Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu Soạn Lý 9 trang 143 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 54 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương III trang 143.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 54 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Sự trộn các ánh sáng màu

1. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau?

– Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh ở chỗ đó là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau.

Tham khảo thêm:   Cách truy cập trang Web khi bị chặn trên điện thoại cực dễ

– Có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau, chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Khi đó trên màng lưới của mắt sẽ có màu mà ta thu được.

2. Trộn hai ánh sáng màu với nhau

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Ví dụ:

  • Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.
  • Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu tím.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 143

Câu C1

Trong thí nghiệm 1, em đã trộn hai ánh sáng màu nào với nhau? Kết quả em đã thu được ánh sáng màu nào?

Có khi nào em thu được “ánh sáng màu đen” sau khi trộn không?

Gợi ý đáp án

– Ta thu được ánh sáng màu vàng khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục.

– Ta thu đươc ánh sáng màu hồng nhạt khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam.

– Ta thu được ánh sáng màu nõn chuối trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam.

– Không có “ánh sáng màu đen”. Trộn hai ánh sáng khác màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác.

Câu C2

Tại sao ba chùm sáng trong thí nghiệm 2 gặp nhau, em thu được ánh sáng màu gì?

Tham khảo thêm:   Chỉ thị số 07/2008/CT-BGTVT Về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải giai đoạn 2008 - 2012

Gợi ý đáp án

Trộn ba ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng.

Câu C3

Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày.

Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là 1 thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được không?

Gợi ý đáp án

Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màn lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được vì đây chỉ là kết quả của sự chồng chập các ảnh màu trong mắt do sự lưu ảnh của mắt, trên thực tế thì các màu trên tấm bìa vẫn nằm riêng biệt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu Soạn Lý 9 trang 143 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi TOEFL năm 2002 Đề luyện thi TOEFL năm 2002

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *