từ khóa)

– Giải mã từ khóa và giải thích từ khóa vào phiếu học tập số 1. (1 phút)

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu từ khóa trên màn hình Powerpoint (30s/1 từ)

+ Bảo quản thực phẩm

+ Chế biến thực phẩm

+ Ngộ độc thực phẩm

– HS thực hiện giải mã từ khóa và giải thích từ khóa (1 phút)

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đưa ra đáp án đúng

– HS tự kiểm tra kết quả của nhóm

3. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập số 1

4. Phương án đánh giá

GV đánh giá cho từng nhóm thông qua thang đánh giá.

Hoạt động 2. Phân nhóm thức ăn (60 phút)

1. Mục tiêu: Biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người.

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chia lớp thành 6 nhóm, phân chia cụ thể công việc cho từng nhóm

– GV trình chiếu hình ảnh minh họa thực phẩm của các nhóm thức ăn trên màn hình Powerpoint (2 phút)

– Mỗi nhóm hãy làm việc hợp tác và sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hoàn thành trên giấy A0 sơ đồ tư duy về yêu cầu sau: (20 phút)

Thức ăn được phân chia thành mấy nhóm? Mỗi nhóm hãy liệt kê ít nhất là 5 loại thực phẩm minh họa?

– Các em hãy hoàn thành phiếu học tập số 2 trong thời gian 7 phút.

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: Quan sát hình ảnh minh họa trong tài liệu học tập và trên các slide GV

– HS thảo luận nhóm để hoàn thành kĩ thuật phòng tranh về nội dung: phân nhóm thức ăn.

– GV: Đi xuống các nhóm, để quan sát và hỗ trợ HS trong việc hoàn thành kĩ thuật phòng tranh.

– HS trả lời vấn đáp thông qua phiếu học tập số 2.

+ HS khác nhận xét, đánh giá.

+ GV bổ sung, chốt kiến thức.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm HS tự kiểm tra và dán sản phẩm ở góc của nhóm.

– Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, trao đổi.

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung “Phân nhóm thức ăn” vào tập.

3. Sản phẩm học tập

– Sơ đồ tư duy.

– Bài thuyết trình.

– Phiếu học tập số 2.

4. Phương án đánh giá

– HS tự đánh giá.

– GV đánh giá cho từng nhóm thông qua rubric

Hoạt động 3. Bảo quản và chế biến thực phẩm (90 phút)

1. Mục tiêu:

– Vai trò, ý nghĩa của bảo quản, chế biến thực phẩm.

– Trình bày và lựa chọn được các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm học sinh:

+ Quan sát slide và hình ảnh về bảo quản và chế biến thực phẩm

+ Hoàn thành sơ đồ tư duy

– GV trình chiếu hình ảnh minh họa việc bảo quản và chế biến thực phẩm trên màn hình Powerpoint (2 phút)

– Mỗi nhóm hãy hoàn thành sơ đồ tư duy trên giấy A0 (20 phút) về:

+ Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

+ Kể tên những phương pháp bảo quản thực phẩm thường sử dụng ở gia đình?

+ Trong cuộc sống gia đình em thường dùng những phương pháp nào bảo quản thực phẩm? Cho ví dụ?

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: Quan sát hình ảnh minh họa trong tài liệu học tập và trên các slide của GV.

– HS thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ tư duy.

– GV: Đi xuống các nhóm, để quan sát và hỗ trợ HS trong việc hoàn thành sơ đồ tư duy.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm HS tự kiểm tra và dán sản phẩm ở góc của nhóm.

– Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, trao đổi.

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung “Bảo quản và chế biến thực phẩm” vào tập.

3. Sản phẩm học tập

– Sơ đồ tư duy.

– Bài thuyết trình.

4. Phương án đánh giá

– HS tự đánh giá.

– GV đánh giá cho từng nhóm thông qua bảng kiểm 1.

Hoạt động 4. Vệ sinh an toàn thực phẩm (60 phút)

1. Mục tiêu:

Hình thành thói quen ăn uống khoa học, chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh.

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đặt ra những câu hỏi cho HS trả lời về cá nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và biểu hiện của ngộ độc thực phẩm.

– GV phát giấy A0 cho HS thực hiện hoạt động nhóm, mỗi các nhân sẽ đưa ra hướng xử lý của mình và ghi vào 1 phần giấy A0. Nhóm trưởng sẽ thống nhất phương án đúng nhất sau đó ghi vào giữa tờ giấy. Yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày.

– GV Phát phiếu đánh giá cho HS đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm

– GV cho HS xem đoạn video ngắn về cách sơ cứu đơn giản khi bị ngộ độc thực phẩm.

– GV gọi đại diện các nhóm lên thực hiện lại thao tác sơ cứu.

– GV cho HS thảo luận để đưa ra biện pháp phòng tránh ngộc độc thực phẩm

– GV thu phiếu đánh giá và đi đến kết luận

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: trả lời câu hỏi về nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, biểu hiện của ngộ độc thức ăn.

– HS hoạt động nhóm: Thảo luận để thống nhất đáp án vào giấy A0 về phương án xử lý khi bị ngộ độc thức ăn

– GV quan sát tiến trình và hỗ trợ khi cần

– Đại diện các nhóm trình bày phương án đồng thời thực hiện phiếu đánh giá.

– HS làm việc cá nhân: Xem video và quan sát các thao tác sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn

– Đại diện HS lên thực hiện thao tác sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn.

– HS làm việc nhóm để đưa ra biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn và ghi vào bảng hệ thống kiến thức

– HS nộp phiếu đánh giá và lắng nghe kết luận từ GV.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Đại diện 6 nhóm thuyết trình, khi nhóm đại diện thuyết trình thì các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, đánh giá vào bảng Rubris

– Các nhóm chấm điểm chéo nhau (nhóm 1- nhóm 2, nhóm 2 – nhóm 3, nhóm 3 – nhóm 4, nhóm 4 – nhóm 5, nhóm 5 – nhóm 6, nhóm 6 – nhóm 1)

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung: Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn vào tập

3. Sản phẩm học tập

– Bảng hệ thống kiến thức

– Đoạn video thực hành sơ cứu.

4. Phương án đánh giá

– HS đánh giá chéo giữa các nhóm

– GV đánh giá cho từng nhóm.

Hoạt động 5. Bữa ăn khoa học (90 phút)

1. Tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng (45 phút)

1. 1. Mục tiêu:

Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

1. 2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chia lớp thành 6 nhóm, phân chia cụ thể công việc cho từng nhóm

– GV yêu cầu các nhóm quan sát video minh họa về tác hại của việc thừa, thiếu chất dinh dưỡng. (2 phút)

– Mỗi cá nhân tự trả lời các câu hỏi: (3 phút )

+ Nêu tác hại của việc ăn uống thừa chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin?

+ Nêu tác hại của việc ăn uống thiếu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin?

– Sau khi làm việc cá nhân xong, các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ tư duy về tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng. (10 phút )

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: Quan sát video minh họa về tác hại của việc thừa, thiếu chất dinh dưỡng và hoàn thành câu hỏi.

– HS thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ tư duy về về tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng.

– GV: Đi xuống các nhóm, để quan sát và hỗ trợ HS trong việc hoàn thành sơ đồ tư duy.

– HS treo sơ đồ tư duy của nhóm.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

– Các nhóm chấm điểm chéo nhau ( nhóm 1- nhóm 2, nhóm 2 – nhóm 3, nhóm 3 – nhóm 4, nhóm 4 – nhóm 5, nhóm 5 – nhóm 6, nhóm 6 – nhóm 1)

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung “ Tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng” vào tập.

1.3. Sản phẩm học tập

– Sơ đồ tư duy.

– Bài thuyết trình.

1.4. Phương án đánh giá

– HS tự đánh giá.

– GV đánh giá cho từng nhóm.

2. Thực đơn (45 phút)

2. 1. Mục tiêu:

– Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hàng ngày

2. 2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi: Đặc điểm của một bữa ăn hàng ngày trong gia đình là gì?

– Đáp án:

+ Có từ 3 đến 4 món

+ Có món: Canh, mặn, xào ( 01 hoặc 2 món phụ như dưa chua, trộn,…)

+ Phương pháp chế biến đơn giản

+ Thực phẩm thông dụng

– Giáo viên đặt vấn đề: Bữa ăn hằng ngày của các em thường được lựa chọn thực phẩm theo thói quen và sở thích, nhưng có bao giờ em suy nghĩ thói quen và sở thích ăn uống đó có khoa học chưa?

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm treo phiếu học tập số 3

– Các nhóm viết thực đơn hàng ngày vào phiếu học tập số 3

– Các nhóm phân tích bữa ăn ( ghi vào cột thực phẩm sử dụng, chất dinh dưỡng cung cấp của trên phiếu học tập số 3).

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm treo phiếu học tập số 3 về góc làm việc của từng nhóm

– Các nhóm treo tháp 3 tầng lên khu vực trưng bày của nhóm

2.3. Sản phẩm học tập

Bảng báo cáo kết quả làm việc thảo luận nhóm (phiếu học tập số 3)

2.4. Phương án đánh giá

– Các nhóm đối chiếu tháp 4 tầng của nhóm với tháp dinh dưỡng của GV và đưa ra đánh giá cho nhóm và các nhóm khác.

– GV phát bảng đánh giá thực đơn bữa ăn.

+ Màu trắng: Nhóm tự đánh giá thực đơn của nhóm mình.

+ Màu vàng: Đánh giá thực đơn của nhóm khác.

– Phân công nhận xét đánh giá: Nhóm 1 à NHóm 2 à Nhóm 3 à Nhóm 4 à Nhóm 5 à Nhóm 1. ( thời gian 10 phút ).

– Các nhóm di chuyển đến xem sản phẩm của nhóm bạn, nhận xét ưu khuyết điểm. Chấm điểm vào bảng đánh giá thực đơn màu vàng đính tại nhóm đó. Đề xuất cách khắc phục (sửa trực tiếp bằng bút lông đỏ trên Phiếu học tập số 4).

– Các nhóm giải thích vì sao đánh giá như vậy.

– GV nhận xét đánh giá.

– Các nhóm sửa lại thực đơn lần nữa (nếu vẫn chưa hợp lí).

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI

TÊN CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1. Phân nhóm thức ăn: Có 4 nhóm thức ăn:

1.1. Nhóm giàu chất đạm.

1.2. Nhóm giàu chất đường bột.

1.3. Nhóm giàu chất béo.

1.4. Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.

2. Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn:

2.1. Giúp cho người tổ chức bữa ăn chuẩn bị đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng.

2.2. Khi thay đổi món ăn cần chọn đủ 4 nhóm thực phẩm để bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng (đảm bảo đủ lượng, đủ chất).

3. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:

3.1. Mỗi nhóm thức ăn có giá trị dinh dưỡng riêng.

3.2. Cần thường xuyên thay thế thức ăn lẫn nhau trong cùng nhóm để đảm bảo đủ lượng, đủ chất theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

4. Vai trò và ý nghĩa của bảo quản, chế biến thực phẩm

4.1. Đảm bảo giữ thực phẩm được lâu

4.2. Ổn định được chất dinh dưỡng của thực phẩm

5. Một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm

5.1. Các phương pháp chế biến thực phẩm

– Có sử dụng nhiệt: Kho, nấu, luộc, hấp, xào, rán, nướng.

– Không sử dụng nhiệt: Trộn, nộm, muối chua.

5.2. Các phương pháp bảo quản thực phẩm

– Phơi khô: Tôm khô, cá khô,…

– Sấy khô: Trái vải sấy, mít sấy, chuối sấy,…

– Đông lạnh: Cá, thịt, tôm, cánh gà, thit bò đông lạnh

– Đóng hộp: Cá mòi, bò hầm,…

IV. CÁC HỒ SƠ KHÁC:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Từ khóa Giải thích
1.
2.
3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu hỏi Trả lời

Câu 1.

Thức ăn được chia làm mấy nhóm?

………………………….

………………………….

Câu 2.

Hãy xác định giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

Câu 3.

Cho biết ý nghĩa của các nhóm thức ăn đối với sức khỏe con người.

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

…………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Giấy A0)

Thời gian: 10 phút

– Nhiệm vụ của các nhóm là lên 1 thực đơn món ăn buổi tối cho gia đình đảm bảo đủ dinh dưỡng.

– Phân tích rõ mỗi món ăn gồm có những thực phẩm gì và cung cấp chất dinh dưỡng gì?

STT Tên món ăn Thực phẩm sử dụng Chất dinh dưỡng cung cấp
1
2
3
4
5

thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Cộng đồng các dân tộc Việt Nam – Địa lí 9, thời lượng 1 tiết.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch môn Toán, Hóa học, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Lưu ý:Đây là tài liệu rất hay và hữu ích do các thầy cô nhóm Mai Tâm EDU biên soạn, mọi người có thể truy cập kênh Youtube Mai Tâm EDU để xem những video của nhóm tài liệu cập nhật mới nhất.

Kế hoạch bài dạy môn Địa lý mô đun 3 THCS

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
ĐỊA LÍ 9
Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:……………

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc

Nêu được một số đặc điểm về dân tộc

1

Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2

Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta

3

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Nhân ái

Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước

Chăm chỉ

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

– Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.

– Tranh ảnh, clip về các dân tộc

2. Chuẩn bị của HS

– Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

HS quan sát video kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.

Trực quan, đàm thoại, gợi mở, kĩ thuật KWL

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc để trả lời các câu hỏi

Dạy học hợp tác,

đàm thoại, gợi mở.

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

GV phân lớp thành 8 nhóm – HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ

▪N1-N2: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt.

▪N3-N4: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?

▪N5-N6: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên ?

▪N7-N8: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ?

– Dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(1)

(2)

Hãy kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?

– Dạy học giải quyết vấn đề, DH trải nghiệm

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi

2. Thang đo

IV. Xây dựng chi tiết

Thang đo

Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
– Kể tên được từ 01 sản phẩm 3 điểm
– Kể tên được 05 sản phẩm trở lên 5 điểm
– Các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng trong nước 4 điểm
– Các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng trong nước, nước ngoài 5 điểm

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân mô đun 3 THCS

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
GDCD 9
Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:……………………………….

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật

Hiểu được những định hướng cơ bản, những nhiệm vụ quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ CNH- HĐH đất nước

1

Hiểu vị trí, vai trò, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước

2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm

Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

Chăm chỉ

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV:

– Kế hoạch bài học

– Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

– Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

– Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. HS:

– HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Cho HS nghe bài hát ” Khát vọng tuổi trẻ”- Vũ Hoàng

? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Đàm thoại, giải quyết vấn đề

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

1. Tìm hiểu ý nghĩa của CNH- HĐH

2. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH

3. Phương hướng rèn luyện của thanh niên

Dạy học hợp tác,

đàm thoại, DH theo nhóm

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

– Theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?

– Phương hướng rèn luyện của thanh niên

– GV yêu cầu HS về nhà viết(khoảng 10 dòng) nói lên quan điểm, suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh hiện nay

– Dạy học giải quyết vấn đề, DH theo nhóm

Phương pháp: Vấn đáp, đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(4)

(5)

(6)

– Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện của mình trong năm học này. Trao đổi với các bạn trong nhóm

– So sánh trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ chiến tranh và trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước

– Dạy học giải quyết vấn đề, DH KWL

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Thang đánh giá

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi (tự xây dựng câu hỏi có liên quan bài học)

2. Thang đánh giá

IV. Xây dựng chi tiết

Thang đánh giá

Nội dung yêu cầu Mức đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3

Phần xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện

Xây dựng kế hoạch chưa rõ ràng và không cụ thể các mốc thời gian thực hiện

Xây dựng kế hoạch rõ ràng nhưng cụ thể các mốc thời gian thực hiện

Xây dựng kế hoạch rõ ràng và cụ thể các mốc thời gian thực hiện

So sánh trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ chiến tranh và trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước

Chỉ ra được 2 trách nhiệm của thanh niên

Chỉ ra được hơn 2 trách nhiệm của thanh niên

Chỉ ra được hơn 5 trách nhiệm của thanh niên

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Âm nhạc Mô đun 3

>> Tải file để tham khảo môn Âm nhạc!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THCS – Tất cả các môn Giáo án minh họa Mô đun 3 (13 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về vị thế của Thủ đô Hà Nội Địa lí 9 Bài 10 Cánh diều

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *