Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26 (Có đáp án) Cơ cấu ngành công nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Địa 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 12 tham khảo.

Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 26 tổng hợp 27 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Cơ cấu ngành công nghiệp có đáp án kèm theo. Qua đó các bạn học sinh củng cố kiến thức Địa lí để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26

Câu 1: Ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay?

A. Nguồn nhiên liệu rất đa dạng
B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ
C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào
D. Thị trường tiêu thị lớn từ Lào và Campuchia

Câu 2: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở?

A. Số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài Thần trụ trời hay nhất Mở bài truyện Thần trụ trời

Câu 3: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tương đối đa dạng
B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
C. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành
D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới

Câu 4: Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ơ nước ta được chia thành 3 nhóm chính là?

A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ
C. Công nghiệp cấp, công nghiệp cấp hai, công nghiệp cấp ba
D. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Câu 5: Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là?

A. Đang nổi lên một số ngành trọng điểm
B. Đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp truyền thống
C. Đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn
D. Đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động

Câu 6: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?

A. Có thế mạnh lâu dài
B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội
C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác
D. Có tính truyền thống, không đòi hỏi về trình độ và sự khéo léo

Câu 7: Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là?

Tham khảo thêm:   Thông báo 1378/TB-SHTT Thống nhất áp dụng bảng phân loại ni-xơ phiên bản 10 do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành

A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
B. Công nghiệp luyện kim
C. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
D. Công nghiệp sành sứ và thủy tinh

Câu 8: Ngành nào dưới đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
B. Công nghiệp cơ khí – điện tử
C. Công nghiệp vật liệu xây dựng
D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

Câu 9: Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và tăng tỉ trọng các nhóm ngành khác

Câu 10: Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do:

A. Đường lối phát triển công nghiệp của nước ta
B. Sự tác động của thị trường
C. Theo xu hướng chung của toàn thế giới
D. Tác động của các thiên tai trong thời gian gần đây

Câu 11: Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở:

A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Ven biển miền Trung
D. Vùng núi

Câu 12: Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để?

A. Tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều
B. Hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra
C. Thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới

Tham khảo thêm:   Cách dạy trẻ học bảng cửu chương nhanh nhất Bảng tính Pythagoras - Chiếc bảng thần kỳ giúp trẻ ghi nhớ bảng cửu chương dễ dàng

Câu 13: Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt

Câu 14: Vấn đề được đặt ra cấp bách trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là:

A. Tránh gây mất đất sản xuất nông nghiệp
B. Tránh gây ô nhiễm môi trường
C. Giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo
D. Tránh làm mất đi các ngành công nghiệp truyền thống

Câu 15: Hoạt động công nghiệp của nước ta tập trung chủ yếu ở:

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
B. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

……………………

Đáp án trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1 B 15 C
2 B 16 D
3 C 17 C
4 D 18 D
5 A 19 C
6 D 20 C
7 A 21 A
8 D 22 B
9 A 23 D
10 D 24 D
11 D 25 C
12 C 26 D
13 A 27 B
14 B

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung trắc nghiệm GDCD 12 bài 26

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26 (Có đáp án) Cơ cấu ngành công nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *