Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 13: Đại cương về Polime Giải Hóa học 12 trang 64 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hóa 12 Bài 13 giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức về tính chất vật lý, tính chất hóa học của Polime. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 12 trang 64.

Giải bài tập Hóa 12 bài 13 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Đại cương về polime

I. Khái niệm, phân loại và danh pháp

1. Khái niệm

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.

Các phân tử ban đầu tạo nên từng mắc xích của polime gọi là monome.

Ví dụ: Polietilen (–CH2 – CH2–)n thì –CH2–CH2– là mắc xích; n là hệ số trùng hợp.

– Chỉ số n gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa n càng lớn thì phân tử khối của polime càng cao.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1637/QĐ-UBND Công bố thủ tục hành chính lĩnh vực cán bộ công chức TP Hồ Chí Minh

2. Phân loại: có thể chia thành 3 loại

– Dựa vào nguồn gốc:

+ Polime thiên nhiên như cao su, xelulozơ…

+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit.

+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp như xenlulozơ trinitrat, tơ visco …

– Dựa vào cách tổng hợp:

+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp: (–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n

+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng: (–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n

– Dựa vào cấu trúc:

+ Polime có mạch không phân nhánh (PVC, PE, PS, cao su, xenlulozơ, tinh bột…)

+ Polime có mạch nhánh (amilopectin, glicogen)

+ Polime có cấu trúc mạng không gian (rezit, cao su lưu hóa).

3. Danh pháp

– Tên của các polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli trước tên monome.

Ví dụ: (–CH2–CH2–)n là polietilen và (–C6H10O5–)n là polisaccarit,…

– Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên monome phải để trong ngoặc đơn.

Ví dụ: (–CH2–CHCl– )n; (–CH2–CH=CH–CHn–CH(C6H5)–CH2–)n

poli(vinyl clorua) poli(butađien – stiren)

– Một số polime có tên riêng (tên thông thường).

Ví dụ: (–CF2–CF2–)n: Teflon; (–NH–[CH2]5–CO–)n: Nilon-6; (C6H10O5)n: Xenlulozơ;…

II. Tính chất vật lý

– Polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại (chất nhiệt dẻo).

– Hầu hết polime không tan trong nước.

– Một số polime có tính dẻo, một số có tính đàn hồi, một số dai, bền, có thể kéo sợi.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thề nguyền Soạn văn 10 tập 2 tuần 30 (trang 115)

Giải bài tập Hóa 12 trang 64

Câu 1

Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6; polibutadien. Dãy các polime tổng hợp là:

A. polietilen, xenlulozo, nilon-6, nilon-6,6.

B. polietilen, polipeptit, nilon-6, nilon-6,6.

C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.

D. polietilen, nilon-6, nilon-6,6, xenlulozơ.

Gợi ý đáp án:

Đáp án B.

Câu 2

Trong số các polime sau, chất nào được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli (vinyl clorua).

B. Polisaccarit.

C. Protein.

D. Nilon- 6,6.

Gợi ý đáp án:

Đáp án A.

Câu 3

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.

Gợi ý đáp án:

* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn

* Về monome:

– Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.

– Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

Câu 4

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.

Gợi ý đáp án:

* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn

Tham khảo thêm:   Mẫu nhận xét môn Tin học theo Thông tư 26 Lời nhận xét học bạ năm 2023 - 2024

* Về monome:

– Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.

– Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

Câu 5

Từ các sản phẩm hóa dầu (C6H6 và CH2=CH2) có thể tổng hợp được polistiren dùng để sản xuất nhựa trao đổi ion. Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, có thể dùng thêm các hóa chất vô cơ cần thiết khác.

Gợi ý đáp án:

Điều chế polistiren

Câu 6

Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.

Gợi ý đáp án:

Không thể xác định chính xác hệ số polime hóa được vì polime là một hỗn hợp các chất có hệ số polime hóa khác nhau. Do đó chỉ xác định được n trung bình .

Tính hệ số polime hóa của PE, n = 420000/28 = 15000

Tính hệ số polime hóa cảu PVC, n = 250000/62,5 = 4000

Tính hệ số polime hóa của xenlulozo, n = 1620000/162 = 10000

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 13: Đại cương về Polime Giải Hóa học 12 trang 64 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *