Bạn đang xem bài viết ✅ Bài viết số 7 lớp 10 đề 4: Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão 2 Dàn ý và 11 mẫu bài viết số 7 lớp 10 đề 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão là một trong những chủ đề hay thuộc bài viết số 7 lớp 10 đề 4. Tài liệu bao gồm 2 dàn ý chi tiết kèm theo 11 bài văn mẫu hay nhất. Thông qua 11 bài văn mẫu này giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kỹ năng viết văn ngày một tiến bộ hơn.

Nỗi “thẹn” của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một người có nhân cách cao cả. Đây không phải là sự xấu hổ của một người trót làm điều xấu, cũng không phải sự tự ti của một người vô tích sự, vô nghĩa trước cuộc đời. Chính vì vậy chúng ta hãy cùng nhau lạc quan, yêu đời, không cam chịu khó khăn trước mắt để vươn lên, đạt những mục tiêu trong cuộc sống như Phạm Ngũ Lão và biết bao thế hệ cha anh đã làm được.

Dàn ý suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.

– Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.

II. Thân bài:

– Giải thích ý kiến thứ nhất.

– Giải thích ý kiến thứ hai.

– Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục).

III. Kết bài:

– Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.

– Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

– Sống phải có ước mơ và ước mơ đó phải gắn khát vọng của bản thân với lợi ích của quốc gia – dân tộc. Chúng ta có thể gặp lí tưởng sống cao đẹp ấy ở mọi thời đại.

– Nếu Nguyễn Khuyến “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” thì Phạm Ngũ Lão lại “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Có bạn cho rằng sự hổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão là quá kiêu kì, thái quá; ngược lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng?

2. Thân bài

– Thuật hoài là một trong những tác phẩm của văn học thời Lí Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến.

– Hai câu thơ đầu bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Đối với ý kiến chê bai, cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó.

– Nhưng ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước

+ Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa.

+ Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình còn chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá.

+ Nghĩ đến Vũ Hầu là ước mơ muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước, ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử.

+ Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy.

3. Kết bài

– Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc Bài văn mẫu nghị luận Sự hổ thẹn của tá

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Không phải ngẫu nhiên mà Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) cho đến nay vẫn được xem là bài thơ hay, có ý nghĩa xuyên suốt mọi thời đại. Một trong những lí do mang đến sức sống bất tử của tác phẩm chính là vẻ đẹp nhân cách tướng quân họ Phạm thể hiện trong câu thơ cuối cùng:

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu).

Nỗi “thẹn” ấy đã khiến chúng ta – thế hệ thanh niên ngày nay phải nghiêm túc nhìn nhận lại lí tưởng, hoài bão của chính mình. Trước hết, phải thấy rằng “thẹn” là một trạng thái tâm lí cảm xúc của con người. Đó là sự xấu hổ khi ta tự nhận thấy bản thân còn điều gì đó chưa hoàn thiện. Trong Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ suy nghĩ của mình về khát vọng công danh và thấy “thẹn” bởi công danh chưa trọn:

Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Thân nam nhỉ mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì lúa thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)

Như nhiều trang nam nhi thời phong kiến, Phạm Ngũ Lão cũng cho rằng đã là đấng tu mi nam tử thì phải lập được công danh với đời. Khao khát lập công danh, khao khát được đóng góp cho đất nước nên khi nỗi khao khát càng lớn thì càng cảm thấy những gì mình làm được là nhỏ bé và nỗi thẹn vì thế càng nhân lên. Phạm Ngũ Lão thẹn với ai? – Với Vũ hầu Gia Cát Lượng, vị quân sư nổi tiếng thời Xuân thu Chiến quốc, người đã giúp Lưu Bị khôi phục lại nhà Hán. Ông thẹn vì mình đã không tài giỏi được như Vũ hầu để làm nên nghiệp lớn. Một người từng có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, đặc biệt trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vậy mà vẫn cảm thấy còn vương nợ đối với nước nhà, vẫn chưa thỏa lòng với những chiến công vang dội của mình. Đó là nỗi thẹn cao cả, nỗi thẹn làm nên nhân cách lớn. Nỗi thẹn ấy, xét cho đến cùng chính là sự ý thức muốn hoàn thiện bản thân để đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Nó làm nên một hình tượng con người có tầm vóc lớn lao. Hiểu được điều này, ta sẽ nhận ra rằng Phạm Ngũ Lão không chỉ đơn thuần nói đến cái nợ công danh thường gặp theo lí tưởng phong kiến. Với ông, công danh chỉ là một cách thức, một phương thức để cứu đời, giúp đời. Câu thơ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu) đã thể hiện tập trung nhất lí tưởng nhân sinh cao đẹp của nhà thơ, nhà quân sự tài ba Phạm Ngũ Lão. Nó góp phần xây dựng và hoàn thiện bức chân dung về một tài năng, một tấm lòng và một nhân cách lớn. Lí tưởng tích cực ấy của ông ngày nay vẫn luôn được coi trọng, đặc biệt vẫn được thế hệ trẻ noi theo.

Thực tế là ở bất kì thời đại nào, thế hệ thanh niên cũng là lực lượng hùng hậu, đi đâu trong các công tác xã hội. Thời đại nhà Trần, nếu không có tuổi trẻ của Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu, không có những Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn thì chưa chắc đã có những chiến thắng oanh liệt liên tiếp trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên — Mông. Thời đại ngày nay, đất nước không có bóng quân thù, thế hệ thanh niên không phải cầm gươm, vác súng như lớp cha anh nhưng không phải vì thế mà trong họ thiếu đi những lí tưởng sống cao đẹp. Không cầm gươm chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ giang sơn, đất nước nhưng những người trẻ hôm nay lại nhiệt tâm cầm bút, không ngừng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đóng góp cho đất nước. Họ là những bạn trẻ đã vinh danh Việt Nam trên các đấu trường Toán học, Vật lí.. quốc tế. Họ là những bạn trẻ đã thi đấu hết mình để quốc kì Việt Nam được kéo lên cao nhất trong các cuộc thi thể thao trong khu vực và trên thế giới.. Họ – là chính chúng ta – những học sinh đang miệt mài học tập để giành thành tích cao nhất. Và có ai bảo đó không phải là yêu nước? Có ai bảo chúng ta không tiếp nối lí tưởng sống cao đẹp của cha ông?

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng hiện nay còn một số không nhỏ thanh niên có biểu hiện đạo đức không lành mạnh. Họ học hành bê trễ, vi phạm trật tự an toàn giao thông, sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật lười lao động… Những bạn trẻ này cần phải tự và được đấu tranh, thuyết phục, vận động để từ bỏ thói tật. Và tôi tin rằng các bạn trẻ ấy sẽ nhận ra mình đang đi lệch đường ray, sẽ đổi thay để những khuyết điểm lùi lại phía sau, nhường đường cho cuộc sống tiến bộ.

Cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi người phát huy ưu điểm và loại bỏ những thói hư tật xấu, vươn tới sự hoàn thiện hơn. Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay luôn khát khao vươn lên, luôn đặt ra mục tiêu dài hạn để phấn đấu và không bao giờ nản lòng, thất vọng, không bao giờ than thân trách phận.

Chúng ta hãy cùng nhau lạc quan, yêu đời, không cam chịu khó khăn trước mắt để vươn lên, đạt những mục tiêu trong cuộc sống như Phạm Ngũ Lão và biết bao thế hệ cha anh đã làm được.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 2

Bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão ra đời trong không khí hào hùng, khi cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai sắp bắt đầu. Tác phẩm có sự xen kẽ giữa hai nguồn cảm hứng tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng lập công. Ngày nay, các thế hệ cùng trở về với hào hùng dân tộc một thời qua những tác phẩm thơ văn. Khi học bài thơ này, có bạn cho rằng “sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kỳ”. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả xuất phát từ tầm đón nhận của mỗi người. Nếu ý kiến thứ nhất chỉ nhìn câu thơ ở lớp nghĩa đen, nghĩa bề mặt nên không thấy được vẻ đẹp của người tráng sĩ thì nhận định thứ hai đã nhìn nhận một cách toàn diện giá trị nội dung của tác phẩm khi cả hai đều hướng đến việc nhận xét sự hổ thẹn của tác giả. Ý kiến đầu còn tỏ ra sự phê phán hồ đồ, thiếu hiểu biết. Ngược lại thì ý kiến thứ hai rất đúng đắn và có giá trị.

Hai câu thơ đầu tác giả bày tỏ nỗi lòng, cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của hình tượng người tráng sĩ và quân đội nhà Trần đang làm nhiệm vụ bảo vệ non sông đất nước với giọng điệu hào hùng, ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh ước lệ, bút pháp giàu tính sử thi:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Hai câu cuối, tác giả đi sâu vào nội tâm, tỏ lòng trực tiếp. Ta thấy phảng phất ở đó nỗi hổ thẹn với chính bản thân mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu”

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)

Tác giả có nói đến chí nam nhi, một cách nói quen thuộc trong văn hóa phong kiến thì chí nam nhi thường gắn với lí tưởng công danh. “Công danh” là công lao và danh tiếng. Kẻ làm trai sinh ra ở đời phải biết lập nên công trạng, tạo dựng sự nghiệp, để lại địa vị, danh tiếng trong xã hội. Đó là con đường tất yếu với kẻ sĩ ở đời. Muốn khẳng định sự tồn tại của mình phải có công danh. Và chỉ có con trai mới lập nên công danh và đã là nam nhi thì lập công danh là một trách nhiệm. Quan niệm và lí tưởng công danh ấy có ý nghĩa tích cực bởi nó đã khích lệ tinh thần cống hiến và chiến đấu của biết bao trang nam tử ở đời để họ sẵn sàng rèn luyện có đủ phẩm chất để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ bằng con đường dùi mài kinh sử, lều chõng đi thi, đỗ đạt khoa cử. Sau này Nguyễn Công Trứ cũng xem chuyện công danh như là lẽ sống của cuộc đời mình:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”

Bản thân ý tưởng ấy đã làm bật lên vẻ đẹp trong chí khí và nhân cách của Phạm Ngũ Lão- một con người không chấp nhận cuộc đời tầm thường, vô nghĩa. Thời điểm viết bài thơ này, Phạm Ngũ Lão đã lập nên công danh sự nghiệp, có nhiều công trạng và kỳ tích. Vậy mà tác giả vẫn còn băn khoăn về chuyện mình chưa trả xong món nợ công danh “vị liễu công danh trái”. Mà nợ thì phải trả cho nên niềm day dứt phải chăng là biểu hiện cao nhất của khát vọng tiếp tục lập công, của ý thức tu thân, không ngừng vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ; là biểu hiện của bầu nhiệt tâm, nhiệt huyết của người chí sĩ ở đời.

Câu thơ cuối cùng “tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”, Phạm Ngũ Lão đã gắn với ý thức nợ công danh. Vũ Hầu chỉ Gia Cát Lượng tức Khổng Minh, một bậc trung thần, một nhân cách lớn. Gia Cát Lượng đã cống hiến không mệt mỏi và tử trận trong một lần chỉ huy đánh giặc. Phạm Ngũ Lão lấy Vũ Lượng Hầu- người tài năng xuất chúng, nhân cách hơn người làm mẫu mực và thấy thẹn với chính mình bởi Gia Cát Lượng đã làm tròn việc trả nợ công danh đến hơi thở cuối cùng. Nỗi thẹn đó trước hết là nâng cao nhân cách Phạm Ngũ Lão, nung nấu khát vọng lập công, bày tỏ khát vọng được cống hiến cả đời mình cho dân tộc. Nỗi thẹn làm nên chí lớn tâm hùng của một bậc tài khí hơn người. Đó còn là nỗi thẹn cho thấy trách nhiệm, nghĩa vụ, ý chí của kẻ làm trai. Nỗi thẹn có khả năng tạo nên những hành vi nghĩa hiệp ở đời. Với Phạm Ngũ Lão – người đã từng đánh Đông dẹp Bắc lập nên nhiều chiến công vậy mà vẫn cứ thẹn thì quả là nỗi thẹn mang tầm vóc lớn lao, là nỗi thẹn tu thân chính đáng, nỗi thẹn của một con người đã cao đẹp còn vươn lên tầm óc lớn lao hơn.

Bài thơ khép lại, để lại trong lòng người đọc nhiều dư ba. Đó không còn là nỗi thẹn của tác giả mà là cả bức chân dung con người và thời đại mang hào khí Đông A.

Tham khảo thêm:   PUBG: Cách nhảy dù và tiếp đất nhanh nhất

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 3

Nhắc đến Phạm Ngũ Lão là nhắc đến một vị tướng tài ba, vừa có tài thao lược lại có tài văn chương. Tên tuổi ông đã được lịch sử gọi tên và trở thành một tấm gương cho bao người noi theo. Đọc bài thơ Thuật Hoài của ông có ý kiến cho rằng : “Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước”. Vậy quan điểm của bạn về vấn đề này là gì?

Bài thơ của Phạm Ngũ Lão được viết theo thể đường luật ngắn gọn gồm có bốn câu sau:

“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu”.

Bài thơ đơn giản là tiếng lòng của nhà thơ, ước mơ của trang nam tử hán trong xã hội. Và hai câu thơ cuối đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều. Vậy ý kiến nào là đúng?

“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Đầu tiên ta cần phải biết đến vị Vũ Hầu được nhắc đến trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão là ai? Vũ Hầu hay còn gọi là Gia Cát Lượng một nhân vật nổi tiếng thời tam quốc diễn nghĩa với tài trí và mưu lược hơn người. Cả đời ông hi sinh và cống hiến hết mình cho nhà Hán, ông đã trở thành vị quân sư cố vấn đắc lực cho Lưu Bị. Ông cũng góp phần làm nên những chiến thắng hiển hách của Lưu Bị với các thế lực thù địch và tạo nên nhà Hán vững chắc. Ông được coi như một tấm gương sáng, để ngàn đời sau học tập và noi theo. Việc nhà thơ có mơ ước được như Gia Cát Lượng là điều hoàn toàn bình thường và dễ hiểu. Còn nếu hổ thẹn vì mình không được như Gia Cát Lượng phải chăng là đang thái quá và kiêu kì? Nếu bạn đang tồn tại suy nghĩ như vậy thì quả thực bạn đang áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên tác giả rồi. Thứ nhất, Gia Cát Lượng dù tài ba kiệt xuất thật không ai có thể phủ nhận điều đó nhưng suy cho cùng thì ông cũng chỉ là một người bình thường không phải là thần linh hay vua chúa gì hết. Còn mơ được như ông là mơ ước có được lòng trung thành và ái quốc như ông để giúp nước cứu đời. Đây là lí tưởng mà có lẽ tất cả những đấng mày râu trong bất kỳ thời đại nào kể cả thời bình hay thời loạn đều hướng tới.

Chính vì thế nên ý kiến thứ hai nó biểu hiện một hoài bão lớn tinh thần yêu nước nhận được rất nhiều sự đồng tình của mọi người.

Trong bất kì một thời đại nào thì người làm trai cần phải là người “đầu đội trời chân đạp đất” sinh ra làm kiếp làm trai phải mưu đồ lên nghiệp lớn. Nhất là thời đại phong kiến thì tư tưởng này càng được đề cao và chú trọng. Cũng giống như Phạm Ngũ Lão thì Nguyễn Công Trứ cũng từng viết “Đã mang tiếng ở trong trời đất phải có danh gì với núi sông”.

Công danh ở đây được xem là sự thành đạt hiển vinh. Trả xong nợ công danh tức là hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm đối với tổ quốc, với vua và với nước. Sự khao khát công danh đó đã góp phần tạo thành động lực thôi thúc con người trong xã hội đứng lên xả thân vì nước cứu đời cứu người. Phạm Ngũ Lão một người cầm ngang ngọn giáo cứu nước thế nhưng ông vẫn cảm thấy hổ thẹn bởi lẽ cái chí của ông quá lớn lao.

Chính vì thế nên tác giả mới cảm thấy “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Nghĩ đến Vũ Hầu là nhắc đến một vị quân sư tài ba với tài thao lược và binh pháp tinh thông. Nhà thơ cảm thấy hổ thẹn vì chưa được cái tài như ông để có thể trừ giặc cứu đời. Ý nguyện của ông đặt trong thời kỳ đất nước phong kiến ấy thì đó là một khát vọng hết sức bình thường và có lý. Trên thực tế, Phạm Ngũ Lão đã làm nên một điều vĩ đại đó là khiến lịch sử phải đời đời nhắc tên ông một con người tài ba đã làm nên những chiến công hiển hách cho dân tộc.

Có thể nói Thuật Hoài là một trong những tác phẩm xuất sắc. Nó không chỉ thể hiện tình yêu nước sâu sắc, mãnh liệt mà còn thể hiện được trách nhiệm của người nam nhi đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Nó như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với mỗi chúng ta sống phải biết đóng góp và cống hiến cho đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển hơn.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 4

Thuật hoài là một trong những tác phẩm của văn học thời Lý Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến.

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).

Học bài thơ này, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng?

Hai câu thơ trên bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Ý kiến chê bai cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó. Vũ Hầu là ai? Là Gia Cát Lượng (tức Khổng Minh), một nhân vật thời tam quốc nổi tiếng về mưu lược, tài trí hơn người. Ông đã hy sinh trọn đời cho nhà Hán, là vị quân sư – cố vấn tài ba của Lưu Bị, giúp Lưu Bị đánh bại bao đối thủ tài giỏi, góp công lớn trong việc tạo lập và cùng cố nhà Hán. Có thể coi Gia Cát Lượng là một “chính quân tử”, là tấm gương trung nghĩa kiệt xuất điển hình, một tài năng quân sự. Mơ ước như Gia Cát Lượng là đúng nhưng hổ thẹn vì mình không được như Gia Cát Lượng là không tự lượng sức mình, là quá kiêu căng, thái quá, đề cao mình chăng? Nếu các bạn có suy nghĩ như vậy thì chỉ là cách nhìn một phía, mang nặng ý thức chủ quan. Đúng là không có ai có thể trở thành Khổng Minh (Gia Cát Lượng), nhưng Khổng Minh là người thông minh xuất chúng, không phải là thần linh nên ai cũng có thể cố gắng để noi gương. Hơn thế nữa, noi gương Khổng Minh là noi gương những gì? Đó là lòng trung thành, trung quân, ái quốc, là lập công giúp vua, giúp nước. Đây cũng chính là lý tưởng của những đấng nam nhi trong xã hội phong kiến.

Có thể khẳng định rằng, ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước.

Công danh nam tử còn vương nợ

Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lý tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa. Thời đại Phạm Ngũ Lão, chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà xây dựng lợi ích của giai cấp phong kiến, “công danh” là một khát vọng lập công, lập danh, hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước.

Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng đã khẳng định:

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.

“Công danh” được xem là dấu hiệu của thành đạt, là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với đời, với dân-, với nước. Đồng thời chí làm trai thời bấy giờ có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ, sần sàng hi sinh cuộc đời cho sự nghiệp lớn lao, sự nghiệp cứu nước, cứu dân để cùng trời đất muôn đời bất hủ. Phạm Ngũ Lão đã cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá.

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Nghĩ đến Vũ Hầu là ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. Ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để từ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử. Theo tư tưởng Nho giáo, có thể thấy Phạm Ngũ Lão rất có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Đó cũng là biểu hiện khát vọng muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung.

Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy. Từ một chàng trai không tiếng tăm nơi thôn xóm, ông trở thành một tướng tài, ông trả xong nợ công danh với lịch sử, lịch sử đã gọi tên ông. Thế hệ sau nhớ mãi đến ông cùng với Thuật hoài và tiếp bước lí tưởng sống của tổ tiên. Thanh niên Việt Nam ngày nay phải biết xác định con đường, ước mơ và cố gắng thực hiện ước mơ đó. Tuy nhiên, cần đặt sự tồn tại và phát triển của đất nước lên hàng đầu, rèn luyện đạo đức, tài năng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kiên trì với mục đích đúng đắn của mình.

Mặc dù ra đời cách chúng ta tám thế kỷ song Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão vẫn luôn mới mẻ và hấp dẫn. Bài thơ có tác dụng giáo dục về nhân sinh quan, về lẽ sống đối với thanh niên. Đặc biệt, qua nỗi thẹn của mình, Phạm Ngũ Lão đã cho chúng ta thấy hoài bão lớn lao và cao đẹp của cuộc đời ông. “Khi lẽ sống thiết tha đến mức trở thành tình cảm, người ta sẽ thực hiện được ước mơ của mình cho dù khó khăn đến đâu”.

Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Bài thơ chịu ảnh hưởng ý thức hệ phong kiến và mang rõ tính chất “thi dĩ ngôn chí”, đồng thời mang tính chất thời sự: Khi đất nước lâm nguy, vai trò của người anh hùng vô cùng quan trọng. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, Người anh hùng chính là người góp phần làm nên lịch sử luôn trọng danh dự và bảo toàn danh tiết với non sông đất nước, với xã tắc, sơn hà. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 5

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó:

Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Dịch thơ tiếng Việt:

Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Trần (1226 – 14001) là một triều đại lẫy lừng với bao nhiêu chiến công vinh quang, mấy lần quét sạch quân xâm lược Mông – Nguyên hung tàn ra khỏi bờ cõi, giữ vững sơn hà xã tắc, nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt.

Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên trong thời đại ấy nên ông sớm thấm nhuần lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc và nhất là lí tưởng sống của đạo Nho là trung quân, ái quốc. Ông ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.

Bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) được làm bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, niêm luật chặt chẽ, ý tứ hàm súc, hình tượng kì vĩ, âm điệu hào hùng, sảng khoái. Hai câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp gân guốc, lẫm liệt, tràn đầy sức sống của những trang nam nhi – chiến binh quả cảm đang xả thân vì nước, qua đó thể hiện hào khí Đông A ngút trời của quân đội nhà Trần thời ấy.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu (Dịch nghĩa: cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu); dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu. So với nguyên văn chữ Hán thì câu thơ dịch chưa lột tả được hết chất oai phong, kiêu hùng trong tư thế của người lính đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo, luôn ở tư thế tấn công dũng mãnh, áp đảo quân thù. Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài (giang sơn kháp kỉ thu). Có thể nói đây là hình tượng chủ đạo, tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường, không một kẻ thù nào khuất phục được. Từ hình tượng ấy, ánh hào quang của chủ nghĩa yêu nước ngời tỏa sáng.

Câu thơ thứ hai: Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu. (Dịch nghĩa: khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời). Dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu, đặc tả khí thế chiến đấu và chiến thắng không gì ngăn cản nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta. Khí thôn Ngưu là cách nói thậm xưng để tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tầm vũ trụ.

Hai câu tứ tuyệt chỉ mười bốn chữ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã tạc vào thời gian một bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính quả cảm trong đạo quân Sát Thát nổi tiếng đời Trần.

Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh ấy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước. Như bao kẻ sĩ cùng thời, Phạm Ngũ Lão tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc và quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông (Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ). Bởi thế cho nên khi chưa trả hết nợ công danh thì tự lấy làm hổ thẹn:

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).

Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khổng Minh đã lập được công lớn, nhiều phen làm cho đôi phương khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu.

Lấy gương sáng trong lịch sử cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha nơi làn tên mũi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kỳ nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Suy nghĩ của Phạm Ngũ Lão rất cụ thể và thiết thực; một ngày còn bóng quân thù là nợ công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trả hết. Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng.

Tham khảo thêm:   Các lệnh chat trong Warframe cần biết

Hai câu thơ sau âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.

Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 6

Đi-đơ-rô từng nói: “Không có khát vọng lớn thì cũng không có sự nghiệp lớn”. Sống phải có ước mơ và ước mơ đó phải gắn khát vọng của bản thân với lợi ích của quốc gia – dân tộc. Chúng ta có thể gặp lí tưởng sống cao đẹp ấy ở mọi thời đại. Đó có thể là lòng căm thù giặc sâu sắc, cũng có thể là lòng tự hào dân tộc, nhưng lí tưởng sống được thể hiện qua “nỗi thẹn” thì thật khác thường. Nếu Nguyễn Khuyến “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” thì Phạm Ngũ Lão – một danh tướng đời Trần – lại “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Có bạn cho rằng sự hổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão là quá kiêu kỳ, thái quá; ngược lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước.

Vậy, ý kiến nào đúng?

“Thuật hoài” là một trong những tác phẩm của văn học thời Lý Trần, với thể Đường luật ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã nói lên được ước mơ của trang nam nhi trong xã hội phong kiến.

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).

Học bài thơ này, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Vậy, ý kiến nào đúng?

Hai câu thơ trên bày tỏ nỗi lòng tác giả, cũng là cái chí, cái tâm của người anh hùng. Ý kiến chê bai cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì cũng có lí do của nó. Vũ Hầu là ai? Là Gia Cát Lượng (tức Khổng Minh), một nhân vật thời tam quốc nổi tiếng về mưu lược, tài trí hơn người. Ông đã hy sinh trọn đời cho nhà Hán, là vị quân sư – cố vấn tài ba của Lưu Bị, giúp Lưu Bị đánh bại bao đối thủ tài giỏi, góp công lớn trong việc tạo lập và cùng cố nhà Hán. Có thể coi Gia Cát Lượng là một “chính quân tử”, là tấm gương trung nghĩa kiệt xuất điển hình, một tài năng quân sự. Mơ ước như Gia Cát Lượng là đúng nhưng hổ thẹn vì mình không được như Gia Cát Lượng là không tự lượng sức mình, là quá kiêu căng, thái quá, đề cao mình chăng? Nếu các bạn có suy nghĩ như vậy thì chỉ là cách nhìn một phía, mang nặng ý thức chủ quan. Đúng là không có ai có thể trở thành Khổng Minh (Gia Cát Lượng), nhưng Khổng Minh là người thông minh xuất chúng, không phải là thần linh nên ai cũng có thể cố gắng để noi gương. Hơn thế nữa, noi gương Khổng Minh là noi gương những gì? Đó là lòng trung thành, trung quân, ái quốc, là lập công giúp vua, giúp nước. Đây cũng chính là lý tưởng của những đấng nam nhi trong xã hội phong kiến.

Có thể khẳng định rằng, ý kiến thứ hai mới là ý kiến đúng: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước.

Công danh nam tử còn vương nợ

Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lý tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa. Thời đại Phạm Ngũ Lão, chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà xây dựng lợi ích của giai cấp phong kiến, “công danh” là một khát vọng lập công, lập danh, hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước.

Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng đã khẳng định:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

“Công danh” được xem là dấu hiệu của thành đạt, là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với đời, với dân-, với nước. Đồng thời chí làm trai thời bấy giờ có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ, sần sàng hi sinh cuộc đời cho sự nghiệp lớn lao, sự nghiệp cứu nước, cứu dân để cùng trời đất muôn đời bất hủ. Phạm Ngũ Lão đã cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình chưa trả xong nợ công danh là bởi vì cái chí ông quá lớn và cái tâm ông đẹp quá.

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Nghĩ đến Vũ Hầu là ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. Ở đây Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để từ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử. Theo tư tưởng Nho giáo, có thể thấy Phạm Ngũ Lão rất có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Đó cũng là biểu hiện khát vọng muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung.

Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông. Ông có ước mơ lớn và đã cố gắng thực hiện hoài bão ấy. Từ một chàng trai không tiếng tăm nơi thôn xóm, ông trở thành một tướng tài, ông trả xong nợ công danh với lịch sử, lịch sử đã gọi tên ông. Thế hệ sau nhớ mãi đến ông cùng với Thuật hoài và tiếp bước lí tưởng sống của tổ tiên. Thanh niên Việt Nam ngày nay phải biết xác định con đường, ước mơ và cố gắng thực hiện ước mơ đó. Tuy nhiên, cần đặt sự tồn tại và phát triển của đất nước lên hàng đầu, rèn luyện đạo đức, tài năng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kiên trì với mục đích đúng đắn của mình.

Mặc dù ra đời cách chúng ta tám thế kỷ song Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão vẫn luôn mới mẻ và hấp dẫn. Bài thơ có tác dụng giáo dục về nhân sinh quan, về lẽ sống đối với thanh niên. Đặc biệt, qua nỗi thẹn của mình, Phạm Ngũ Lão đã cho chúng ta thấy hoài bão lớn lao và cao đẹp của cuộc đời ông. “Khi lẽ sống thiết tha đến mức trở thành tình cảm, người ta sẽ thực hiện được ước mơ của mình cho dù khó khăn đến đâu”.

Bài thơ nói lên quan niệm sống trong thời kì phong kiến của những người quân tử. Bài thơ chịu ảnh hưởng ý thức hệ phong kiến và mang rõ tính chất “thi dĩ ngôn chí”, đồng thời mang tính chất thời sự: Khi đất nước lâm nguy, vai trò của người anh hùng vô cùng quan trọng. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, Người anh hùng chính là người góp phần làm nên lịch sử luôn trọng danh dự và bảo toàn danh tiết với non sông đất nước, với xã tắc, sơn hà. Vì vậy mà cái thẹn của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 7

Trước chúng ta bảy thế kỷ, Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài đã bày tỏ lòng mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

(Nam nhi chưa trả xong nợ công danh
Thẹn khi nghe dân gian bàn chuyện Vũ Hầu)

Đó là cái “thẹn” cao cả, cái “thẹn” của một con người ý thức hơn ai hết trách nhiệm của mình đối với giang sơn xã tắc.

Thế kỉ XVIII, Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định thái độ sống ấy: “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”.

Sau này, Phan Bội Châu cũng nhắc lại trong bài Lưu biệt khi xuất dương:

“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”.

Vẫn là chí làm trai ấy, nhưng nội dung đã thấm đẫm hơi thở của thời đại: “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Như vậy, trong quan niệm của cha ông, chí làm trai không chỉ là lập công danh mà còn phải tham gia làm nên nghiệp lớn.

Ngày nay, con người của thế kỷ XXI quan tâm nhiều hơn tới tự do cá nhân, tới nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu sáng tạo, nguyên tắc sống ấy có trở nên “lạc hậu”? Và lí tưởng, hoài bão của người thanh niên sau Phạm Ngũ Lão bảy thế kỷ, sau Nguyễn Công Trứ ba thế kỷ và Phan Bội Châu tròn một thế kỷ là gì?

Đất nước Việt Nam độc lập, dân tộc Việt Nam tự do. Nền tự do, độc lập mà thế hệ trẻ chúng ta đang được thừa hưởng hôm nay là kết quả của một quá trình đấu tranh để bảo vệ và dựng xây của cha ông suốt hơn bốn ngàn năm lịch sử và hơn một nửa thế kỷ đấu tranh oanh liệt vừa qua. Để nhưng thành quả ấy mãi mãi vững bền, các thế hệ cháu con phải tiếp nối truyền thống ấy. Nói cách khác, mỗi thế hệ người Việt Nam hôm nay phải xác định trách nhiệm của mình. Và thế hệ có thể đóng góp nhiều nhất cho tổ quốc, không ai khác, chính là thế hệ thanh niên.

Hơn nữa, đối với mỗi người, ai cũng mong muốn rằng sự tồn tại của mình trên thế gian này không phải là vô nghĩa, vì vậy, làm một điều gì đó có ý nghĩa đối với cuộc sống, đối với đất nước, quê hương là niềm vui, là một cách để khẳng định ý nghĩa và giá trị của mình. Đối với tuổi trẻ, điều ấy lại càng quan trọng. Con người càng khao khát tự do lại càng mong muốn được khẳng định mình. Đó phải chăng cũng là một quy luật? Và hành động khẳng định ý nghĩa của cuộc sống của mình cũng là một cách để lưu danh?

Thế hệ trẻ hôm nay đã có biết bao tấm gương làm rạng danh dân tộc trên trường quốc tế…. Và cũng có biết bao người lặng lẽ lao động để tạo dựng cuộc sống cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Họ đã bằng cách riêng, cống hiến tài năng và sức lực để xây dựng đất nước ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ kính yêu. Đó chính là lí tưởng, là hoài bão của thanh niên hiện nay.

Như thế, những gì mà Phạm Ngũ Lão bày tỏ trong Thuật hoài có gì khác hôm nay?

Theo tôi, lý tưởng ấy vẫn không thay đổi. Khác chăng chỉ là những định hướng, mục tiêu mà khát vọng hoài bão thời nay đang hướng tới: đó là khát vọng làm giàu chính đáng, là niềm say mê khoa học, ham muốn làm được nhiều việc tốt để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc mình. Và đi liền với sự thay đổi mục tiêu ấy là những tấm gương, những mẫu người lý tường để thanh niên học tập và noi theo cũng đã thay đổi. Bây giờ, thanh niên không phải lập công danh theo gương Gia Cát Lượng mà quan trọng hơn, cần có những tấm gương mới để phấn đấu làm giàu cho Tổ quốc và cho gia đình mình.

Ngọn lửa sống nhiệt thành trong trái tim mỗi thế hệ, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định sẽ có những biểu hiện khác nhau, song tinh thần cống hiến, khát vọng được khẳng định mình mãi mãi là khát vọng sống chân chính mà con người luôn hướng tới. Và tinh thần mà phạm Ngũ Lão gửi gắm trong Thuật hoài không chỉ là tinh thần của con người một thời đại.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 8

Cảm hứng yêu nước trong giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến XIX là chất men say làm sống dậy hào khí của dân tộc trong thời kì nhân dân ta lập nên những chiến công hiển hách. Nổi bật hơn hết là chiến thắng oanh liệt ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông xâm lược.

Vết son chói lọi đó in sâu vào lịch sử đấu tranh giữ nước sáng ngời truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Trong đó, Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi từng được mệnh danh “đánh đâu thắng đó”, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng những thành quả trong quá khứ. Ngày nay tên tuổi của ông vẫn còn sống mãi. Bài thơ duy nhất còn lại của ông là Thuật hoài cũng gây không ít những bàn cãi tranh luận. Thiết nghĩ chúng ta nên có những cái nhìn chung và xem xét kỹ để có thể từ đó hiểu thêm về con người và xã hội thời đó chăng?.

Có bạn cho sự hổ thẹn của tác giả là quá đúng, Phạm Ngũ Lão cùng đã lập chiến công, không cần phải thẹn, hạ thấp mình như thế. Ngược lại, có bạn cho đó là biểu hiện hoài bão lớn lao của trang nam nhi. Vậy sự hổ thẹn ở đây là gì? Và liệu nó có quá đáng hay không? Đó là những gút mắc, những điều bức xúc mà không chỉ có một mà nhiều người đặt ra khi thưởng thức tác phẩm Thuật hoài. Thuật hoài là một bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt được sáng tác để giãi bày nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão. Câu cuối cùng có đề cập đến chữ thẹn:

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
(Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu).

Chữ thẹn ở đây là thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Vũ Hầu là Khổng Minh Gia Cát Lượng, một người được xem như bậc vi nhân từ Trung Quốc. Bằng tài trí, sức lực của mình, Khổng Minh đã giúp Lưu Bị từ tay trắng trở thành một đế vương. Công lao ấy, tài đức ấy luôn được xem là mục tiêu hướng tới người anh hùng của mọi thời đại, trong đó có Phạm Ngũ Lão. Ông cảm thấy thẹn, thấy xấu hổ vì không bằng người xưa, không thể đóng góp được nhiều hơn nữa, để đền “ơn vua, lộc nước”. Sự hổ thẹn ở đây không có gì là quá đáng. Kẻ nam nhi ngày xưa luôn mong muốn vươn tới đỉnh cao nhất của vinh quang, được đem trí tuệ, tài sức để giúp vua, giúp nước, được cống hiến hết lòng mình vì sự nghiệp chung. Đó là những biểu hiện hoài bão lớn lao của trang nam nhi, nhận thức được trách nhiệm làm trai, không ngừng vươn lên, tự khẳng định bản thân và làm cho tên tuổi lưu danh ngàn đời. Do đó, chữ thẹn trong Thuật hoài không phải là sự hạ thấp mình của Phạm Ngũ Lão mà thể hiện lòng yêu nước thiết tha và ý thức bổn phận của ông. Thẹn không chỉ để thẹn, thẹn rồi mới biết tự khắc phục, tìm mọi cách để hoàn thiện bản thân. Đó là điều đáng trân trọng trong tính cách của ông.

Bài thơ Thuật hoài tái hiện tư thế hiên ngang, tầm vóc vũ trụ lớn lao, khí thế hào hùng qua nghệ thuật xây dựng hình ảnh hùng tráng múa giáo, khi mạnh át sao Ngưu. Bài thơ khẳng định ý chí sôi sục, quyết tâm cao độ được “nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” của người anh hùng Phạm Ngũ Lão. Điều đó càng được thể hiện rõ qua từ thẹn của câu cuối. Từ thẹn đặt trong bài thơ rất thích hợp với mạch thơ, nhịp thơ mạnh, chắc, rắn rỏi.

Thuật hoài không chỉ để bày tỏ nỗi lòng của tác giả mà bài thơ còn là lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi phải có ý cầu tiến, xả thân vì nghĩa lớn. Đây cũng là bài học đầy ý nghĩa thiết thực cho những con người hôm qua, hôm nay và mai sau. Sự hổ thẹn của tác giả không có gì quá đáng, quá đáng chăng là những người trai không ý thức trách nhiệm của mình, lười nhác, chỉ hưởng không công, hoặc những người mãi ca ngợi chiến công mà “ngủ say trong chiến thắng” hay mơ về quá khứ rực rỡ oanh liệt mà quên đi thực tại.

Tham khảo thêm:   Mẹo chơi KartRider Rush+ cho người mới bắt đầu

Trong bài Cảm hoài của Đặng Dung, chữ “thẹn” thể hiện rõ nhất ở hai dòng cuối:

Bạc đầu thù nước còn chưa trả,
Mấy độ mài trăng bóng nguyệt tà.

Ông thẹn cho mình thời gian còn ngắn ngủi, đời người qua mau trong vô vị, chưa làm nên được việc hiển hách, chưa làm tròn nhiệm vụ rửa nhục nước, trả thù nhà. Ông không thể làm gì được nữa. Thật phí cho tài cao chí lớn nhưng không được trọng dụng. Đây là cái thẹn của người thất thế.

Trên đây là những con người dù ở những thời khác nhau, vị thế khác nhau nhưng họ đều có tấm lòng yêu nước, quyết tâm làm tròn, nghĩa vụ của một trang nam nhi đối với đất nước. Tấm lòng đó tràn đầy hoài bão cao đẹp, không bao giờ được thỏa mãn, không bao giờ thấy đủ khi họ chưa trút hơi thở sau cùng.

Với ý nghĩa to lớn như thế, tác dụng của Thuật hoài không chỉ có ở một thời đại mà mang giá trị chung của mọi thời đại. Chính nội dung, tầm tư tưởng đáng quý ấy đã làm cho bài thơ sống mãi qua bao nhiêu thời gian và tên tuổi Phạm Ngũ Lão trở nên bất tử.

Ảnh hưởng của bài thơ trong thời đại chúng ta không những thiết thực mà còn bổ ích. Chúng ta phải làm gì để không phải hổ thẹn khi nhìn lại thời quá khứ hào hùng của dân tộc. Chúng ta cần làm hết sức mình, toàn tâm toàn ý hoàn thành nghĩa vụ của một người dân đối với đất nước.

Quả thật không ai có thể phủ định giá trị âm vang lời thơ mà Thuật hoài mang lại. Tác phẩm làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta và làm sống lại hào khí Đông A cao đẹp.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 9

Nhà Trần đã ghi vào cuốn Việt sử những trang sử vô cùng chói lọi với ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông và một sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Nền văn minh của dân tộc Việt đã có một bước tiến dài dưới các triều đại nhà Trần. Những trang sử hào hùng đó của nhà Trần có được là nhờ tinh thần vua tôi một lòng vì dân vì nước. Vì nhà Trần có những tướng lĩnh tài năng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão… Những tướng lĩnh tài ba ấy đã góp phần làm nên cái “hào khí Đông A” trong văn học thời Trần.

Sau những tháng năm chinh chiến và đã có được rất nhiều công ao đối với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Phạm Ngũ Lão – một tướng lĩnh tài ba của Trần Hưng Đạo – đã tổng kết lại cuộc đời chinh chiến của mình:

Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Trên thực tế, những gì nhà Trần đã làm được cho lịch sử dân tộc Việt Nam là một điều rất đáng tự hào, không chỉ của riêng những tướng lĩnh nhà Trần mà còn là của cả dân tộc. Theo quan niệm công danh của Nho giáo thì việc “Múa giáo non sông trải mây thâu” ấy cũng đã là một sự nghiệp công danh đáng tự hào, người quân tử đã thực hiện đủ nghĩa vụ “tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Thế nhưng, người tướng lĩnh trong bài thơ này lại có tâm sự “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Công lao của Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) đối với nhà Thục là điều không thể tranh cãi. Sự nghiệp của Gia Cát Lượng đã trở thành lý tưởng sống của các bậc chính nhân quân tử theo tư tưởng Nho gia. Việc thua kém Vũ Hầu về công lao binh nghiệp là lẽ đương nhiên, không có gì đáng hổ thẹn. Trong bài thơ này, tác giả cũng không có ý so sánh sự nghiệp của mình với Gia Cát Lượng. “Chuyện Vũ Hầu” được nhắc đến không phải để so sánh mà nó có ý nghĩa tượng trưng cho lý tưởng về trách nhiệm của đấng nam nhi đối với xã hội. Vì thế sự hổ thẹn của tác giả trong bài thơ này không phải “là quá đáng, kiêu kỳ”. Đó là sự băn khoăn, trăn trở day dứt của một con người về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Đó chính là biểu hiện sâu sắc nhất của tình yêu quê hương đất nước. Hướng đến sự nghiệp của Vũ Hầu là hướng đến một lí tưởng sống cao đẹp, “đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước”.

Sống ở trên đời này, không phải ai cũng biết thẹn, thẹn với bản thân mình và thẹn với tất cả mọi người. Biết thẹn nghĩa là còn biết sống, còn biết thế nào là phải trái, tốt xấu. Nỗi “thẹn” của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một con người có nhân cách cao cả. Đây không phải là sự xấu hổ của một người trót làm điều xấu, cũng không phải sự tự ti của một người vô tích sự, vô nghĩa trước cuộc đời. Người tướng lĩnh ấy đã “Múa giáo non sông trải mấy thâu” và đã góp nhiều công lớn, đã góp phần làm nên cái “hùng khí nuốt sao Ngưu”, điều đó đã đủ làm nên sự vẻ vang cho một cuộc đời.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 10

Âm hưởng tự bao đời của một thời đã đi qua vẫn vang mãi trong tim ta. Là chiến thắng tại Bạch Đằng giang cuộn sóng hồng của Ngô vương để mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Là chiến thắng quân xâm lược Minh của vị chủ tướng Lê Lợi cùng bao người tài ba khác,…Những âm hưởng ấy không chỉ truyền mãi đến hôm nay và mai sau mà còn là cảm hứng bất tận trở về trong văn chương nghệ thuật để rồi những con người sống ở thời đại ấy đã viết lên những bài ca về thời đại mình. Phạm Ngũ Lão sống ở thời Trần- thời đại của hào khí Đông A và như một lẽ tất yếu, “Thuật hoài” của ông cũng mang âm hưởng của thời đại ấy. Nhận xét về bài thơ, có người cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Mỗi người đều có quan điểm và cái lý của riêng mình. Nhưng theo tôi, bài thơ là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Bởi trước hết, ngay từ mở đầu bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã dành lời ngợi ca cho vẻ đẹp của người tráng sĩ thời Trần:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Người tráng sĩ xuất hiện trong tư thế “hoành sóc” gợi tư thế vững chãi, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu. Với bối cảnh “giang sơn kháp kỉ thu” gợi một không gian rộng và một thời gian dài đã thể hiện được tầm vóc của con người vũ trụ với sự kiên định, bền bỉ, dẻo dai. Lời thơ còn đưa ta đến với hình ảnh một đội quân mạnh mẽ, hùng cường. Hai câu thơ đã khắc họa thành công tầm vóc của con người thời đại cũng như sức mạnh của dân tộc, làm sống dậy hào khí Đông A, bật lên sức mạnh đoàn kết, cảm hứng tự hào, tự tôn dân tộc.

Bài thơ còn là biểu hiện một hoài bão lớn lao của một con người yêu nước vì tiếp đó, tác giả nhắc đến chí làm trai và nỗi thẹn của lòng mình :

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

Nỗi lòng của nhà thơ hay cũng chính là vùng tâm tráng chí của một vị tướng tài ba. Chí làm trai – theo đó là quan điểm của Nho giáo : trang nam nhi thời phong kiến phải lập công lập danh, để lại sự nghiệp lẫy lừng, tiếng thơm muôn đời. Khát vọng ấy đã trở thành lý tưởng sống, trở đi trở về trong văn học trung đại :

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”

Hay :

“Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể”.

Thời điểm viết bài, Phạm Ngũ Lão đã có đầy đủ công danh, sự nghiệp mà vẫn còn day dứt, băn khoăn về món nợ công danh chưa trả, qua đó bộc lộ nhân cách của một con người luôn khao khát cống hiến và mang ý thức tu thân. Ông không chỉ băn khoăn về món nợ công danh mà còn thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu. Cổ sử ghi lại là con người tài năng, mưu lược, một vị quân sư, một trung thần giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực cho sự nghiệp của đời mình, thấy hổ thẹn khi công danh không bằng Vũ Hầu, nỗi thẹn nung nấu khát vọng lập công, nỗi thẹn không làm con người trở nên thấp hèn mà càng tô đậm nhân cách của con người. Ta lại nhớ đến Nguyễn Khuyến thấy thẹn với ông Đào Uyên Minh vì vẫn còn dùng dằng không biết nên ở hay nên đi, ngay cả khi đã xác định về với chốn cũ mà vẫn “ngửa lên thẹn trời”. Đến đầu thế kỉ XX, khi chưa tìm được con đường đi cho dân tộc thì Phan Bội Châu:

“Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng”.

Ấy chính là nỗi thẹn của những nhân cách lớn, là nỗi lòng của những bậc trung quân ái quốc với khát vọng cống hiến trọn đời cho đất nước.

Bài thơ chính là biểu hiện một hoài bão lớn lao của Phạm Ngũ Lão, cũng là của thời đại bấy giờ. Vấn đề mà Phạm Ngũ Lão đặt ra không chỉ thuộc về thời điểm lúc bấy giờ mà còn có ý nghĩa với muôn đời, rằng con người phải biết tu tâm, vượt lên để hoàn thiện, có trách nhiệm với giang sơn, xã tắc. Điều quan trọng hơn là lòng trung quân ái quốc phải đi liền với những hành động việc làm cụ thể. Âm hưởng của hào khí Đông A mãi mãi vang vọng như một khúc ca viết nên trang lịch sử của dân tộc.

Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 11

Cùng với dòng chảy lịch sử và những biến đổi xã hội, thế hệ trẻ đã và đang được coi là “hạt nhân” cốt lõi, là vận mệnh của đất nước và nhân loại. Trong mọi hoàn cảnh hay tầng lớp, giới trẻ luôn là yếu tố sáng tạo, đưa nhân loại tới những bước ngoặt mang tầm cỡ lịch sử. Ý thức được điều đó, cách đây bảy thế kỷ, Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ sự băn khoăn, day dứt về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với dân tộc qua tác phẩm “Thuật hoài”, và đến gần một thiên niên kỷ sau, lý tưởng sống của thời đại thanh niên vẫn đang quyết định vị trí và sự sống còn của đất nước.

Thuật Hoài được sáng tác với nguồn cảm hứng khát khao mạnh mẽ được cống hiến, được góp chút công sức nhỏ nhoi vào công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước, Vốn là một danh tướng tài giỏi, bản thân Phạm Ngũ Lão thấm nhuần tư tưởng triết lý nhân sinh, rằng nam tử hán sinh ra trên đời phải trả được món nợ “công danh”, phải ghi được tên mình vào sử sách nước nhà. Với tinh thần yêu nước kết hợp cùng quan niệm Nho giáo, với ông, “làm trai cho đáng nên trai” là mục tiêu cả đời, nên trong tâm khảm nhà thơ luôn có một nỗi “thẹn”, nỗi xấu hổ vì chưa làm được nhiều cho đất nước. Hai câu thơ cuối của tác phẩm Thuật hoài đã nêu bật được suy nghĩ đó của ông:

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

Cảm xúc sâu lắng, thiết tha, phảng phất chút tủi hổ, nỗi xót thương. Tác giả suy nghĩ về chuyện “công danh”, đối với ông, đó là cái nợ nần mỗi nam nhi sinh ra đều phải gánh, phải trả. Trong lòng ông luôn băn khoăn phải làm sao để cống hiến cho tổ quốc, phải làm thế nào để giúp vua trị vì, giúp dân hết đói khổ, giữ vững giang sơn, không quản ngại khó khăn, gian khổ. Lịch sử ghi lại rằng, bản thân Phạm Ngũ Lão có công trong việc giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh đuổi quân thù, là một danh tướng lẫy lừng khi còn rất trẻ. Tuy nhiên, với ông như vậy là chưa đủ, nên trong lòng không lúc nào yên. “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, Vũ Hầu là Khổng Minh, một quân sư lập được nhiều chiến công hiển hách dưới thời Tam Quốc, là cánh tay phải của tướng Lưu Bị. Tác giả tự lấy gương sáng thời xưa so sánh với mình để tự cảm thấy hổ thẹn, lấy đó làm động lực phấn đấu. Chữ “thẹn” không khiến cho người đọc cảm thấy xót xa mà trái lại là sự nể phục, nể phục vì tinh thần, mà ý chí của nhà thơ khi một lòng một dạ chung thành với đất nước, với nhân dân. Cũng qua hai câu thơ, tác giả đã đặt ra một bài học về lý tưởng sống của thanh niên trong mọi thời đại. Xét trên thực tế ngày nay, bài học đó đang ngày càng mang ý nghĩa quan trọng

Câu hỏi được đặt ra không chỉ còn cho “nam nhi”, mà là toàn bộ thế hệ thanh niên của đất nước, của thế kỷ hội nhập và phát triển. Liệu trong điều kiện sống đầy đủ nhưng không kém phần thách thức, đòi hỏi con người phải không ngừng biến đổi và phấn đấu, thì liệu quan niệm cống hiến hết mình cho xã hội có còn lành mạnh và thức thời hay không.

Những thành tựu mà người trẻ Việt đã và đang đạt được ngày nay không chỉ có ý nghĩa cho cá nhân, cho gia đình mà còn là tấm huy chương cho cả một tập thể. Nước Việt ta xưa nay vẫn nổi tiếng với bạn bè năm châu về những nhân tài, những nhà khoa học, toán học, lịch sử tầm cỡ, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp khai thác nền văn minh nhân loại. Như vậy, những thành quả đạt được không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mỗi người. Khẳng định bản lĩnh trên đấu trường quốc tế, mang giải thưởng về cũng là một cách thể hiện tinh thần yêu nước. Giá trị của bản thân cũng là giá trị của nước nhà, của những người đã có công giúp đỡ, dìu dắt và nuôi dưỡng hiền tài. Như vậy, lý tưởng sống của thanh niên cho dù trong bất kỳ thời đại nào, là một công dân, của đất nước, vẻ vang cá nhân chính là vẻ vang dân tộc.

Một vấn đề đặt ra trong thời đại ngày nay, là liệu giới trẻ có còn sống vì tổ quốc, có đang trăn trở vì chưa cống hiến được cho đất nước như ông cha ta thời xưa, hay chủ yếu theo đuổi tư tưởng tự lực, tự hưởng, độc lập. Nói một cách khách quan và công bằng, thanh niên ngày nay phần nào đã rời bỏ được những suy nghĩ lối mòn ngày trước, tập trung trau dồi kiến thức cá nhân và hoàn thiện bản ngã. Chính vì vậy, quan niệm sống vì dân, vì nước không còn phù hợp, nhất là với giới trẻ. Bên cạnh đó, sự tác động của những luồng tư tưởng mới cũng làm thay đổi suy nghĩ về “chí làm trai” của Phạm Ngũ Lão. Không chỉ nam nhi, mà phụ nữ cũng hoàn toàn có cơ hội khẳng định cá nhân, vươn tầm thế giới. Hơn nữa, không chỉ văn hay chữ tốt mới được coi là tài giỏi, mà hoạt động thể chất, tinh thần, xã hội cũng ngày một được chú trọng nhằm hoàn thiện mọi khía cạnh phát triển thế giới quan, nhân sinh quan.

Với những sự tương đồng và khác biệt đó, bài học của Phạm Ngũ Lão vừa được thế hệ sau tiếp thu, vừa được hoàn thiện và phát triển. Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi trong dòng máu dân tộc, đó là tinh thần yêu nước và biết ơn thế hệ cha ông. Nước Việt Nam độc lập tự do được bồi đắp bởi máu xương của biết bao vị anh hùng, chính vì vậy, không chỉ giới trẻ Việt Nam hiện nay mà mọi cá thể đang được hưởng độc lập tự do đều cần có trách nhiệm, nghĩa vụ, sự tôn trọng và lòng cảm kích với sự hy sinh của thế hệ đi trước. Sống xứng đáng với nỗi mất mát đó, không có cách nào ngoài rèn luyện bản thân để trở thành người có ích, xây dựng đất nước văn minh, toàn diện và vững mạnh hơn.

Lý tưởng sống của Phạm Ngũ Lão gửi gắm qua bài thơ Thuật hoài sẽ trường tồn cùng với thời gian, là bài học về đạo làm người. Thế hệ ngày nay cần tôn trọng và hoàn thiện, sống chính đáng, độc lập, tự chủ nhưng không được xa rời nguồn cội, luôn tâm niệm và biết ơn tổ quốc. Tinh thần cống hiến và khát khao được khẳng định mình đã, đang và sẽ mãi là động lực thúc đẩy công dân sống có trách nhiệm với bản thân và đất nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài viết số 7 lớp 10 đề 4: Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão 2 Dàn ý và 11 mẫu bài viết số 7 lớp 10 đề 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *