Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Âm nhạc Tiểu học Giáo án minh họa môn Âm nhạc Module 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Âm nhạc Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4, giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Ôn tập bài hát: Lớp một thân yêu – Đọc nhạc: Ban nhạc Đô – rê – mi, chủ đề 3: Mái trường thân yêu sách Âm nhạc 1.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt, Toán, Lịch sử – Địa lý để đạt kết quả cao trong kỳ tập huấn Mô đun 4 này. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Âm nhạc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 1
CHỦ ĐỀ 3: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
Tiết 2: – Ôn tập bài hát: Lớp một thân yêu – Đọc nhạc: Ban nhạc Đô – rê – mi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực:

* Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập, có ý thức tìm hiểu bài học trước khi đến lớp.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận, trình bày bài hát, đọc nhạc cùng cả nhóm trong quá trình học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thực hiện và vận dụng sáng tạo các nhiệm vụ được giao.

* Năng lực đặc thù:

  • Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Lớp một thân yêu. Bước đầu thể hiện được tính chất nhanh vui khi hát.
  • Biết hát kết hợp vận động theo nhịp, kết hợp một vài động tác phụ họa.
  • Đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ mạch nội dung đọc nhạc Ban nhạc Đô – Rê – Mi. Biết đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, vận động theo nhịp điệu.

2. Phẩm chất: Hs biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.

Tham khảo thêm:   Giáo án chuyên đề Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Hóa học 10

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

  • Sách giáo khoa, sách giáo viên.
  • Phương tiện, thiết bị: Đàn organ, loa Blutooth, máy chiếu, máy tính, mảnh ghép.
  • Nhạc cụ: Thanh phách, song loan.

2. Học sinh:

  • SGK âm nhạc lớp 1
  • Nhạc cụ: Thanh phách

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Lớp một thân yêu (15’)

* Hoạt động mở đầu:

a. Tạo hứng thú cho Hs hoạt động tốt trong tiết học.

b. Gv cho Hs chơi trò chơi: “Mảnh ghép vui nhộn”

– GV gọi 2 nhóm HS chơi trò chơi ghép tranh (tranh chủ đề Lớp một thân yêu). Nhóm nào ghép nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

– GV nhận xét các đội chơi và tuyên dương.

c.+ Nội dung bức tranh diễn tả điều gì?

+ Bức tranh vừa ghép làm các em liên tưởng đến bài hát nào mà chúng ta đã học.

d. Gọi Hs nhận xét

– Gv nhận xét tuyên dương.

– Gv đàn giai điệu câu 2 bài hát lớp một thân yêu, yêu cầu Hs đoán đó là câu nào trong bài hát

– Gọi Hs trình bày

– Gọi Hs nhận xét

– Gv nhận xét

* Hoạt động luyện tập thực hành:

a. Vận dụng kĩ năng ca hát, các nhóm thực hành luyện tập và trình bày bài hát

b. Gv đàn giai điệu bài hát, bắt nhịp bài hát

* GV HD HS thể hiện được sắc thái vui tươi của bài.

– GV hát và vận động mẫu, hướng dẫn HS thực hiện theo nhịp điệu sau.

Luyện tập thực hành

c. – GV cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.

– GV cho HS thực hiện với nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ/ …

d. – Y/c Hs nhận xét

– GV nhận xét và sửa sai (nếu có).

* Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

a. Hs vận dụng – sáng tạo các hình thức vận động biểu diễn khác nhau

b. – GV khuyến khích HS tự thực hiện động tác gõ đệm cơ thể hoặc một vài động tác minh họa cho bài hát.

c. Tổ chức cho Hs tập luyện theo nhóm

– Gọi Hs trình bày

d. Gọi Hs nhận xét, gv nhận xét

– HS tham chơi trò chơi.

– HS lắng nghe.

– Dự kiến Hs trả lời:

+ Niềm vui của các bạn nhỏ khi vào lớp một.

+ Lớp một thân yêu

– Hs tự nhận xét nhau

– Hs lắng nghe

– Hs lắng nghe, 1-2 Hs trả lời

– 2-3 Hs trình bày bài hát

– Hs tự nhận xét

– Hs lắng nghe

– Hs hát đồng thanh bài hát(1-2 lần )

– Hs lắng nghe

– Hs quan sát, làm theo

– Hs hát, vận động

– Hs trình bày theo tổ, nhóm, cá nhân.

– Hs tự nhận xét, đánh giá

– Hs lắng nghe

– Hs tự sáng tạo các động tác và thực hiện theo yêu cầu của Gv.

– Hs chia nhóm luyện tập

– 2 – 3 nhóm trình bày

– Hs nhận xét, lắng, nghe

Nội dung 2: Đọc nhạc Ban nhạc Đô – rê –mi (20’)

*Hoạt động mở đầu:

a. Tạo hứng thú cho Hs hoạt động tốt tiết học

b.- Ở bài đọc nhạc trước các em đã được làm quen với những bạn nhỏ nào?

c.- Gv thực hiện kí hiệu bàn tay, y/c Hs đọc tên nốt

d- Hs, Gv nhận xét.

– Vậy để các em khắc sâu hơn về các nốt nhạc hôm nay chúng ta học bài Ban nhạc Đô – rê –mi

* Hoạt động hình thành kiến thức:

a.Hs nắm được số chỉ nhịp, các nốt nhạc, giai điệu bài đọc nhạc.

bGv giảng Bài đọc nhạc có 3 nốt: Đô – rê – mi

– Bài đọc nhạc viết ở nhịp 2/4

* Lưu ý: Đọc các nốt trắng có trong bài, ngân đủ 2 phách.

– GV đàn và đọc mẫu bài đọc nhạc qua một lần.

c.- Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài đọc nhạc.

– GV đọc cho HS nghe 1 lần nữa và yêu cầu HS nhẩm theo.

* Hoạt động luyện tập, thực hành.

a.Hs đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc.

b.- GV chia bài đọc nhạc làm 2 câu.

– GV đọc tên nốt từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo.

+ Câu 1:

Câu 1

+ Câu 2:

Câu 2

+ Đọc móc xích câu 1 và 2

– GV đọc mẫu kết hợp ghép lời ca từng câu và bắt nhịp .

c.- GV cho HS đọc cả bài.

– Gv đàn cho HS đọc với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.

d.- GV mời HS nhận xét.

– GV nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

a.Hs vận dụng – sáng tạo đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay

b.- GV cho HS quan sát kí hiệu bàn tay của Đô – Rê – Mi và yêu cầu HS thể hiện lại thế tay của Đô – Rê – Mi.

– GV đọc mẫu theo kí hiệu bàn tay từng câu và hướng dẫn HS đọc theo.

c.- GV cho HS đọc cả bài theo kí hiệu bàn tay

d.- GV yêu cầu HS nhận xét.

– GV chốt– nhận xét.

– GV đàn, bắt nhịp bài hát.

– Gv đàn, bắt nhịp bài đọc nhạc.

– Dặn dò HS luyện tập đọc nhạc kết hợp với kỹ hiệu bàn tay ở nhà.

* Dự kiến Hs trả lời

– Hs trả lời Đô –rê – mi

– Hs quan sát và trả lời

– Hs tự nhận xét, lắng nghe

– Hs theo dõi

– Hs lắng nghe

– Hs ghi nhớ

– Hs lắng nghe

– Hs trả lời theo cảm nhận

– Hs lắng nghe và nhẩm theo

– Hs theo dõi

– HS đọc câu 1.

– HS đọc câu 2.

– HS đọc câu 1,2.

– HS đọc lời ca từng câu theo hướng dẫn.

– HS đọc cả bài

– HS thực hiện theo yêu cầu.

– HS nhận xét nhau

– HS lắng nghe

– HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.

– Hs quan sát và tập luyện

– HS trình bày: cá nhân, cặp đôi, nhóm.

– HS tự nhận xét nhau.

– HS lắng nghe.

– Hs hát kết hợp vận động

– Lớp đọc đồng thanh

– Hs lắng nghe

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Đừng lo nhé có anh đây

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Âm nhạc Tiểu học Giáo án minh họa môn Âm nhạc Module 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *