Bạn đang xem bài viết ✅ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật Tiểu học Tập huấn GDPT 2018 Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong chương trình tập huấn GDPT 2018. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Tin học, Lịch sử – Địa lí cấp Tiểu học.

Ngoài ra, thầy cô cấp THCS, THPT cũng có thể tham khảo thêm bộ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy các môn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com để hoàn thiện khóa tập huấn GDPT 2018 của mình.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật Tiểu học

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Trả lời:

Học sinh biết làm việc theo nhóm, tranh luận phản hồi, thực hành làm ra sản phẩm và tự đánh giá sản phẩm.

HS được bồi dưỡng đức tính đoàn kết, trách nhiệm, tiết kiệm, chăm chỉ, yêu nước.

HS được hình thành và phát triển các năng lực: Quan sát và nhận xét thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích đánh giá thẩm mĩ, tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán.

Câu 2. Học sinh sẽ thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trả lời: Hoạt động sưu tầm (Chuẩn bị của HS)

  • Hoạt động khởi động quan sát (Hoạt động khởi động)
  • Hoạt động quan sát, làm việc nhóm, trình bày kết quả thảo luận nhóm (Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)
  • Hoạt động thực hành sáng tạo, ứng dụng (Hoạt động sáng tạo, ứng dụng)
  • Hoạt động trưng bày, viết bài chia sẻ sản phẩm, tranh luận phản hồi và tự đánh giá sản phẩm. (Hoạt động phân tích, đánh giá)
  • HS quan sát, lắng nghe (Hoạt động mở rộng)
Tham khảo thêm:   Hệ thống kiến thức tiếng Việt lớp 9 Kiến thức tiếng Việt 9

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Trả lời:

a. Về phẩm chất: Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần cù, tiết kiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

  • Sưu tầm được đồ vật phế thải, vệ sinh sạch sẽ vật liệu tìm kiếm được, chuẩn bị đồ dùng học tập, tiết kiệm, tái chế vật liệu phế thải bảo vệ môi trường.
  • Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, của thợ thủ công/ nghệ nhân làm ra.
  • Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.

b. Về năng lực: Góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

* Năng lực đặc thù:

  • Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ
  • Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.
  • Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ

* Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác

* Năng lực đặc thù khác:

  • Năng lực ngôn ngữ
  • Năng lực tính toán

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào?

Trả lời:

Học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học:

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Pickaxe Mining Simulator và cách nhập

Một số đồ vật trực quan:

  • 1 số loại bưu thiếp có hình dạng và cách trang trí khác nhau.
  • Chuẩn bị một số giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số dụng cụ thực hành: kéo, màu vẽ, súng bắn keo…

HS sử dụng các học liệu:

  • SGK
  • Các tài liệu liên quan trên sách, báo, internet…

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để hình thành kiến thức mới?

Trả lời:

Đọc/Nghe/ Nhìn/ Làm.

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Sản phẩm hoạt động nhóm:

  • HS đưa ra được các ý tưởng tạo sản phẩm cái bưu thiếp …(Ở hoạt động khởi động)
  • HS nhận xét được đặc điểm, hình dáng, chất liệu, trang trí…. Của cái bưu thiếp…
  • Nêu được sự khác biệt giữa bưu thiếp làm từ giấy với bưu thiếp có sử dụng đồ vật tái chế. (Ở hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)
  • HS tìm ra được ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm. HS sáng tạo được sản phẩm theo cá nhân/ nhóm theo yêu cầu của GV. (Ở hoạt động sáng tạo, ứng dụng)

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới cho học sinh?

Trả lời:

GV nhận xét trên cơ sở sự hiểu biết, chia sẻ, kết quả hoạt động nhóm của học sinh:

  • Về thái độ học tập: Sự chuẩn bị, quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS.
  • Về năng lực: quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS, sản phẩm HS.
Tham khảo thêm:   Quyết định 432/QĐ-BTTTT Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?

Trả lời:

  • Các bước hướng dẫn làm ra sản phẩm.
  • Hình ảnh trực quan để giúp HS hình thành ý tưởng.
  • Các đồ dùng, nguyên vật liệu làm ra sản phẩm. (giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác).

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?

Trả lời: Đọc – Nghe – nhìn – làm.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Học sinh sử dụng giấy màu hoay kết hợp đồ dùng tìm được để tạo ra bưu thiếp theo ý thích của mình.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Trả lời:

Giáo viên nhận xét, đánh giá trên cơ sở nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh theo từng mức độ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật Tiểu học Tập huấn GDPT 2018 Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *