Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo KHGD Mĩ thuật 2 năm 2021 – 2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, để lên kế hoạch giáo dục dễ dàng hơn. Đây chính là cấu trúc giảng dạy, phân bổ tiết học, phân bổ thời gian kiểm tra toàn bộ năm học môn Mĩ thuật 2.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án Mĩ thuật 2 để soạn giáo án cho học sinh của mình thuận tiện hơn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: MĨ THUẬT LỚP: 2 BỘ SÁCH “Chân trời sáng tạo”

Tổng số bài/ tiết lớp 2 gồm có:

11 bài Mĩ thuật tạo hình, mỗi bài 2 tiết = 22 tiết

6 bài Mĩ thuật ứng dụng, mỗi bài 2 tiết = 12 tiết

1 bài Ôn tập cuối năm học: 1 tiết

Tuần Tiết theo TT Tên bài học Nội dung kiến thức Yêu cầu cần đạt Hình thức, PPDH
HỌC KÌ I
CHỦ ĐỀ I: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

1

1

Bài 1.

Bầu trời và biển

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được màu đậm, màu nhạt trong tranh.

– Pha được màu và gọi tên được các màu đậm, màu nhạt.

– Vẽ được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.

Cá nhân, nhóm

2

2

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh; bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.

3

3

Bài 2:

Những con vật dưới

đại dương

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được nét, chấm, màu, hình trong tranh.

– Nhận ra được vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loài vật dưới đại dương.

– Vẽ và trang trí được một loài vật dưới biển.

Cá nhân, nhóm, cặp

4

4

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Nêu được sự kết hợp hài hoà chấm, nét, hình, màu trong vẽ hình và trang trí. Yêu thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.

5

5

Bài 3:

Đại dương trong

mắt em

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

-Nhận biết được hình, màu đậm, màu nhạt và không gian trong tranh.

– Biết cách tạo bức tranh từ các hình có sẵn.

– Tạo được bức tranh chung về khung cảnh và cuộc sống dưới đại dương.

Cá nhân, nhóm, cặp

6

6

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được nét đẹp phong phú của đại dương; có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; tăng cường tinh thần hợp tác trong học tập.

CHỦ ĐỀ II: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM

7

7

Bài 4:

Phương tiện giao thông

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được chấm, nét, hình, màu và nhịp điệu trong tranh vẽ.

– Chỉ ra được cách kết hợp hình các phương tiện giao thông để vẽ tranh.

– Vẽ được bức tranh có phương tiện giao thông trên đường.

Cá nhân, nhóm, cặp

8

8

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được sự phong phú và sinh động của các phương tiện giao thông trong tranh; có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.

9

9

Bài 5:

Cặp sách xinh xắn

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được nét, màu và hình cơ bản trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra được cách tạo hình và trang trí sản phẩm bằng cách gấp, cắt, dán giấy.

– Tạo hình và trang trí được chiếc cặp sách bằng giấy, bìa màu.

Cá nhân, nhóm

10

10

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp về tạo hình, cách trang trí và tác dụng của cặp sách; có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

11

11

Bài 6:

Cổng trường nhộn nhịp

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được nét, hình và màu cơ bản trong sản phẩm mĩ thuật.

– Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động trong tranh.

– Vẽ được bức tranh về hoạt động của học sinh ở cổng trường.

Cá nhân, nhóm, cặp

12

12

Tiết 2: Phân tích

– Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp và nhịp điệu của nét, hình, màu được thể hiện trong tranh.

CHỦ ĐỀ III: GIA ĐÌNH NHỎ

13

13

Bài 7:

Con mèo tinh nghịch

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được khối tròn, khối trụ, khối tam giác trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra được cách kết hợp khối tròn, khối trụ, khối tam giác để tạo hình con vật.

– Tạo được con mèo từ các hình khối cơ bản.

Cá nhân, nhóm, cặp

14

14

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối trong sản phẩm mĩ thuật và có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình.

15

15

Bài 8:

Chiếc bánh sinh nhật

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được khối tròn, khối dẹt, khối trụ trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra sự lặp lại của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo.

Cá nhân, nhóm, cặp

16

16

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp về hình khối, màu sắc trong sản phẩm.

– Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè.

17

17

Bài 9:

Sinh nhật vui vẻ

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được chấm, nét, hình, màu trong tranh vẽ.

– Chỉ ra được sự kết hợp nét, hình, màu để diễn tả hoạt động trong tranh.

– Vẽ được bức tranh diễn tả buổi sinh nhật vui vẻ.

Cá nhân, nhóm, cặp

18

18

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Nhận ra được sự hài hoà, nhịp điệu trong tranh; cảm nhận được sự đầm ấm của buổi sinh nhật trong bức tranh.

HỌC KÌ II
CHỦ ĐỀ IV: RỪNG CÂY NHIỆT ĐỚI

19

19

Bài 10:

Rừng cây rậm rạp

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được các loại nét, màu và không gian trong sản phẩm mĩ thuật.

– Biết cách sử dụng nét, chấm, màu tạo không gian trong tranh.

– Tạo được bức tranh rừng cây bằng cách xé, dán giấy màu.

Cá nhân, nhóm, cặp

20

20

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Nhận biết vẻ đẹp của thiên nhiên và tác dụng của rừng cây trong cuộc sống.

21

21

Bài 11:

Chú chim nhỏ

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được sự lặp lại của hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.

– Trình bày được ý tưởng và cách sắp xếp hình in tạo sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được hình chim bằng cách in chà xát kết hợp nét, chấm, màu.

Cá nhân, nhóm, cặp

22

22

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình của lá cây trong tự nhiên và trong tạo hình.

23

23

Bài 12:

Tắc kè hoa

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được chấm, nét, hình, màu lặp lại trong hình vẽ.

– Chỉ ra được cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật.

– Vẽ và trang trí được chú tắc kè hoa theo ý thích.

Cá nhân, nhóm, cặp

24

24

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp của chấm, nét, hình, màu trong tranh và thiên nhiên.

25

25

Bài 13:

Chú hổ trong rừng

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được hình lặp lại và đậm, nhạt của màu trong sản phẩm mĩ thuật.

– Nêu được cách kết hợp các hình cắt dán giấy màu để tạo hình con vật.

– Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu.

Cá nhân, nhóm, cặp

26

26

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp của nét, màu và hình dáng của con hổ, có ý thức bảo vệ động vật quý.

27

27

Bài 14:

Khu rừng thân thiện

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được nét, hình, màu và đậm, nhạt trong tranh vẽ.

– Chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu,…để vẽ tranh phong cảnh.

– Vẽ được bức tranh phong cảnh về miền núi.

Cá nhân, nhóm, cặp

28

28

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua cảnh vật và màu sắc trong tranh.

CHỦ ĐỀ V: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ

29

29

Bài 15:

Khuôn mặt ngộ nghĩnh

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được hình và màu trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra cách kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo hình khuôn mặt.

– Tạo được khuôn mặt bằng các vật liệu tìm được.

Cá nhân, nhóm, cặp

30

30

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được trạng thái biểu cảm của khuôn mặt trong sản phẩm; xác định được giá trị của đồ vật đã qua sử dụng.

31

31

Bài 16: Tạo hình

rô – bốt

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được các hình cơ bản trong sản phẩm mĩ thuật.

– Biết cách kết hợp các hình cơ bản để tạo rô-bốt.

– Tạo được rô-bốt bằng cách cắt, ghép giấy, bìa màu.

Cá nhân, nhóm, cặp

32

32

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Chỉ ra cách tạo hình và trang trí rô-bốt; cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình và kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong học tập.

33

33

Bài 17:

Con rối đáng yêu

Tiết 1: Khám phá; Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng; Luyện tập- Sáng tạo

– Nhận biết được hình khối trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra được cách tạo hình con rối từ giấy màu và dây.

– Tạo được hình con rối đơn giản.

Cá nhân, nhóm, cặp

34

34

Tiết 2: Phân tích- Đánh giá; Vận dụng – Phát triển

– Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm; có ý tưởng sử dụng sản phẩm mĩ thuật trong học tập và vui chơi.

35

35

Những bài em đã học

(Ôn tập tổng hợp và đánh giá Học kì II)

– Vẽ được sơ đồ thể hiện các dạng bài học.

– Có ý thức trân trọng, giữ gìn các sản phẩm mĩ thuật trong học tập và đời sống.

Cá nhân, nhóm

Tham khảo thêm:   Địa lí 10 Bài 28: Thương mại tài chính ngân hàng và dịch vụ Soạn Địa 10 trang 91 sách Cánh diều

NGƯỜI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

HIỆU TRƯỞNG PHÊ DUYỆT

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo KHGD Mĩ thuật 2 năm 2021 – 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *