Bạn đang xem bài viết ✅ Ngân hàng câu hỏi tập huấn SGK lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách giáo khoa lớp 6 (11 môn) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngân hàng câu hỏi tập huấn SGK lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 11 môn: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tin học, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh, Công nghệ, Lịch sử – Địa lý, Âm nhạc trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 6 môn Ngữ văn sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chọn câu trả lời đúng (A, B, C hay D). Mỗi Câu chỉ có một câu trả lời đúng.

Câu 1. Ngoài các bài học chính, sách còn có những nội dung nào khác?

A. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

B. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, hướng dẫn ôn tập, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

C. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, hướng dẫn ôn tập, đề tham khảo, bảng tra cứu thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

D. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đề tham khảo, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

Câu 2. Các bài học trong SGK Ngữ văn 6 được thiết kế như thế nào?

A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau.

B. Có 10 bài học, trong đó có 9 bài có cấu trúc giống nhau.

C. Có 10 bài, trong đó mỗi tập có một bài có cấu trúc khác biệt.

D. Có 10 bài học, tùy ngữ liệu chính thuộc thể loại, loại VB nào mà cấu trúc bài thay đổi.

Câu 3: Các VB đọc trong một bài học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Các VB đọc trong một bài học đều thuộc cùng một thể loại hay loại VB.

B. Các VB đọc trong một bài học phân bố đan xen về thể loại hay loại VB.

C. Mỗi bài học có các VB đọc thuộc thể loại hay loại VB chính của bài.

D. Mỗi bài học có những VB đọc thuộc các thể loại hay loại VB đa dạng, linh hoạt.

Câu 4. Ngữ liệu trong Ngữ văn 6 thuộc các thể loại, loại VB nào?

A. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí, kịch), VB nghị luận, VB thông tin

B. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí), VB nghị luận, VB thông tin

C. VB văn học (truyện, thơ, du kí, kịch), VB nghị luận, VB thông tin

D. VB văn học (truyện, thơ, du kí), VB nghị luận, VB thông tin

Câu 5. Mục tiêu CƠ BẢN của hoạt động Khởi động trước khi đọc VB trong các bài học của Ngữ văn 6 là gì?

A. Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng từ bài học cũ để học bài học mới.

B. Giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm đã có vào việc học VB mới.

C. Giúp HS ôn tập bài cũ, kết nối bài học cũ với bài học mới.

D. Giúp HS có hứng thú để khám phá VB mới.

Câu 6. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 6?

A. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau khi đọc.

B. Câu sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.

C. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB.

D. Câu sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.

Câu 7. Mục tiêu phát triển kĩ năng đọc VB truyện được thực hiện chủ yếu ở những bài nào?

A. Bài 1, bài 3, bài 6, bài 7

B. Bài 1, bài 4, bài 6, bài 7

C. Bài 1, bài 3, bài 7, bài 10

D. Bài 1, bài 5, bài 6, bài 7

Câu 8. Trong Ngữ văn 6, việc chú trọng phát triển kĩ năng tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động nào?

A. Thực hành đọc VB thứ 3 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

B. Thực hành đọc VB thứ 4 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

C. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB HS yêu thích.

Câu 9. Trong SGK Ngữ văn 6, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?

A. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; tóm tắt một VB.

B. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện dân gian; viết biên bản; tóm tắt một VB.

C. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyền thuyết; viết biên bản; tóm tắt một VB.

D. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; tóm tắt một VB.

Câu 10. Trong SGK Ngữ văn 6, kĩ năng viết của HS được rèn luyện thông qua những hoạt động nào?

A. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài.

B. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết đoạn văn hoặc VB theo kiểu bài.

C. Viết ngắn trước khi đọc, viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài.

D. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài, viết tóm tắt kết quả trao đổi.

Câu 11. Mục đích chính của việc phân tích bài viết tham khảo là gì?

A. Giúp HS nắm được cách trình bày vấn đề của tác giả để thực hành theo.

B. Giúp HS học cách viết bài văn cho hấp dẫn, có nhiều ý tưởng sáng tạo.

C. Giúp HS khai thác để sử dụng các thông tin, ý tưởng mà tác giả đã dùng trong bài.

D. Giúp HS học cách tác giả triển khai VB đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài.

Câu 12. Việc đưa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt vào sách phải bảo đảm tiêu chí nào?

A. Bảo đảm trang bị cho HS các kiến thức về văn học và tiếng Việt một cách hệ thống.

B. Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức tiếng Việt trên cơ sở lấy kiến thức văn học làm trọng tâm.

C. Bảo đảm phục vụ hiệu quả cho việc phát triển kĩ năng đọc hiểu VB và tạo tiền đề cho việc phát triển các kĩ năng viết, nói và nghe.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 13. Nội dung của hoạt động nói và nghe trong mỗi bài được thiết kế dựa vào nguyên tắc nào?

A. Kết nối với nội dung viết.

B. Dựa vào chủ đề của bài học.

C. Kết nối với nội dung viết hoặc đọc.

D. Linh hoạt theo từng bài học.

Câu 14. Trong hoạt động nói và nghe ở từng bài học, tính tích cực của người nghe được thể hiện như thế nào?

A. Tạo ra bối cảnh giao tiếp sống động cho hoạt động nói đạt hiệu quả cao.

B. Giữ vai trò điều chỉnh hoạt động nói hướng vào trọng tâm vấn đề được đặt ra.

C. Rèn luyện được kĩ năng tập trung sự chú ý để nắm bắt ý kiến của người nói.

D. Tạo môi trường phản hồi tích cực đối với hoạt động nói, xây dựng quan hệ tương tác chặt chẽ giữa người nói và người nghe.

Câu 15. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống khác hoàn toàn với Ngữ văn 6 cũ (theo Chương trình năm 2006).

B. Bài dạy được quay clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy trình được thực hiện trong các bài dạy đó.

C. Với Ngữ văn 6, GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.

D. Ngữ văn 6 đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.

Đáp án tập huấn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Vật lí

Câu 1. Sự tích hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 được thực hiện dựa trên 3 trục cơ bản là:

A. Chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung, các năng lực chung.

B. Phương pháp thực nghiệm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.

C. Nhận thức tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

D. Dạy học tích hợp, giáo dục toàn diện, kết hợp lí thuyết với thực hành.

Câu 2. Mỗi bài học vật lí trong sách giáo khoa KHTN 6 đều có các phần chính sau đây:

A. Yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực, mở bài, khám phá tự nhiên, tổng kết.

B. Đọc hiểu, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

C. Khởi động, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

D. Khởi động, khám phá, vận dung, yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực.

Câu 3. Nội dung nào về lực sau đây có trong chương trình KHTN 6 nhưng không có trong chương trình vật lí THCS?

A. Lực không tiếp xúc, lực ma sát lăn.

B. Lực tiếp xúc, hai lực cân bằng.

C. Lực không tiếp xúc, lực cản vật chuyển động trong nước.

D. Lực tiếp xúc, trọng lực.

Câu 4. Có sự khác biệt giữa chương trình vật lí THCS và chương trình KHTN trong việc trình bày nội dung nào dưới đây liên quan đến năng lượng?

A. Khái niệm năng lượng.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Sự chuyển hóa năng lượng.

D. Năng lượng hao phí.

Câu 5. Hãy cho biết sự khác biệt giữa các chương về vật lí trong KHTN 6 với SGK vật lí THCS hiện hành về:

a) Sự giảm tải kiến thức

b) Cấu trúc của bài học.

c) Hình thức trình bày bài học.

ĐA. a) Có giảm tải so với SGK vật lí. Thể hiện ở chỗ:

– Thời lượng dành cho việc học mỗi nội dung nhiều hơn

– Các nội dung được tinh giản,

– Không yêu cầu định lượng chỉ yêu cầu định tính

– Dừng lại ở hiện tượng chưa đi vào cơ chế,

– Các bài tập không khó.

– Nhiều ví dụ thực tế phù hợp với trình độ HS.

b) Cấu trúc của bài học:

– Ngoài phần “câu hỏi” (?)như SGK vật lí còn có các “hoạt động”(HĐ) theo nhiều hình thức như cá nhân, nhóm, tổ, lớp…

– Phần mở đầu không chỉ là “hình thức vào bài” mà còn là nêu vấn đề với các mục đích rộng hơn như kích thích tò mò của HS; tìm hiểu kiến thức đã có của HS về vấn đề sẽ học, kiểm tra bài cũ v.v…

– Phần tổng kết bài ngoài việc nêu yêu cầu cần đạt về Kiến thức (Em đã học) còn nêu yêu cầu cần đạt về Năng lực (em có thể)

– Không để hệ thống bài tập ở cuối bài cho HS về nhà làm như SGK VL mà để các bài tập vào phần (?) hoặc (HĐ) để HS làm ngay tại lớp.

c) Hình thức trình bày bài học:

– Phân biệt rõ kênh chữ, kênh hình,

– Hình, ảnh nhiều hơn và đẹp hơn.

– Mầu sắc phong phú hơn.

– Kích thước lớn hơn,

Đánh giá: Chỉ cần nêu được 5 trong các ý tương tự như trên là đạt yêu cầu.

Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Sinh học

Câu 1. Dạy theo định hướng phát triển năng lực với người học là trung tâm còn được gọi là “dạy học cá thể hóa”. Mỗi phát biểu dưới đây về dạy theo hướng phát triển năng lực là đúng hay sai?

A. Lớp có bao nhiêu học sinh cần có bấy nhiêu chương trình dạy học riêng cho mỗi học sinh.

B. Giáo viên và học sinh cùng xác định mục tiêu học tập.

C. Học sinh cần hoàn thành kế hoạch học tập đề ra.

D. Học sinh phải chứng minh được mức mục tiêu học tập đạt được.

Câu 2. Mỗi phát biểu dưới đây về “dạy theo định hướng phát triển năng lực” là đúng hay sai?

A. Học sinh có một số quyền lựa chọn về phương pháp học tập và cách chứng minh những gì đạt được từ hoạt động học.

B. Đánh giá năng lực là một quá trình không phải là kết quả kiểm tra – đánh giá có tính tức thời.

C. Năng lực là khả năng cần được bộc lộ và giáo viên không ngừng nỗ lực giúp học sinh tiến bộ theo tiến trình.

D. Năng lực là thứ được xác định rõ ràng nhưng thời gian để các học sinh đạt được có thể khác nhau.

Câu 3. Mỗi phát biểu dưới đây về nguyên lý chất lượng của dạy theo định hướng phát triển năng lực là đúng hay sai?

A. Học sinh được trông đợi sẽ được lên lớp qua mỗi bậc học, chẳng hạn như đỗ đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông.

Tham khảo thêm:   Giải bài tập hóa học bằng phương pháp đồ thị Tài liệu ôn tập môn Hóa học lớp 12

B. Học sinh tiến bộ qua bộc lộ năng lực.

C. Học sinh được nhận sự hỗ trợ của giáo viên đúng lúc và đúng yêu cầu cá nhân.

D. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ có thể bộc lộ, đo được và chuyển giao được, nhờ vậy năng lực người học tăng lên qua quá trình học.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất để phân biệt giữa Lý thuyết và Giả thuyết khoa học?

A. Lý thuyết và giả thuyết đều giống nhau vì cần được chứng minh.

B. Giả thuyết là dự đoán, còn lý thuyết là câu trả lời đúng.

C. Giả thuyết thường tương đối hẹp về phạm vi (tính chuyên sâu cao), còn lý thuyết có năng lực giải thích rộng (tính phổ quát cao).

D. Lý thuyết là sự thật đã được chứng minh, còn giả thuyết là điều ngược với lý thuyết được chứng minh qua thực nghiệm.

Câu tự luận

Hai dạng tìm hiểu Khoa học tự nhiên chính là gì? Nêu đặc trưng khác biệt cốt lõi giữa hai dạng tìm hiểu khoa học này.

Trong thực tiễn khoa học, hai dạng tìm hiểu khoa học nêu ở ý (a) thường tồn tại độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau. Tại sao?

Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Hóa học

Câu 1. Khái niệm “chất” được sử dụng trong KHTN 6 có ý nghĩa là:

A. Chất liệu

B. Đơn chất

C. Hợp chất

D. Hỗn hợp chất

E. A,B,C,D

Câu 2. Điều kiện để sự chuyển thể của chất có thể xảy ra là:

A. Nhiệt độ

B. Áp suất

C. Sự đun nóng

D. Sự làm lạnh

E. A,B,C,D

Câu 3. Một cách đơn giản, có thể phân biệt khái niệm ”vật liệu” và “nguyên liệu” để làm ra một vật dụng như sau:

A. Có sự biến đổi hoá học khi sử dụng nguyên liệu và không có sự biến đổi hoá học khi sử dụng vật liệu.

B. Không có sự biến đổi hoá học khi sử dụng nguyên liệu và có sự biến đổi hoá học khi sử dụng vật liệu.

C. Có sự biến đổi hoá học khi sử dụng cả vật liệu và nguyên liệu.

D. Có sự biến đổi vật lí khi sử dụng cả vật liệu và nguyên liệu.

Câu 4. Các chất có trong lương thực và thực phẩm cung cấp chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể được coi là nguyên liệu, mặt khác các chất có trong lương thực và thực phẩm cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể được coi là nhiên liệu. Như vậy, đường ăn, ngũ cốc, cá, thịt, sữa thuộc loại nào?

A. Đường ăn, ngũ cốc được coi là nhiên liệu; còn cá, thịt, sữa được coi là nguyên liệu.

B. Đường ăn, ngũ cốc được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt, sữa được coi là nhiên liệu.

C. Đường ăn, ngũ cốc, sữa được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt được coi là nhiên liệu.

D. Đường ăn, ngũ cốc, sữa được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt được coi là nhiên liệu.

Câu 5. Sự khác nhau về tính chất được sử dụng làm điều kiện để tách chất được sử dụng trong lọc, lắng, chưng cất và chiết tương ứng là

A. kích thước hạt, nặng hay nhẹ, nhiệt độ sôi và khả năng tan.

B. nặng hay nhẹ, kích thước hạt, nhiệt độ sôi và khả năng tan.

C. khả năng tan, kích thước hạt, nhiệt độ sôi và nặng hay nhẹ.

D. khả năng tan, nhiệt độ sôi, kích thước hạt và nặng hay nhẹ.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 6 môn Toán sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 9. Xây dựng kế hoạch bài học để dạy tốt SGK Toán 6 cần đạt những yêu cầu cơ bản nào?

(1) Làm rõ vị trí của tiết dạy trong chương, bài học (trước đã học gì, sau sẽ học gì); xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.

(2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, hứng thú học tập của HS, đạt hiệu quả, tránh áp đặt, hình thức.

(3) Lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học,… phù hợp và dự kiến phương án sử dụng.

(4) Tất cả các tiết dạy học đều phải tổ chức học nhóm, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 10. Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên không?

A. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên.

B. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa, còn không nhất thiết phải theo đúng sách giáo viên vì sách giáo viên là tài liệu tham khảo.

C. Giáo viên có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong sách giáo khoa và sách giáo viên sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của học sinh.

D. Tất cả các phương pháp trên.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Nội dung môn Tin học trong Chương trình giáo dục 2018 được tóm tắt bằng những cụm từ nào?

A) 3 năng lực; 5 mạch kiến thức;7 chủ đề nội dung.

B) 3 mạch kiến thức; 5 năng lực; 7 chủ đề nội dung.

C) 3 năng lực; 5 chủ đề nội dung; 7 mạch kiến thức.

D) 3 mạch kiến thức; 5 chủ đề nội dung; 7 năng lực.

Câu 2. Thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống” được SGK Tin học lớp 6 thực hiện như thế nào?

A) Lấy thực tiễn cuộc sống làm chất liệu để xây dựng bài học và áp dụng bài học vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

B) Phân tích cho HS thấy được sự cần thiết của việc tích lũy tri thức đổi với việc xây dựng cuộc sống văn minh, thúc đẩy hội nhập quốc tế.

C) Giải thích cho HS về sự cần thiết của tri thức với cuộc sống và những vấn đề cuộc sống đặt ra làm động lực cho việc tìm tòi và tích lũy tri thức.

D) Dẫn chứng cho HS thấy sự đa dạng của các vấn đề xảy ra trong thực tiễn cuộc sống và chúng trở thành động lực cho việc tìm tòi và tích lũy tri thức.

Câu 3. Đặc điểm đổi mới căn bản trong SGK Tin học lớp 6 là gì?

A) Dạy cho HS những kiến thức, kỹ năng Tin học cơ bản tương tự như SGK Tin học trước đây. Không có những thay đổi căn bản.

B) Giới thiệu với HS những công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực Tin học để các em có thể thích nghi với thế giới số đang phát triển rất nhanh chóng.

C) Dạy cho HS cách làm ra những sản phẩm Tin học, hướng các em tới việc lựa chọn những nghề nghiệp tương lại thuộc lĩnh vực Tin học.

D) Sử dụng kiến thức, kỹ năng làm phương tiện để dạy học sinh cách tư duy, qua đó hình thành thái độ văn hóa và năng lực cơ bản trong lĩnh vực Tin học.

Câu 4. Đặc điểm về cấu trúc SGK Tin học 6 là gì?

A) Thiết kế nội dung theo các chương, mục như SGK hiện hành. Một chương gồm nhiều bài học. Mỗi bài học tương ứng với một tiết học.

B) Thiết kế nội dung theo các năng lực học sinh cần đạt được. Mỗi năng lực gồm một số kiến thức, kỹ năng có thể tổ chức trong một tiết học.

C) Thiết kế nội dung theo các chủ đề. Mỗi chủ đề gồm một hoặc nhiều bài học. Mỗi bài học tương ứng với một hoặc hai tiết học.

D) Thiết kế nội dung theo các mạch kiến thức. Mỗi mach kiến thức gồm một hoặc nhiều bài học. Mỗi bài học tương ứng với một tiết học.Câu 5. Mô tả nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của SGK Tin học 6?

A) Tuyến nhân vật xuyên suốt giúp HS tương tác nhiều hơn với sách.

B) Hệ thống bài tập trong sách có lời giải mẫu để HS dễ thực hành, luyện tập.

C) Nội dung bài học được tích hợp với phương pháp dạy học tích cực.

D) Hình ảnh minh hoạ trong sách mang tính sư phạm tích cực.

Câu 6. Mục tiêu của 42 Hoạt động trong SGK Tin học 6 được thể hiện trong 4 mô tả nào dưới đây?

(1) Cho HS được học tập trong môi trường cộng tác.

(2) Cho HS được học tập thông qua việc tạo ra sản phẩm.

(3) Thể hiện sách cũng theo xu hướng dạy học tích cực hiện nay.

(4) Tiếp cận dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS.

(5) Hỗ trợ đánh giá HS qua những yếu tố quan sát và định lượng được.

A) (1) (2) (3) (4)

B) (1) (3) (4) (5)

C) (1) (2) (4) (5)

D) (2) (3) (4) (5)

Câu 7. Lựa chọn nào KHÔNG phải là mục tiêu sử dụng của Hộp kiến thức trong SGK Tin học 6?

A) Để GV yêu cầu HS ghi nhớ bằng cách học thuộc.

B) Giúp HS có được kết luận sau mỗi nội dung học.

C) Giúp HS tra khái niệm, thuật ngữ khi cần thiết.

D) Giúp HS tái hiện nhanh nội dung bài học khi cần.

Câu 8. Mục tiêu của mục Luyện tập trong mỗi bài học là gì?

A) Sử dụng kiến thức học được để giải quyết vấn đề.

B) Thực hiện các tính toán số học minh họa cho bài học.

C) Nhắc lại bài học có hệ thống để kiến thức vững chắc hơn.

D) Làm bài tập nhiều lần cho thành thạo.

Câu 9. Điểm đánh giá thường xuyên nên được thực hiện thế nào?

A) 01 đầu điểm, chủ yếu dựa trên bài kiểm tra.

B) 02 đầu điểm dựa trên nhiều hình thức qua các hoạt động trên lớp.

C) 02 đầu điểm dựa trên bài thực hành trong phòng máy tính.

D) 03 đầu điểm với những hình thức đánh giá khác nhau.

Câu 10. Nên hiểu như thế nào về tiết dạy minh họa một bài trong SGK Tin học lớp 6 được giới thiệu trong khóa tập huấn?

A) Tiết dạy điển hình, được coi như mẫu mực để mọi GV học và làm theo.

B) Tiết dạy tốt với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học tập lý tưởng.

C) Tiết dạy được sử dụng để phân tích và rút kinh nghiệm trong thực tế dạy học.

D) Tiết dạy nhằm hướng dẫn cho GV về phương pháp dạy học tích cực.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI
Lựa chọn phương án trả lời đúng
ĐÁP ÁN

1. Đặc điểm, cấu trúc cuốn sách, bài học, hoạt động giáo dục đặc trưng trong cuốn SGK môn GDCD 6

1. Đặc điểm cơ bản nhất của SGK GDCD 6 là gì?

a. Thiết kế theo định hướng tiếp cận nội dung

b. Thiết kế theo định hướng phát triển năng lực

c. Hình thức đẹp

d. Có tính phân hóa cao

B

2. Mỗi bài học trong SGK GDCD 6 có các hoạt động cơ bản gì?

a. Khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng

b. Mở đầu, luyện tập, vận dụng, mở rộng

c. Tìm hiểu, thực hành, vận dụng, thông điệp

d. Khởi động, khám phá, luyện tập, mở rộng.

A

3. Hoạt động Khám phá trong SGK GDCD 6 nhằm mục đích gì?

a. Ôn lại tri thức cũ

b. Chiếm lĩnh tri thức mới

c. Thực hành những điều đã học

d. Liên hệ thực tiễn

B

4. Hoạt động Luyện tập trong SGK GDCD nhằm mục đích gì?

a. Ôn luyện tri thức

b. Rèn kĩ năng

c. Tìm hiểu nội dung bài học

d. a & b

D

5. Hoạt động Vận dụng trong SGK GDCD 6 nhằm mục đích gì?

a. Áp dụng những điều đã học vào không gian mới, tình huống mới.

b. Nhận xét, đánh giá hành vi của người khác

c. Bày tỏ thái độ

e. Ghi nhớ những điều đã học

A

6. Điều quan trọng nhất để dạy tốt dạng bài GD kĩ năng sống là gì?

a. Chuẩn bị tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học cho HS thực hành

b. Tăng cường các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

c. Dạy quy trình cụ thể để thực hiện một kĩ năng và cho HS tập theo quy trình đó

d. Tăng cường các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

C

2. Phân tích bài dạy minh hoạ

7. Kết quả quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là gì?

a. Giáo dục được hành vi và thói quen đạo đức cho HS

b. Hình thành được nhận thức đúng đắn cho HS

c. Hình thành được niềm tin cho HS

d. Phát triển được năng lực tư duy cho HS

A

8. Phương pháp dạy học nào được sử dụng phổ biến nhất trong dạng bài giáo dục kĩ năng sống?

a. Kể chuyện

b. Đàm thoại

c. Thảo luận nhóm

d. Tập luyện theo mẫu hành vi

D

3. Xây dựng kế hoạch dạy học/phương pháp, đánh giá kết quả học tập. cách thức khai thác thiết bị, học liệu hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy học

9. Phương pháp kiểm tra, đánh giá nào có ý nghĩa nhất trong môn Đạo đức?

a. Kiểm tra đánh giá qua lời nói của HS

b. Kiểm tra, đánh giá qua bài viết của HS

c. Kiểm tra, đánh giá qua quan sát hành động, việc làm của HS

d. Kiểm tra, đánh giá qua nhận xét của cha mẹ HS

C

10. Nên sử dụng thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học GDCD như thế nào?

a. Sử dụng càng nhiều càng tốt

b. Sử dụng đúng lúc đúng chỗ

c. Hạn chế sử dụng

d. Không nên sử dụng vì phức tạp, mất thời gian

B

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1: Lĩnh vực mĩ thuật tạo hình trong sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đề cập đến những thể loại nào?

a. Lí luận và lịch sử mĩ thuật

b. Hội họa

c. Đồ họa (tranh in)

d. Điêu khắc

e. Cả 4 phương án a, b, c, d

Câu 2: Phần lịch sử mĩ thuật trong sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đề cập đến thời kì nào?

a. Tiền sử

b. Cổ đại

c. Trung đại

d. Tiền sử và cổ đại

Câu 3: Mỗi bài trong sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn dạy trong mấy tiết?

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

Câu 4: Lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng trong sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đề cập đến những thể loại nào?

a. Thiết kế công nghiệp

b. Thiết kế đồ họa

c. Thiết kế thời trang

d. 3 phương án a, b, c

Câu 5: Nội dung lịch sử mĩ thuật ở bài nào trong sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống?

a. Bài 4, 5

b. Bài 6, 7

c. Bài 1, 8

d. Bài 4, 8

Câu 6: Điểm mới trong thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ở sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là gì?

a. dạng bài 2D

b. dạng bài 3D

c. Phương án a và b

Câu 7: Kĩ thuật thực hành in tranh in độc bản xuất hiện ở bài nào trong sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống?

a. 3

b. 2

c. 10

d. 14

Câu 8: Phương pháp dạy học sách Mĩ thuật 6 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống như thế nào?

Tham khảo thêm:   Thông tư số 57/2010/TT-BNNPTNT Ban hành định mức nhập, xuất, bảo quản giống lúa, giống ngô Dự trữ Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

a. Phương pháp dạy học theo phân môn

b. Phương pháp dạy học theo chủ đề

c. Phương pháp dạy học tích hợp

d. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

Câu 9: Đánh giá môn Mĩ thuật từ năm học 2021 – 2022 theo Thông tư nào?

a. Thông tư 26

b. Thông tư 58

c. Thông tư 30

d. Thông tư 26, 58

Câu 10: Đánh giá môn Mĩ thuật theo những mức độ nào?

a. Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu

b. Tốt – Khá – Trung bình – Yếu

c. Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém

d. Hoàn thành tốt – Hoàn thành – Chưa hoàn thành

Đáp án tập huấn Giáo dục thể chất 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Chương trình môn học GDTC giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất với những thành phần nào?

a) Năng lực chăm sóc sức khoẻ.

b) Năng lực vận động cơ bản.

c) Năng lực hoạt động TDTT.

d) Cả ba năng lực trên

Câu 2. Điểm mới về quyền của GV và nhà trường trong tổ chức thực hiện SGK là gì?

a) Chủ động sắp xếp trình tự dạy học các chủ đề phù hợp với điều kiện của nhà trường, điều kiện của vùng, miền.

b) Chủ động sắp xếp lại trình tự và thời lượng thực hiện các bài trong một chủ đề (nếu thấy cần thiết để phù hợp với năng lực tiếp thu, trình độ thể lực của số đông học sinh).

c) Chủ động phân phối nội dung của bài cho các tiết học trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc về phương pháp trong GDTC.

d) Chủ động bổ sung môn thể thao tự chọn (biên soạn nội dung, tiến trình dạy học môn thể thao tự chọn theo qui định của chương trình).

đ) Cả 4 quyền nêu trên.

Câu 3. Để triển khai hoạt động GDTC theo chương trình, GV và nhà trường cần chủ động xây dựng những loại kế hoạch nào?

a. Kế hoạch dạy học môn học

b. Kế hoạch dạy học các chủ đề

c. Kế hoạch dạy học các bài

d. Kế hoạch bài dạy (giáo án tiết học)

đ. Cả 4 loại kế hoạch nêu trên.

Câu 4. Nội dung SGK được cấu trúc gồm bao nhiêu phần và chủ đề?

a) 2 phần, 7 chủ đề?

b) 2 phần, 8 chủ đề?

c) 3 phần, 8 chủ đề?

Câu 5. Nội dung các bài của SGK được trình bày thông qua bao nhiêu hoạt động, là những hoạt động nào?

a) 4 hoạt động, gồm các hoạt động: Mở đầu; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng.

b) 5 hoạt động, gồm các hoạt động: Mở đầu; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng; kết thúc.

c) 5 hoạt động, gồm các hoạt động: Mở đầu; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng; tìm tòi và mở rộng.

Câu 6. GV và nhà trường phải làm gì để dạy học phần kiến thức chung

a) GV và nhà trường chủ động phân chia thành bài, phân phối số tiết và xây đựng kế hoạch thực hiện.

b) GV và nhà trường chủ động phân chia thành bài để dạy xen kẽ với các chủ đề của phần vận động cơ bản và phần thể thao tự chọn.

c) GV và nhà trường chủ động phân chia nội dung để dạy lồng ghép trong các tiết học của môn học trên cơ sở đảm bảo mạch kiến thức, tính hệ thống.

Câu 7. SGK giới thiệu 3 môn thể thao tự chọn, mỗi môn được thực hiện trong bao nhiêu tiết học?

– 8 tiết.

– 12 tiết.

– 24 tiết.

Câu 8. GV và nhà trường có thể lựa chọn những môn thể thao nào để bổ sung cho phần thể thao tự chọn đã có trong SGK?

a) Các môn thể thao được tổ chức trong Hội khỏe Phù Đổng các cấp.

b) Các môn thể thao thuộc hệ thống giải thi đấu Quốc gia, Quốc tế.

c) Các môn thể thao truyền thống của địa phương.

d) Cả 3 nội dung nêu trên.

Câu 9. Điểm mới về tổ chức tiết học là gì?

a) Nội dung cơ bản của mỗi tiết học chỉ bao gồm nội dung của một chủ đề.

b) Mỗi tiết học được thực hiện thông qua 4 hoạt động: Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

c) HS được phát huy vai trò chủ thể trong học tập thông qua các hình thức luyện tập: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, tập thể lớp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.

d) Cả 3 nội dung nêu trên.

Câu 10. Kế hoạch bài dạy (giáo án của tiết học) cần thể hiện được những hoạt động cơ bản nào của thày và trò?

a) Hoạt động mở đầu, luyện tập, kết thúc.

b) Hoạt động mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

c) Hoạt động mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, kết thúc.

Đáp án tập huấn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success

Câu 1. Sách giáo khoa Tiếng Anh 6 Global Success được biên soạn dựa trên:

A. Đường hướng giao tiếp

B. Coi hoạt động học là trung tâm

C. Sự phù hợp với tâm lý lứa tuổi và sự phát triển của học sinh

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 2. Kế hoạch dạy học sách giáo khoa Tiếng Anh 6 Global Success cho mỗi năm học bao gồm bao nhiêu tiết?

A. 35 tiết

B. 60 tiết

C. 70 tiết

D. 105 tiết

Câu 3. Sách Tiếng Anh 6 Global Success gồm bao nhiêu chủ đề?

A. 4

B. 6

C. 8

D. 12

Câu 4. Mỗi đơn vị bài học (Unit) trong sách Tiếng Anh 6 Global Success có bao nhiêu phần (sections)?

A. 4

B. 6

C. 8

D. 10

Câu 5. Mục tiêu của phần Getting Started trong mỗi Unit là gì?

A. Giúp HS làm quen với chủ đề, kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ của toàn bộ unit

B. Dạy kĩ năng đọc và nghe cho học sinh

C. Dạy từ vựng cho học sinh là chính, kèm theo kiến thức ngữ pháp và ngữ âm

D. Luyện tập về kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ

Câu 6. Mục tiêu của phần COMMUNICATION trong mỗi unit là gì?

A. Cung cấp kiến thức cho HS về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

B. Dạy kiến thức ngôn ngữ

C. Dạy kĩ năng nghe, nói, đọc, viết

D. Giúp học sinh sử dụng tốt các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày và mở rộng hiểu biết cho học sinh về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người… của Việt Nam và các nước trên thế giới

Câu 7. Yêu cầu cần đạt của kĩ năng ĐỌC ở lớp 6 là:

A. Đọc từ và cụm từ

B. Đọc câu

C. Đọc bài liền ý

D. Đọc hội thoại

Câu 8. Kĩ năng NÓI được dạy chính ở phần nào trong mỗi Unit?

Đáp án: C

Câu 9. Yêu cầu dành cho học sinh đối với kĩ năng VIẾT trong Tiếng Anh 6 là gì?

Đáp án: C

Câu 10. Phần nào của mỗi unit giúp học sinh thực hành làm việc cá nhân, làm việc nhóm để thực hiện một nhiệm vụ ngoài lớp học?

Đáp án: D

Câu 11. Các bài REVIEW trong sách Tiếng Anh 6 có mục tiêu là gì?

Đáp án: B

Câu 12. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của học sinh lớp 6 bao gồm:

Đáp án: D

Câu 13. Các hợp phần bổ trợ của SGK tiếng Anh 6 – Global Success gồm những gì?

Đáp án: D

Câu 14. Trong Sách Mềm có Phần mềm Sách điện tử tương tác nào?

Đáp án: D

Câu 15. Giáo viên dạy tiếng Anh phổ thông làm thế nào để được cấp quyền sử dụng miễn phí kho Phần mềm Sách điện tử tương tác và các học liệu điện tử bổ trợ cho bộ sách giáo khoa Tiếng Anh?

Đáp án: C

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHƯƠNG I – NHÀ Ở

Câu 1. Chương Nhà ở gồm những nội dung cơ bản nào?

A. Khái quát về nhà ở, sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở, ngôi nhà thông minh.

B. Khái quát về nhà ở, trang trí nhà ở, ngôi nhà thông minh.

C. Khái quát về nhà ở, cắm hoa trang trí, ngôi nhà thông minh.

D. Khái quát về nhà ở, xây dựng nhà ở, ngôi nhà thông minh.

Câu 2. Nội dung chương “Nhà ở” theo chương trình Công nghệ 2018 có gì mới so với chương “Trang trí nhà ở” trong chương trình Công nghệ THCS 2006?

A. Giới thiệu cho học sinh về sự phân chia các khu vực chức năng trong ngôi nhà.

B. Giới thiệu cho học sinh về quy trình xây dựng nhà ở và ngôi nhà thông minh.

C. Giới thiệu cho học sinh về một số kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam.

D. Giới thiệu cho học sinh về vai trò của nhà ở.

Câu 3. Bài “Khái quát về nhà ở” giới thiệu những kiến trúc nhà ở đặc trưng nào của Việt Nam?

A. Nhà mặt phố, nhà chung cư, nhà sàn, nhà ở nông thôn truyền thống, nhà nổi.

B. Nhà mặt phố, nhà biệt thự, nhà gỗ, nhà sàn, nhà rông.

C. Nhà ống, nhà chung cư, nhà biệt thự, nhà sàn, nhà nổi.

D. Nhà tầng, nhà chung cư, nhà sàn, nhà ở nông thôn truyền thống, nhà nổi.

Câu 4. Đâu không phải là yêu cầu cần đạt trong bài “Ngôi nhà thông minh”?

A. Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh

B. Trình bày được nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh

C. Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả

D. Nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh

Câu 5. Hãy nối hộp chức năng “Kết nối năng lực” trong chương Nhà với năng lực nhằm hình thành và phát triển sao cho hợp lí:

1. Câu 5

a. Năng lực tự chủ và tự học

2. Câu 5

b. Năng lực giao tiếp và hợp tác

3.Câu 5

c. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Đáp án: 1 -b, 3 –a ; 2- c

CHƯƠNG II

Câu 6. Chủ đề Bảo quản và chế biến thực phẩm của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính cơ bản nào?

A. Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đạm và chất xơ; nhóm thực phẩm giàu chất khoáng; nhóm thực phẩm giàu vitamin; nhóm thực phẩm giàu chất béo; nhóm thực phẩm giàu chất đạm; lựa chọn thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”

B. Một số nhóm thực phẩm chính, ăn uống khoa học; một số phương pháp bảo quản thực phẩm, một số phương pháp chế biến thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”

C. Một số nhóm thực phẩm chính; ăn uống khoa học; vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; thực hành chế biến món ăn có sử dụng nhiệt; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”

D. Một số nhóm thực phẩm chính, bữa ăn hợp lí, thói quen ăn uống khoa học; lựa chọn thực phẩm; bảo quản thực phẩm; chế biến thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”.

Câu 7. Dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ nào?

A. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng của bữa ăn.

B. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán chi phí tài chính của bữa ăn.

C. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho bữa ăn?

D. Thiết kế thực đơn một ngày cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho các bữa ăn?

Câu 8. Nội dung về “Bảo quản và chế biến thực phẩm” ở môn Công nghệ của chương trình 2018 có gì mới so với nội dung về “Nấu ăn trong gia đình” trong chương trình Công nghệ THCS 2006?

A. Bảo quản thực phẩm

B. Chế biến thực phẩm

C. Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt

D. Dự án học tập

Câu 9. Hãy nối những nội dung tương ứng về “Bảo quản và chế biến thực phẩm” trong chương trình môn Công nghệ 6 năm 2018 với nội dung “Nấu ăn trong gia đình” ở chương trình môn Công nghệ 6 năm 2006

Chương trình Công nghệ 6 năm 2006 Chương trình Công nghệ 6 năm 2018
Cơ sở của ăn uống hợp lí Thực phẩm và dinh dưỡng
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm
Các phương pháp chế biến thực phẩm
Thực hành – Trộn hỗn hợp – Nộm rau muống
Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình Dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”
Thực hành – Xây dựng thực đơn

Đáp án

Câu 9

Câu 10. Ghép thông tin từ cột A với thông tin ở cột B và cột C sao cho phù hợp

A. Thông tin B. Tên hộp chức năng C. Biểu tượng

1A. Chuyên gia dinh dưỡng là người nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, đồng thời tư vấn cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. Chuyên gia dinh dưỡng thường làm việc tại các bệnh viện, phòng khám y tế cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khoẻ

1B. Khám phá

1C.

Câu 10

2A. Ngũ cốc là tên gọi chung của năm loại cây có hạt dùng để ăn (kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ). Ngày nay, ngũ cốc là tên gọi chung của các loại cây có hạt dùng làm lương thực.

2B. Thông tin bổ sung

2C.

Câu 10

3A. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp rán, nướng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh bép phì, tim mạch, tiều đường, … Khi chế biến không đúng cách, thực phẩm bị biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hoá, dạ dày

3C. Kết nối nghề nghiệp

3C.

Câu 10

4A. So sánh phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt về: cách làm, ưu điểm, hạn chế.

4B. Vận dụng

4C.

Câu 10

5A. Chế biến món ăn (lựa chọn 1 trong 2 món để thực hành)

Món Salad hoa quả (dành cho 3, 4 người ăn)

5B. Luyện tập

5C.

Câu 10

6A. Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình?

6B. Giải nghĩa thuật ngữ

6C.

Câu 10

7A. Kể tên các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến món ăn mà gia đình em đã thực hiện.

7B. Kết nối năng lực

7C.

Câu 10

8A.Câu 10

8B. Hộp chức năng “Thực hành”

8C.

Câu 10

Đáp án:

1A – 3C – 1C

2A – 6B – 3C

3A – 2B – 6C

4A – 7B – 2C

5A – 8B – 5C/8C

6A – 4B – 7C

7A – 1B – 4C

8A – 5B – 8C/5C

CHƯƠNG III

Câu 11. Nội dung chương III Trang phục và thời trang của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính nào?

A. Vai trò, phân loại và đặc điểm của trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang và một số phong cách thời trang.

B. Vai trò, phân loại và một số đặc điểm của trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn và bảo quản trang phục; thời trang và một số phong cách thời trang.

C. Một số kiểu may trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang.

D. Một số kiểu may trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; bảo quản trang phục; thời trang.

Tham khảo thêm:   Mẫu C3-05/NS: Phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước Ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC

Câu 12. Nội dung về trang phục ở môn Công nghệ của chương trình 2018 có gì mới so với nội dung về trang phục trong chương trình Công nghệ THCS 2006?

A. Một số loại vải thường dùng để may trang phục.

B. Một số đặc điểm của trang phục, cơ sở để lựa chọn trang phục, thời trang và một số phong cách thời trang.

C. Thời trang và một số phong cách thời trang.

D. Bảo quản trang phục.

Câu 13. Năng lực giao tiếp công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG?

A. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng của học sinh.

B. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải.

C. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo

D. Sử dụng trang phục phù hợp.

Câu 14. Năng lực đánh giá công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong sách giáo khoa?

A. Giặt quần áo bằng tay đúng cách

B. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng của học sinh

C. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải để từ đó lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu bản thân

D. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo

Câu 15. Năng lực sử dụng công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong chương TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG?

A. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo

B. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải

C. Xác định được cái yếu tố làm thay đổi thời trang

D. Sử dụng và bảo quản được các loại trang phục đúng cách.

CHƯƠNG IV

Câu 16. Chủ đề Đồ dùng điện trong gia đình của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính cơ bản nào?

A. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm;

B. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình; Lắp đặt và an toàn mạch điện trong gia đình;

C. Nguyên lí làm việc của mạch điện trong gia đình; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm;

D. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một vật liệu kĩ thuật điện; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm;

Câu 17. Nội dung về đồ dùng điện trong gia đình của môn Công nghệ lớp 6 được tiếp nối với mạch nội dung nào trong môn Công nghệ ở Tiểu học?

A. Công nghệ và đời sống, sử dụng các đồ dùng điên (đèn điện, quạt điện…), an toàn với moi trường công nghệ trong gia đình

B. Thủ công kĩ thuật, lắp ghép mô hình kĩ thuật

C. Công nghệ và đời sống, hoa và cây cảnh trong đời sống

D. Thủ công kĩ thuật, làm đồ chơi dân gian.

Câu 18. Cấu trúc các bài học trong chương IV, Đồ dùng điện trong gia đình gồm có các hoạt động chính sau đây?

A. Khám phá, Thực hành, Kết nối năng lực, Vận dụng

B. Khởi động, Thực hành, Vận dụng, Mở rộng

C. Đọc hiểu, Thực hành, Vận dụng, Đánh giá

D. Mở đầu, Khám phá, Thực hành, Vận dụng

Câu 19. Chọn cụm từ dưới đây để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a. bảo vệ môi trường

b. tiết kiệm

c. luyện tập

d. thực tiễn

e. vận dụng

Dự án An toàn và tiết kiệm điện trong gia đình được thiết kế nhằm giúp học sinh …(1)… kiến thức, kĩ năng đã được học để đánh giá thực trạng sử dụng và tiêu thụ điện năng, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất được các giải pháp sử dụng an toàn,tiết kiệm điện năng trong gia đình. Qua đó, kết nối các bài học trong Chương IV với …(2)…, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Ngoài ra, dự án còn góp phần giáo dục cho học sinh ý thức …(3)… thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đáp án : 1-e; 2-d; 3-a

Câu 20: Tiêu chí Nhẹ nhàng- Hấp dẫn – Thiết thực được biểu hiện thể hiện như thế nào trong Chương IV Đồ dùng điện trong gia đình. Hãy tích vào các đáp án đúng.

□ Kiến thức đưa vào chương IV phù hợp với tâm sinh lí và trải nghiệm của học sinh.

□ Nội dung kiến thức đảm bảo tính liên thông ngang, dọc. Các thuật ngữ được sử dụng trong sách đảm bảo chính xác, đơn giản, dễ hiểu.

□ Nguyên lí làm việc của các đồ dùng điện được thể hiện sâu về mặt bản chất kĩ thuật.

□ Các hoạt động định hướng trong hộp chức năng thực hành, luyện tập và vận dụng đều hướng tới hình thành các năng lực cho học sinh, đảm bảo tính thực tiễn và thiết thực.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm biên soạn SGK môn Lịch sử và Địa lí 6 bộ KNTTVCS?

A. Tuân thủ định hướng GDPT và tiêu chuẩn SGK mới; biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; chú trọng “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

B. Kế thừa SGK hiện hành và tiếp thu điểm mới từ SGK của các nước tiên tiến trên thế giới.

C. Được biên soạn theo hướng hỗ trợ GV đổi mới hiệu quả phương pháp tổ chức các hoạt động dạy – học.

D. Đáp ứng được yêu cầu truyền tải nội dung kiến thức khoa học cho học sinh

Câu 2. Điểm mới nổi bật của SGK Lịch sử và Địa lí 6 gồm:

A. Cách tiếp cận, phương pháp biên soạn, cấu trúc, trình bày, thiết kế, in ấn,…

B. Cách tiếp cận và thiết kế in ấn.

C. Cấu trúc SGK và phương pháp biên soạn.

D. Hiện đại, theo mô hình SGK của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Câu 3. Trong cách tiếp cận của SGK Lịch sử và Địa lí 6 có điểm mới nổi bật là

A. Thống nhất cách tiếp cận theo hướng tích hợp nội môn và liên môn, học lịch sử – địa lí thế giới và khu vực để hiểu rõ lịch sử – địa lí Việt Nam và địa phương.

B. Mỗi phân môn có cách tiếp cận độc lập theo đặc thù của môn Lịch sử hay Địa lí.

C. Phân môn Địa lí rất chú trọng giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.

D. Gồm tất cả các điểm trên.

Câu 4. Cấu trúc từng chương, bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 có đặc điểm là

A. các bài gồm các phần: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

B. các bài gồm 4 phần: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng.

C. bám sát chương trình Lịch sử và Địa lí 6, các bài đều được xây dựng theo một cấu trúc, gồm: mục tiêu, mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

D. Cấu trúc các chương, bài trong mỗi phân môn có sự khác nhau do đặc thù riêng của từng phân môn.

Câu 5. Bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung bài học được phân chia thế nào?

A. Vẫn theo kết cấu bài học truyền thống: kênh chữ, kênh hình, câu hỏi, bài tập.

B. Nội dung bài học được phân chia thành 2 tuyến: Tuyến chính (nội dung chính của bài) và tuyến phụ (thông tin bổ sung, mở rộng,…).

C. Nội dung bài học được phân chia thành 3 tuyến: tuyến chính, tuyến phục, câu hỏi và bài tập.

D. Nội dung bài học của mỗi phân môn được xây dựng linh hoạt theo yêu cầu, đặc thù riêng của từng phân môn.

Câu 6. Phương pháp tổ chức dạy học nào được chú ý triển khai khi dạy học SGK Lịch sử và Địa lí 6?

A. Phương pháp thảo luận nhóm và hình thức học trên lớp.

B. Phương pháp nghiên cứu tình huống và hình thức trải nghiệm thực tế.

C. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

D. Tăng cường phương pháp dạy học ngoài lớp học, tham quan, trải nghiệm thực tế.

Câu 7. Trong mỗi bài học, phần Mở đầu nhằm mục đích

A. kết nối với điều HS đã biết, nêu tình huống có vấn đề nhằm kích thích tư duy của HS.

B. “làm ấm” không khí lớp học, tạo hứng thú cho HS để chuẩn bị vào bài học mới.

C. Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập HS cần giải quyết.

D. Gồm tất cả các ý trên.

Câu 8. Nội dung tuyến phụ trong các bài học Lịch sử và Địa lí 6 có vai trò gì?

A. Minh họa cho tuyến chính, nội dung chính .

B. Là một nội dung cần khai thác kĩ để hình thành kiến thức, phát triển năng lực cho HS.

C. Cung cấp thông tin mở rộng, bổ sung, hoặc có tính liên môn, kết nối nhằm làm rõ hơn nội dung chính.

D. Giúp cho nội dung SGK sinh động, phù hợp với xu hướng biên soạn SGK của thế giới.

Câu 9. Kênh hình và tư liệu viết trong các bài học phần Lịch sử có vai trò như thế nào?

A. Là nội dung chính của bài học, GV căn cứ vào đó tổ chức hoạt động phù hợp cho HS chủ động rút ra những kiến thức cơ bản, rèn luyện các kĩ năng làm việc với tư liệu, góp phần phát triển năng lực môn học.

B. Là phần minh họa, bổ sung cho nội dung chính của bài học, GV hướng dẫn HS tham khảo.

C. Kênh hình chỉ là hình ảnh minh họa, các tư liệu viết là tư liệu đọc thêm, mở rộng.

D. Có khi là minh họa cho nội dung chính, có khi lại là một phần của nội dung chính.

Câu 10. Hoạt động Luyện tập trong SGK Lịch Sử và Địa lí 6 nhằm mục đích gì?

A. Ôn luyện tri thức.

B. Liên hệ thực tiễn.

C. Ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

D. Tìm hiểu nội dung bài học.

Câu 11. Hoạt động Vận dụng trong SGK Lịch Sử và Địa lí 6 nhằm mục đích gì?

A. Vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tế.

B. Tìm hiểu nội dung bài học.

C. Rèn luyện kĩ năng.

D. Ghi nhớ những điều đã học.

Câu 12. Qua video tiết dạy minh họa “Hy Lạp và La Mã cổ đại” có thể rút ra kinh nghiệm nào?

A. Nên tuân thủ các bước lên lớp theo trình tự cấu trúc các phần của bài học như trong SGK.

B. Kết hợp những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với điều kiện trường, lớp, đối tượng HS.

C. Giáo viên phải luôn luôn lắng nghe, quan sát, khai thác triệt để cách xử lí của học sinh để phân tích và rút ra cách thức giao tiếp phù hợp trong tình huống cụ thể.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13. Phương pháp dạy học nào cần đặc biệt chú ý vận dụng khi khai thác SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Phần Địa lí?

A. Phương pháp dạy học theo nhóm.

B. Phương pháp đặc thù của phân môn Địa lí (khai thác tri thức từ bản đồ, biểu đồ, sơ đồ,…).

C. Phương pháp dạy học dự án .

D. Phương pháp dạy học truyền thống.

Câu 14. Tính vận dụng, liên hệ với thực tế của phần Địa lí được thể hiện qua

A. Các hoạt động, câu hỏi để khai thác kiến thức.

B. Các nhiệm vụ trong phần vận dụng.

C. Các nhiệm vụ trong phần luyện tập

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15. Qua video bài dạy minh họa Chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả, điểm nào sau đây thể hiện được tính mở và dễ dàng trong khai thác và sử dụng sách?

A. Có nhiều câu hỏi và bài tập.

B. Các mục, đơn vị kiến thức rõ ràng, nội dung thông tin kênh chữ, kênh hình hợp lí.

C. các câu hỏi ở các mục định hướng tổ chức các hoạt động dạy học.

D. Cả A và B.

Câu 16. Khi lập kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV không?

A. GV phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV.

B. GV phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK, còn không nhất thiết phải theo đúng SGV vì SGV là tài liệu tham khảo.

C. GV có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của HS.

D. GV cần căn cứ vào chương trình nhà trường, yêu cầu của tổ chuyên môn.

Đáp án tập huấn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CÁC CÂU HỎI ĐỂ GV TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (KÈM ĐÁP ÁN)

Đặc điểm, cấu trúc cuốn sách, bài học/ hoạt động giáo dục đặc trưng trong cuốn sách giáo khoa môn học/ hoạt động giáo dục

Câu 1. Sách giáo khoa môn học Âm nhạc lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có bao nhiêu mạch nội dung?

A. 3 mạch nội dung

B. 4 mạch nội dung

C. 5 mạch nội dung

D. 6 mạch nội dung

Đáp án: D

Câu 2. SGK Âm nhạc6 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm bao nhiêu chủ đề ?

A.5 chủ đề

B. 8 chủ đề

C. 7 chủ đề

D. 6 chủ đề

Đáp án: B

Câu 3. Cấu trúc bài học trong SGK Âm nhạc6 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: C

Hiểu và phân tích được cấu trúc chủ đề/ bài học âm nhạc phát triển năng lực, Phương pháp DH

Câu 4. Khi thiết kế chủ đề/ bài học, nội dung nhạc cụ tiết tấu và nhạc cụ giai điệu có thể tích hợp với các mạch nội dung nào?

A. Đọc nhạc

B. Tác giả và tác phẩm

C. Nghe nhạc

D. Hát

E. Âm nhạc và đời sống

F. Lý thuyết âm nhạc

Đáp án: A, C, D, F

Câu 5. Hãy cho biết đâu là các năng lực đặc thù nằm trong yêu cầu cần đạt của môn học Âm nhạc lớp 6 theo CT môn học ÂN 2018?

A. Thể hiện âm nhạc

B. Vận động theo nhạc

C. Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

D. Hát kết hợp gõ đệm theo nhạc

E. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm

F. Ứng dụng – sáng tạo âm nhạc

Đáp án: A, C, F

Câu 6. Bài học âm nhạc trong SGK ÂN 6 biên soạn tiếp cận quan điểm dạy học phát triển phẩm chất và năng lực có các mức độ nào trong các phương án sau đây?

A. Cơ bản

B. Luyện tập

C. Phân hoá

D. Thực hành

E. Trải nghiệm

Đáp án: A, C

Câu7. Nhận xét việc triển khai kết hợp phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học đặc thù, phương pháp dạy học tích cực và dạy học đa phương tiện ở SGK Âm nhạc 6 theo Chương trình môn học Âm nhạc 2018 ở mức độ nào trong các mức độ sau đây?

A. Rất tốt

B. Tốt

C. Khá

D. Trung bình

Đáp án: GV tự đánh giá

Câu8. Thầy/cô đã nắm được quy trình kiểm tra đánh giá và xếp loại HS ở mức độ nào trong các đáp án sau đây?

A. Nắm vững

B. Nắm tương đối vững

C. Nắm được

D. Còn chưa rõ

Đáp án:GV tự đánh giá

Xây dựng và triển khai các kế hoạch dạy học

Câu 9. Hãy chọn và đánh số theo đúng trình tự các căn cứ khi xây dựng kế hoạch bài học.

1. Bám sát mục tiêu yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực hướng tới cho HS ở các mạch nội dung của CT môn học và sách giáo khoa Âm nhạc.

2. Căn cứ vào khả năng của GV và việc khai thác học liệu và trang thiết bị điện tử, nhạc cụ thiết yếu/nhạc cụ địa phương…

3. Căn cứ khả năng nhận thức và những kinh nghiệm/ tri thức đã có của học sinh.

Đáp án: 3,1,2

Câu 10. Thầy/ cô đánh giá mình sẽ triển khai dạy học theo SGK Âm nhạc 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ở mức độ nào trong các phương án dưới đây?

A. Rất tự tin

B. Tự tin

C. Tương đối tự tin

D. Bình Thường

E. Còn băn khoăn

Đáp án: GV tự đánh giá

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngân hàng câu hỏi tập huấn SGK lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách giáo khoa lớp 6 (11 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *