Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15 Lịch sử 12 bài 15 trắc nghiệm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Trắc nghiệm Sử 12 bài 15 tổng hợp 25 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Trắc nghiệm Sử 12 Bài 15 Có đáp án

Câu 1. Trong năm 1936, ở châu Âu, Mặt trận nhân dân thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở nước:

A. Đức.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: B

Giải thích: Trong năm 1936, ở châu Âu, Mặt trận nhân dân thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở nước Pháp.

Câu 2. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (1935) đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A. chống chủ nghĩa đế quốc.

B. chống chủ nghĩa thực dân.

C. chống chủ nghĩa phát xít.

D. chống chế độ phản động thuộc địa.

Đáp án: C

Giải thích: Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (1935) đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 3. Năm 1937, ai giữ chức Toàn quyền Đông Dương?

A. Đờ Cu

B. Đờ Gôn

C. Lêon Blum

D. Brêviê

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1937, Brêviê giữ chức Toàn quyền Đông Dương

Câu 4. Tình hình nông nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ?

A. Giá nông phẩm giảm mạnh, đất đai bị bỏ hoang.

B. Các đồn điền trồng lúa chuyển sang đồn điền trồng cây công nghiệp.

C. Tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiếm đất của nông dân, 2/3 nông dân không có ruộng đất cày cấy hoặc chỉ có ít ruộng.

D. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, gấp 10 lần so với trước khủng hoảng.

Đáp án: C

Giải thích: Sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiếm đất của nông dân, 2/3 nông dân không có ruộng đất cày cấy hoặc chỉ có ít ruộng.

Câu 5. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939?

A. Kinh tế vẫn trì trệ, công nghiệp gần như tê liệt.

B. Công thương nghiệp phát triển nhanh chóng.

C. Từng bước phục hồi và phát triển so với giai đoạn trước.

D. Kinh tế phát triển, khả năng độc lập cao, kỹ thuật được cải tiến.

Đáp án: C

Giải thích: Giai đoạn 1936 – 1939 là thời kì kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và phát triển so với giai đoạn trước. Tuy nhiên kinh tế vẫn lệ thuộc và kinh tế Pháp.

Câu 6. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1936 – 1939?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 1: Lesson 3 Soạn Anh 8 i-Learn Smart World trang 12, 13

A. Lương thấp, nạn thất nghiệp đe dọa,

B. Chịu cảnh tô cao, thuế nặng, đời sổng hết sức bấp bênh.

C. Bị tư bản Pháp tìm cách chèn ép, cản trở mọi hoạt động kinh doanh.

D. Thuế khóa nặng nề, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm 1936 – 1939, công nhân Việt Nam chịu cảnh lương thấp, nạn thất nghiệp đe dọa.

Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là

A. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

B. chống phát xít và chiến tranh đế quốc.

C. chống đế quốc và chống phong kiến.

D. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và chống phong kiến.

Câu 8. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) họp ở đâu, ai chủ trì ?

A. Thượng Hải (Trung Quốc), Hà Huy Tập.

B. Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc.

C. Ma Cao (Trung Quốc), Nguyễn Văn Cừ.

D. Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) họp ở Thượng Hải (Trung Quốc), do Lê Hồng Phong chủ trì.

Câu 9. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 chủ trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 chủ trương thành lập mặt trận Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 10. Trong phong trào Đông Dương Đại hội (1936), Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?

A. Công khai, hợp pháp.

B. Bất hợp pháp.

C. Bán công khai, bán hợp pháp.

D. Công khai, bất hợp pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Trong phong trào Đông Dương đại hội (1936), Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp.

Câu 11. Phong trào Đông Dương Đại hội (1936) khởi đầu ở khu vực nào?

A. Bắc Kì.

B. Trung Kì.

C. Nam Kì.

D. Trung Kì và Nam Kì.

Đáp án: C

Giải thích: Phong trào Đông Dương Đại hội (1936) khởi đầu ở Nam Kì.

Câu 12. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1938 đã quyết định thành lập mặt trận nào sau đây?

A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1938 đã quyết định thành lập mặt trận Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 13. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1936 – 1939 là:

A. chống đế quốc, đòi độc lập dân tộc.

B. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Tham khảo thêm:   Cách tải và cài đặt game Tân Chưởng Môn VNG trên máy tính

C. chống phong kiến tay sai.

D. đòi quyền tự trị cho Đông Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 đã xác định mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1936 – 1939 là đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Câu 14. Tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được hình thành từ khi nào ?

A. Tháng 7/1936.

B. Tháng 3/1938.

C. Tháng 3/1936.

D. Tháng 7/1938.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 3/1938 quyết định đổi Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 15. Trong phong trào Đông Dương Đại hội (1936), Đảng đã tổ chức nhân dân họp và đưa ra các bản

A. yêu sách.

B. dân nguyện.

C. tuyên ngôn.

D. tố cáo.

Đáp án: B

Giải thích: Trong phong trào Đông Dương Đại hội (1936), Đảng đã tổ chức nhân dân họp và đưa ra các bản “dân nguyện” gửi đến phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương.

Câu 16. Năm 1937, Chính phủ Pháp cử ai sang điều tra tình hình Đông Dương?

A. Pôn Đume. B. Brêviê. C. Gôđa. D. Méclanh.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1937, Chính phủ Pháp cử Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương.

Câu 17. Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1936 – 1939 có điểm gì khác biệt so với phong trào 1930- 1931 ?

A. Lực lượng tham gia phong trào 1936 – 1939 là công nhân, nông dân, binh lính còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là công nhân.

B. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 – 1939 là công nhân, tiểu tư sản còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là nông nhân.

C. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 – 1939 là công nhân, nông dân và học sinh trong các đô thị lớn còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là công nhân.

D. Lực lượng tham gia phong trào 1936 – 1939 là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, tiểu tư sản, trí thức… còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là công – nông.

Đáp án: D

Giải thích: Lực lượng tham gia phong trào 1936 – 1939 là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, tiểu tư sản, trí thức… còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là công – nông.

Câu 18. Hình thức đấu tranh nào dưới đây không xuất hiện trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam?

A. Đấu tranh nghị trường.

B. Đấu tranh báo chí.

C. Đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

D. Đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Đáp án: C

Giải thích: Đấu tranh vũ trang giành chính quyền không xuất hiện trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam.

Câu 19. Trong những năm 1937 – 1939, ta đã giành thắng lợi trong các cuộc vận động tranh cử nào?

A. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Trung Kì, Viện dân biểu Nam Kì, Hội đồng quản hạt Nam Kì.

B. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kì, Viện dân biểu Trung Kì, Hội đồng kinh tế lí tài Đông Dương.

C. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Nam Kì, Hội đồng kinh tế lí tài Đông Dương.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Trạng Tí

D. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Nam Kì, Viện dân biểu Bắc Kì, Viện dân biểu Trung Kì.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm 1937 – 1939, ta đã giành thắng lợi trong Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kì, Viện dân biểu Trung Kì Hội đồng kinh tế lí tài Đông Dương.

Câu 20. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm chính quyền ở các quốc gia:

A. Đức, Pháp, Nhật.

B. Đức, Tây Ban Nha, Italia.

C. Đức, Italia, Nhật.

D. Đức, Áo- Hung.

Đáp án: C

Giải thích: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm chính quyền ở các quốc gia Đức, Italia, Nhật.

Câu 21. Chủ nghĩa phát xít có đặc điểm nào để phân biệt với chủ nghĩa tư bản?

A. Độc tài, tàn bạo nhất, sô vanh nhất.

B. Bóc lột thậm tệ đối với công nhân.

C. Đế quốc chủ nghĩa nhất của bọn tư bản tài chính.

D. Câu A và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính của những phần tử phản động, hiếu chiến nhất của tư bản tài chính.

Câu 22. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? ở đâu?

A. Tháng 6 – 1934 tại Ma Cao (Trung Quốc).

B. Tháng 7 – 1935 tại Mátxcơva (Liên Xô).

C. Tháng 3 – 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).

D. Tháng 7 – 1935 tại Ianta (Liên Xô).

Đáp án: B

Giải thích: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào tháng 7 – 1935 tại Mátxcơva (Liên Xô).

Câu 23. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là

A. chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

B. chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc.

C. chủ nghĩa phát xít.

D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Đáp án: C

Giải thích: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

Câu 24. Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự Đại hội?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Nguyễn Đức Cảnh.

C. Nguyễn Văn Cừ.

D. Lê Hồng Phong.

Đáp án: D

Giải thích: Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đến dự Đại hội.

Câu 25. Nội dung nào không phản ánh tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX là?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở một số nước.

C. Các nước phát xít ráo riết chạy đua vũ trang.

D. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945 nên không thuộc ánh tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15 Lịch sử 12 bài 15 trắc nghiệm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *