Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi 4 đoạn văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi

Tài liệu sẽ bao gồm 4 đoạn văn mẫu, dành cho học sinh lớp 6. Hãy tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi – Mẫu 1

Trong văn bản “Tuổi thơ tôi”, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật thầy Phu. Hình ảnh thầy Phu hiện lên là một người thầy giáo nghiêm nghị nhưng cũng rất tâm lý, luôn yêu thương học trò. Điều đó được thể hiện qua tình huống trong lớp học. Khi học sinh nghịch ngợm, thầy đã nghiêm khắc phê bình, tịch thu hộp dế. Nhưng một sự việc bất ngờ xảy ra, chiếc cặp của thầy đè lên hộp diêm đựng dế bị xẹp lép. Điều đó khiến thầy cảm thấy áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là món trò chơi của trẻ con. Cách hành xử của thầy khiến tôi cảm thấy khá bất ngờ, cảm thấy trân trọng. Hiếm có thầy cô giáo nào lại có hành xử như vậy. Trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện, còn tặng một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Hành động thật đẹp đẽ, đáng trân trọng biết bao. Thầy đã trở thành tấm gương sáng về tình yêu thương, nhân cách sáng ngời cho người đọc.

Tham khảo thêm:   Nội dung học tập chuyên đề năm 2023 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi – Mẫu 2

Tôi rất ấn tượng với nhân vật thầy Phu trong truyện “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Khi đọc truyện, tôi có thể thấy được hình ảnh một người giáo viên nghiêm khắc nhưng cũng rất tâm lí. Trước trò nghịch ngợm của học sinh, thầy Phu đã tịch thu hộp dế của Lợi. Sau tiết học, thầy đã định trả lại hộp dế cho Lợi. Nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, chiếc cặp của thầy vô tình đè lên hộp dế. Thầy Phu đã tỏ ra rất áy náy, còn nói lời xin lỗi với học trò của mình. Đặc biệt, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy cũng ng xuất hiện với một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Người thầy giáo ở đây đã dành cho học trò của mình một sự cảm thông, trân trọng sâu sắc. Chính nhờ hành động của thầy đã góp phần giáo dục, vun đắp cho mỗi học sinh những đức tính tốt đẹp. Nhân vật thầy giáo quả thật đáng để mỗi người đọc học tập.

Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi – Mẫu 3

Khi đọc tác phẩm “Tuổi thơ tôi”, người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật người thầy. Nhà văn đã rất tinh tế khi xây dựng nhân vật này hiện lên với những nét đẹp trong phẩm chất của nghề giáo. Một con người nghiêm nghị nhưng cũng rất tâm lý, luôn yêu thương học trò. Sau trò nghịch ngợm của học sinh, thầy đã tịch thu hộp dế của cậu bé Lợi. Nhưng vô tình chiếc cặp của thầy đã đè lên hộp diêm đựng dế bị xẹp lép. Thầy cảm thấy áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là món trò chơi của trẻ con. Cách hành xử của thầy lại khiến cho chúng ta trân trọng, cảm phục. Thậm chí, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện, còn tặng một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Một hành động thật đẹp đẽ, đáng trân trọng biết bao. Thầy đã giáo dục nhân cách, vun đắp thêm tình yêu thương động vật, bạn bè cho những cô cậu học trò trong câu chuyện. Một nhân vật được nhà văn xây dựng với thật nhiều ý nghĩa.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng nói xấu sau lưng Dàn ý & 5 đoạn văn mẫu lớp 12

Cảm nhận về nhân vật người thầy trong Tuổi thơ tôi – Mẫu 4

Trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi”, nhân vật thầy Phu đã được nhà văn xây dựng để gửi gắm bài học quý giá. Chúng ta có thể thấy được hình ảnh một người giáo viên nghiêm khắc nhưng cũng rất tâm lí. Trước trò nghịch ngợm của học sinh trong giờ học, thầy Phu đã tịch thu hộp dế của Lợi. Sau tiết học, thầy đã định trả lại hộp dế cho Lợi, nhưng chiếc cặp đã vô tình đè lên hộp dế. Điều đó khiến thầy Phu rất áy náy, còn nói lời xin lỗi với học trò của mình. Đặc biệt, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy cũng ng xuất hiện với một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Có thể thấy rằng, người thầy giáo ở đây đã dành cho học trò của mình một sự cảm thông, trân trọng sâu sắc. Chính nhờ hành động của thầy đã góp phần giáo dục, vun đắp cho mỗi học sinh những đức tính tốt đẹp. Nhân vật thầy giáo quả thật đã góp phần làm nên giá trị của tác phẩm này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi 4 đoạn văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Vật lí 11 Bài 20: Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin Giải Lý 11 Chân trời sáng tạo trang 117, 118, 119

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *