Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ Giải bài tập Hóa 10 trang 86, 87 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa 10 Bài 18 giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức về phân loại phản ứng hóa học. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 10 chương IV trang 86, 87.

Việc giải bài tập Hóa 10 bài 18 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

I . PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ

1. Phản ứng hoá hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

– Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hay nhiều chất hóa hợp với nhau tạo thành một chất mới.

– Tгопg phản ứng hoá hợp. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

2. Phản ứng phân huỷ

– Là phản ứng hóa học, trong đó một chất bị phân hủy thành 2 hay nhiều chất mới

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết về một món quà em được bố mẹ tặng (20 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

– Trong phản ứng phân huý. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

3. Phản ứng thế

Fe +2HCl → FeCl2 + H2

– Là phản ứng hóa học, trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất

– Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế luôn có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

4. Phản ứng trao đổi

NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + NaCl

– Là phản ứng hóa học, trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau

– Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

II – KỂT LUẬN

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, có thể chia phản ứng hoá học thành hai loại:

a) Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá – khử.

– Các phản ứng thế, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.

b) Phản ứng hoá học không có sự thay đổi số oxi hoá, không phải là phản ứng oxi hoá – khử.

– Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.

Giải bài tập SGK Hóa 10 trang 86, 87

Câu 1

Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl

Trong phản ứng này, nguyên tử natri.

A. Bị oxi hóa.

B. Bị khử.

C. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

D. Không bị oxi hóa, không bị khử.

Chọn đáp án đúng

Gợi ý đáp án

A đúng.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 9 năm 2012 môn Hóa học Sở GD&ĐT Long An

Câu 2

Cho phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu.

Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+;

A. Đã nhận 1 mol electron.

B. Đã nhận 2 mol electron.

C. Đã nhường 1 mol electron.

D. Đã nhường 2 mol electron.

Chọn đáp án đúng.

Gợi ý đáp án

B đúng

Câu 3

Cho các phản ứng sau

A. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

C. NaH + H2O → NaOH + H2

D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa – khử?

Gợi ý đáp án

A đúng.

Câu 4

Dấu hiện để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử:

A. Tạo ra chất kết tủa.

B. Tạo ra chất khí.

C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất.

D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một hay một số nguyên tố.

Chọn đáp án đúng.

Gợi ý đáp án

D đúng.

Câu 5

Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Giải thích.

a) SO3 + H2O → H2SO4

b) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

c) C + H2O → CO + H2

d) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

e) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

f) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Gợi ý đáp án

Trong những phản ứng trên chỉ có phản ứng c), e), f) là những phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố

c) C0 + H2+1O overset{t^{circ } }{rightarrow} CO + H2O

d) Ca + 2H2O → Ca+2(OH)2 + H2

f) 2KMn-7O-24 overset{t^{circ } }{rightarrow} K2Mn+6O4 + Mn+4O2 + O02

Câu 6

Lấy ba thí dụ phản ứng hóa hợp thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử và ba thí dụ phản ứng hóa hợp không là loại phản ứng oxi hóa – khử.

Gợi ý đáp án

Ba thí dụ phản ứng hóa hợp thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử:

3Fe + 2O2overset{t^{circ } }{rightarrow} Fe+8/33O4

Tham khảo thêm:   Công văn 149/TXNK-CST Xác định cơ quan thu thuế bảo vệ môi trường

H02 + Cl+12 → 2H+1Cl-1

O2 + H2 → 2H2+1O-2

Ba thí dụ phản ứng hóa hợp không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử:

CaO + CO2 → CaCO3

Na2O + H2O → 2NaOH

SO3 + H2O → H2SO4

Câu 7

Lấy ba thí dụ phản ứng phân hủy là loại phản ứng oxi hóa – khử và ba thí dụ phản ứng phân hủy không là loại phản ứng oxi hóa – khử.

Gợi ý đáp án

Ba thí dụ phản ứng phân hủy là phản ứng oxi hóa – khử:

2KCl+5O-23overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KCl + 3O2

2Hg+2O -2 overset{t^{circ } }{rightarrow}2Hg0 + O02

2KMnO4overset{t^{circ } }{rightarrow} K2MnO4 + Mn+4O2 + O02

Ba thí dụ phản ứng hóa hợp không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử:

Cu(OH)2overset{t^{circ } }{rightarrow} CuO + H2O

CaCO3overset{t^{circ } }{rightarrow} CaO + CO2

H2CO3overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2 + H2O

Câu 8

Vì sao phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hóa – khử?

Gợi ý đáp án

Sỡ dĩ phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hóa – khử vì trong phản ứng thế, bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Câu 9

Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau:

a) KClO3overset{(1)}{rightarrow} O2overset{(2)}{rightarrow} SO2overset{(3)}{rightarrow} Na2SO3

b) S overset{(1)}{rightarrow} H2S overset{(2)}{rightarrow} SO2overset{(3)}{rightarrow} SO3overset{(4)}{rightarrow} H2SO4

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

Gợi ý đáp án

a) (1) 2KClO overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KCl + 3O2

(2) S + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} SO2

(3) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Phản ứng oxi hóa – khử là (1) và (2).

b)

(1) S + H2 overset{t^{circ } }{rightarrow} H2S;

(2) 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

(3) 2SO2 + O2overset{t^{circ } ,xt}{rightarrow} 2SO3

(4) SO3 + H2O → H2SO4

Phản ứng oxi hóa – khử là: (1), (2), (3)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ Giải bài tập Hóa 10 trang 86, 87 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *