Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 61: Luật bảo vệ môi trường Giải bài tập Sinh 9 trang 185 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sinh 9 Bài 61: Luật bảo vệ môi trường giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về sự cần thiết ban hành luật và một số nội dung chính của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 185.

Giải Sinh 9 Bài 61 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 61: Luật bảo vệ môi trường

I. Sự cần thiết ban hành luật

– Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

– Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

– Nội dung của luật bảo vệ môi trường: gồm 7 chương

Tham khảo thêm:   Công văn 2981/BTC-CST Vướng mắc về địa bàn ưu đãi đối với Khu kinh tế Đông Nam

+ Chương I: Những quy định chung, xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường các tổ chức và cá nhân

+ Chương II: Bao gồm các quy định về phòng chống suy thoái môi trường như: đất, nước, không khí, các nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái, các nguồn gen, đa dạng sinh học, cảnh quan. Chương này cũng quy định cấm nhập các chất thải vào Việt Nam

+ Chương III: Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp

+ Chương IV: Qui định nội dung quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường từ các cơ quan Trung ương, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài nguyên và môi trường từ các cơ quan trung ương, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài nguyên và môi trường, Thanh tra Nhà nước …

+ Chương V: Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường

+ Chương VI: Khen thưởng và xử lí vi phạm luật

+ Chương VII: Điều khoản thi hành luật

II. Một số nội dung chính của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

1. Nội dung chính chương II: phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

– Qui định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Em ôn lại những gì đã học Giải Toán lớp 3 trang 47, 48 sách Cánh diều - Tập 2

– Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

2. Nội dung chương III: khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

– Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

-Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

III. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường

– Mỗi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.

– Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 61 trang 185

Câu 1

Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.

Gợi ý đáp án

Hai nội dung của Luật Bảo vệ môi trường:

– Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:

+ Liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

– Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:

+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghiệp thích hợp.

+ Những tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

Tham khảo thêm:   Nghị định 56/2015/NĐ-CP Quy định đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Câu 2

Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế.Thử đề xuất cách khắc phục.

Gợi ý đáp án

Hành động làm suy thoái môi trường Cách khắc phục
Khai thác rừng bừa bãi. Trồng cây gây rừng, khai thác rừng hợp lí.
Săn bắn động vật hoang dã. Xây dựng các khu rừng quốc gia để bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã, lưu giữ những nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng. Cấm săn bắt động vật hoang dã.
Sử dụng đất không hợp lí. Có quy hoạch sử dụng đất, có kế hoạch cải tạo đất.

Câu 3

Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.

Gợi ý đáp án

Hai nội dung của Luật Bảo vệ môi trường:

– Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:

+ Liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

– Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:

+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghiệp thích hợp.

+ Những tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 61: Luật bảo vệ môi trường Giải bài tập Sinh 9 trang 185 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *