Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 (Có đáp án) Trắc nghiệm Công dân 9 bài 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 22 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo về bài Dân chủ và kỷ luật.

Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 3 tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về lý thuyết và các bài tập tình huống có đáp án kèm theo xoay quanh chủ đề Dân chủ và kỷ luật. Qua đó giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 bài 3

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc tuân theo kỉ luật?

A. Tạo ra sự thống nhất hành động trong tập thể.
B. Bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong tập thể.
C. Không phát huy được quyền làm chủ của mỗi cá nhân.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc của tập thể.

Câu 2: Kỉ luật là những quy định chung của

A. một nhóm bạn thân
B. Nhà nước.
C. tập thể và cộng đồng xã hội
D. các quốc gia trên thế giới

Câu 3: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội.
B. Là điều kiện.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?

A. Được quyên làm những điều mình thích.
B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới Các thành phần biệt lập

Câu 5: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính

A. năng động
B. tự chủ
C. sáng tạo
D. kỉ luật.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội?

A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.
C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.
D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật?

A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể.
B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình.
D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân.

Câu 8: Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đề có hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Thoả thuận
B. Đạo đức
C. Quy ước
D. Kỉ luật.

Câu 9: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm quyền tự chủ.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm quy chế.

Câu 10: Dân chủ là mọi người được

A. làm những gì mình muốn.
B. làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình.
C. làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
D. quyết định công việc của mình và của người khác.

Câu 11: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về dân chủ và kỉ luật?

A. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể.
B. Kỉ luật sẽ làm hạn chế quyền dân chủ của mỗi người.
C. Dân chủ và kỉ luật là hai phạm trù không thể song song cùng tồn tại.
D. Học sinh lớp 9 không thể phát huy quyền dân chủ vì các em chưa đủ 18 tuổi.

Tham khảo thêm:   Truyện Sự tích hoa đào Sự tích hoa đào

Câu 12: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.

Câu 13: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?

A. Chỉ làm những việc đã được phân công.
B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.
C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.

Câu 14: Việc làm nào đưới đây vi phạm kỉ luật?

A. Không làm bài tập về nhà.
B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.
C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
D. Làm bài tập đây đủ trước khi đên lớp.

Câu 15: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Ông N là người tự chủ.
B. Ông N là người trung thực.
C. Ông N người thật thà.
D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Câu 16: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?

A. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể.
B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp.
C. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận.
D. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lóp.

Câu 17: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

Tham khảo thêm:   Tin học 11 Bài 22: Thực hành bài toán sắp xếp Giải Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính Kết nối tri thức

A. Kỉ luật.
B. Pháp luật.
C. Tự trọng.
D. Trung thực.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật của học sinh?

A. Đi học đúng giờ
B. Nghỉ học không xin phép.
C. Tự ý bỏ việc không báo trước.
D. Phát biểu trong các cuộc họp lớp.

Câu 19: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

A. Khiêm nhường.
B. Dân chủ.
C. Trung thực.
D. Kỉ luật.

Câu 20: Trong buôi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?

A. Để cán bộ lớp quyết định.
B. Sôi nổi đề xuất ý kiến
C. Tôn trọng ý kiến của tập thể
D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

Câu 21: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành.
B. Kỉ luật.
C. Dân chủ.
D. Tự chủ.

Câu 22: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?

A. Không tham gia các hoạt động của lớp.
B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.
C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.
D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.

Đáp án trắc nghiệm công dân 9 bài 3

1.C

2.C

3.A

4.A

5.D

6.B

7.C

8.D

9.C

10.C

11.A

12.D

13.B

14.A

15.D

16.B

17.A

18.B

19.B

20.A

21.C

22.D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 (Có đáp án) Trắc nghiệm Công dân 9 bài 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *