Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị luận về câu Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn (2 Dàn ý + 3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn gồm 2 dàn ý chi tiết và 3 bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một bài văn nghị luận hay, đầy đủ ý.

Nghị luận về câu Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ” nghĩa là đừng sống một cuộc đời quá an toàn, hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn. Vậy sau đây là 3 bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Dàn ý Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

– Nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn ý kiến: Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ.

II. Thân bài:

* Giải thích ý kiến

– “Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ” nghĩa là đừng sống một cuộc đời quá an toàn, hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn.

* Phân tích, bàn luận ý kiến

– Tại sao không nên sống một cuộc đời quá an toàn mà hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn?

  • Một cuộc đời an toàn sẽ không cho bạn những trải nghiệm mới lạ.
  • Thử thách là một phần của cuộc sống. Qua những thử thách, con người sẽ được tôi luyện cả về trí tuệ lẫn phẩm cách.
  • Chỉ khi dám chấp nhận một cuộc đời khác bạn mới có thể có được những thành công bất ngờ và đó cũng là cách khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người.

– Phê phán những người luôn sợ hãi, luôn khép mình trong vòng an toàn.

III. Kết bài:

– Liên hệ bản thân.

Dàn ý số 2

Yêu cầu về hình thức:

– Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Yêu cầu về nội dung:

Nêu vấn đề Giải thích vấn đề

“Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ” nghĩa là đừng sống một cuộc đời quá an toàn, hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn.

Phân tích, bàn luận vấn đề

– Tại sao không nên sống một cuộc đời quá an toàn mà hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn?

+ Một cuộc đời an toàn sẽ không cho bạn những trải nghiệm mới lạ.

+ Thử thách là một phần của cuộc sống. Qua những thử thách, con người sẽ được tôi luyện cả về trí tuệ lẫn phẩm cách.

+ Chỉ khi dám chấp nhận một cuộc đời khác bạn mới có thể có được những thành công bất ngờ và đó cũng là cách khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người.

Tham khảo thêm:   Lịch chiếu phim Nàng Tiên Cá

– Phê phán những người luôn sợ hãi, luôn khép mình trong vòng an toàn.

Liên hệ bản thân

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn – Mẫu 1

Trong xã hội ngày nay, lối sống khép kín đang là một vấn đề hết sức đáng quan ngại, bởi nó trở ngại đến sự hòa nhập của con người với thế giới xung quanh, dù cho nhiều người đang thể hiện rằng họ hạnh phúc với việc sống tách biệt khỏi xã hội, thì chúng ta vẫn nên quan tâm động viên và khích lệ họ.

Người sống khép kín thường rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ luôn cảm thấy cô đơn và việc sống hướng ngoại sẽ chẳng đáp ứng được những gì họ muốn và cần.

Trong cuộc sống, có thể vì lý do nào đó khiến ta muốn nhốt mình trong nhà, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đối với những người ngoài cuộc, lối sống của một kẻ luôn muốn chui rúc trong nhà là rất đáng phê phán, có thể thật sự là như vậy, vì con người chúng ta cần giao tiếp để phát triển. Nhưng đối với chính những người tự nhốt mình này, họ cũng là nạn nhân của sự cô lập ấy, một sự cô đơn buồn chán ít ai biết. Điều quan trọng là chúng ta cần tìm hiểu được vấn đề một cách sâu sắc và tổng quát nhất.

Những người sống khép kín thường do bị tổn thương tâm lý, họ sống khép mình để mọi người không để ý đến họ, để nỗi đau không bị động chạm. Hay chính là vì họ là những người tìm kiếm được nguồn vui riêng cho bản thân. Người trẻ đang ngày càng ít giao tiếp với cha mẹ, quen với cuộc sống co cụm, cô đơn, không biết tạo lập những quan hệ, hạn chế việc thể hiện tình thân…vì họ có nguồn vui riêng, trong thế giới riêng của họ với những câu chuyện của riêng họ, họ chìm đắm trong thế giới riêng của họ nơi có các trang mạng xã hội, không gì là không có, facebook, zalo, các trò chơi điện tử…

Cuộc sống của họ là không thể sống thiếu Internet. Lối sống này thực sự là một tin tốt lành cho các công ty, các sản phẩm công nghệ cần quảng bá, thúc đẩy tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, với gia đình và xã hội, đây là hồi chuông báo động, nó hình thành một lối sống không tốt, không có ý thức vươn lên. Sống khép mình trước tập thể chính là không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để sống tốt hơn.

Trong văn chương, có thể dễ dàng nhận thấy một mẫu nhân vật điển hình cho con người có tư tưởng sống khép kín- đó là nhân vật Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn – Mẫu 2

Mỗi con người trong xã hội là một cá thể độc lập với ngoại hình, tích cách khác nhau và không một ai có quyền can thiệp quá sâu vào tính cách cũng như lối sống của người khác cho dù có là người thân nhất đi chăng nữa. Do vậy mà mỗi người chọn cho mình một lối sống khác nhau, tích cực có, tiêu cực có hay cả tích cực và tiêu cực cũng có. Một trong những lối sống mà vừa tích cực lại vừa tiêu cực theo tôi là lối sống khép kín của một bộ phận người trong xã hội.

Lối sống là cách thức mà con người chúng ta phản ứng lại với các sự vật hiện tượng và mọi người xung quanh. Không một ai có thể và có quyền áp đặt lối sống như thế nào lên một người khác, dù cho có là bố mẹ hay những người thân yêu nhất đi chăng nữa. Có những người chọn cho mình lối sống cởi mở, hòa đồng, họ thích những chốn đông vui, sôi nổi, nếu bắt họ phải giam mình không tiếp xúc với mọi người chắc hẳn họ sẽ buồn chán và khó chịu lắm. Trái lại có những người lại chọn cho mình lối sống khép kín, thế giới của họ chỉ là buồn tẻ đơn sắc, họ không quan tâm nhiều đến mọi người xung quanh, mọi cuộc chơi dù vui vẻ, sôi nổi thế nào cũng không làm họ thấy hứng thú bằng việc thu mình trong thế giới thế riêng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo (3 Mẫu) Quá trình tha hóa của Chí Phèo

Rất nhiều ý kiến trái chiều về lối sống khép kín này, người ủng hộ người lại phê bình và cho rằng không nên sống như vậy, theo tôi, sau khi phân tích cặn kẽ mọi mặt thì phần nào tôi ủng hộ và phần nào tôi phản đối bởi lối sống này có cả những mặt tích cực và hạn chế, nhưng có lẽ mặt hạn chế vẫn lấn át nhiều hơn.

Những người sống khép kín là những người không quan tâm nhiều đến thế giới xung quanh, dù mọi người xung quanh đang bàn luận, quan tâm đến vấn đề gì thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến họ. Những cuộc vui chơi mà dễ dàng gắn kết mọi người với nhau thì đối với họ thật vô vị, không hứng thú tham gia. Họ thường là những người ít nói, đôi khi giữa đám đông trở thành người vô hình bởi không quan tâm hay bắt chuyện với một ai. Xã hội là một cộng đồng người rộng lớn, mỗi người một tính cách, hoàn cảnh sống và sở thích riêng song thường có quan hệ với nhau về nhiều mặt như bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,…Những mối quan hệ này giúp ích rất nhiều bởi không phải công việc, khó khăn nào chúng ta cũng có thể tự mình vượt qua mà thường phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Chính vì vậy những người sống khép kín rất khó hoàn thành tốt mọi công việc, dẫu họ có tài giỏi đến đâu thì chắc chắn có những việc khiến họ khó khăn và không hoàn thành được, đó chính là mặt tiêu cực của lối sống khép kín.

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn – Mẫu 3

Xã hội muôn màu và muôn người. Xung quanh mỗi bản thân chúng ta cũng có rất nhiều người. Từ những người thân trong gia đình, cho đến những người mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Đó có thể là bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp hay thậm chí là người ngoài xã hội. Con người muốn hòa nhập với xã hội cần không ngừng giao tiếp để xây dựng những mối quan hệ. Từ đó xây dựng hạnh phúc cho bản thân. Nhưng nếu con người không hòa nhập, sống khép kín với xã hội. Con người sẽ mất đi rất nhiều thứ.

Con người ai cũng muốn có được hạnh phúc. Đó là mong muốn cơ bản nhất của bất cứ một ai. Hạnh phúc có được, nhờ sự đấu tranh không ngừng, hòa nhập không ngừng với xã hội. Con người cần trở nên hòa đồng với những người xung quanh. Xây dựng những mối quan hệ bền vững để cùng nhau kiếm tìm hạnh phúc. Sống là phải biết cho đi, để cho trái tim chúng ta được bình yên thanh thản. Giúp đỡ những người khó khăn, giúp đỡ những người gặp nạn, những người có hoàn cảnh đặc biệt. Cũng là giúp chính bản thân chúng ta vậy. Hạnh phúc là sẻ chia, là cùng nhau xây dựng. Nhưng không phải ai cũng có thể làm như vậy.

Có rất nhiều người lại chọn lối sống khép kín bản thân mình trước xã hội. Sống khép kín hiểu đơn giản là thu mình lại, trốn trong một vỏ bọc.Không giao tiếp với xã hội, chỉ coi trọng bản thân. Mà biểu hiện cụ thể thì rất nhiều trong cuộc sống.Những người sống khép kín, họ chỉ biết có bản thân mình, còn đối với xã hội, những người xung quanh luôn có thái độ thờ ơ lạnh nhạt. Phải chăng, mỗi người trong xã hội đều sống khép kín thì xã hội làm sao có thể phát triển được. Sống mà chỉ biết bản thân, không quan tâm tới người khác, chỉ biết tới lợi ích cá nhân, bỏ qua lợi ích của tập thể.

Thay vì cùng nhau xây dựng cuộc sống càng ngày càng trở nên tốt đẹp. Thì chính họ đang tự hủy hoại cuộc sống, hạnh phúc của bản thân mình. Cũng bởi vì họ coi trọng bản thân, không quan tâm tới những gì diễn ra xung quanh nên chắc chắn, họ sẽ bị tụt lại phía sau. Có thể nhất thời, lúc này, họ tự hào với bản thân rằng mình đã được sống cuộc đời như mình muốn, thích làm gì thì làm không cần quan tâm tới mọi thứ xung quanh. Nhưng họ đâu biết được rằng, họ đang dần đánh mất đi mọi thứ. Ai sẽ ở bên họ, lúc họ cần người giúp đỡ khi chính bản thân họ là người đã lánh xa người khác. Ai có thể tự nguyện đến bên họ, khi họ khép kín bản thân với mọi người xung quanh. Họ lười giao tiếp, lười phải ứng xử với xã hội. Nhưng họ đâu biết được, xã hội luôn chào đón họ khi họ sẵn sàng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích nhân vật Lục Vân Tiên (3 mẫu) Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiều

Trốn mình trong vỏ bọc, rồi tự ngụy biện cho hành động của bản thân mình là đúng. Để rồi khi cần sự giúp đỡ lại chẳng có ai quan tâm. Hay dù có cũng chỉ là lòng thương hại tự những người xung quanh. Ai dám đối xử tốt với họ, khi mà chính bản thân họ xa lánh cuộc đời. Chắc chắn là chẳng có ai cả, chẳng có ai đủ dũng cảm để bước vào thế giới của họ.

Và có thể nói, đây là một lối sống sai lầm. Họ chỉ biết ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mà chẳng biết nghĩ cho tương lai sau này. Với sự phát triển nhanh, hội nhập chóng mặt. Họ đắm mình trong thế giới internet quá nhiều. Để rồi không thể thoát ra được khỏi những thứ đó để ra cuộc sống bên ngoài. Thế giới ảo có tất cả những thứ mà họ muốn. Đó là một thế giới tồn tại song song với thế giới thực vật. Chỉ khác một điểm, tất cả đều là ảo. Nhưng họ cứ vậy, cứ thu mình vào cái thế giới ảo mà họ cho rằng tốt đẹp. Để rồi họ lánh xa cuộc sống hiện tại.

Đừng giống như Bê-li-cốp nhân vật chính trong tác phẩm “Người trong bao” trong chương trình lớp 11 mà chúng ta học. Đây được coi là nhân vật tiêu biểu đại diện cho toàn xã hội Nga lúc bấy giờ. Là xã hội mà con người, mỗi người thu mình trong một vỏ bọc riêng. Và sống một cuộc đời lặng lẽ trong cái hòm của mình. Họ luôn muốn cố giấu bản thân mình khỏi mọi thứ. Luôn muốn tránh xa mọi thứ và họ sợ “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Bê-li-cốp chỉ là nhân vật điển hình để nói lên thực trạng xã hội Nga mà thôi. Vậy chúng ta có thử nghĩ, nếu xã hội Việt Nam cũng như vậy thì sao. Con người sẽ chẳng biết đến cái gì là lòng nhân ái, cưu mang giúp đỡ nhau nữa. Thấy người gặp nạn cũng thờ ơ cho qua. Hay ngay đến việc tìm kiếm hạnh phúc của cuộc đời cũng là một điều khó khăn. Bởi nếu ai cũng khép kín như ai, thì ai sẽ là người sẵn sàng mở lời. Ai sẽ là người mở lòng cho ai đây.

Một xã hội toàn những người sống khép kín, liệu có thể phát triển được hay không. Liệu rằng đất nước còn có thể tồn tại được hay không. Truyền thống văn hóa về tình nhân ái, nhân văn của con người sẽ bị phá nát một cách không thương tiếc.

Giữ lấy nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh thần yêu nước, yêu đồng bào của dân tộc. Sống hòa đồng và biết quan tâm tới những người xung quanh là lối sống tốt đẹp cần được phát huy. Chúng ta đang sống trong cả một cộng đồng người. Và mỗi cá thể là một mắt xích trong cộng đồng ấy. Ai cũng có trách nhiệm của bản thân mình để xây dựng cuộc sống. Đừng vì những lý do của bản thân, để rồi tách rời cuộc sống hiện tại, thu mình trong vỏ bọc, cách ly với bên ngoài. Để rồi chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm kiếm được hạnh phúc.

Con người muốn tồn tại, cần phải vận động không ngừng. Và đừng ngại ngùng giao tiếp, giao lưu học hỏi những người xung quanh. Bởi chính họ là những người góp phần giúp chúng ta trở nên thành công trong cuộc sống. Hạnh phúc chỉ đến với những người biết đấu tranh. Đừng thu mình lại để rồi hạnh phúc sẽ chẳng bao giờ mỉm cười với bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận về câu Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn (2 Dàn ý + 3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *