Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay 8 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Truyện ngắn Sống chết mặc bay đã khắc họa được tình cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân trước thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay
Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 1

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn – mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 2

Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa được tình cảnh bất hạnh của nhân dân từ hai hình ảnh đối lập. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan “phụ mẫu” ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi. Nếu viên quan phụ mẫu vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Để rồi sức người nhỏ bé làm sao địch nổi sức trời, cuối cùng con đê cũng vỡ khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Mà quan thì lại sung sướng vì vừa ù được ván bài. Thật xót xa thay cho số phận của nhân dân khi gặp phải một “kẻ lòng lang dạ thú”, chẳng những không ra sức giúp đỡ nhân dân, mà còn vui vẻ hưởng lạc. Qua truyện ngắn này, người đọc đã hiểu rõ được tình cảnh của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.

Tham khảo thêm:   Phiếu biểu quyết hình thức kỷ luật Đảng viên Mẫu phiếu lấy ý kiến kỷ luật

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 3

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 4

Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022 - 2023 5 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 11 môn Vật lý (Có ma trận)

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 5

Khi đọc tác phẩm “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn, chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng sâu sắc với hình ảnh người dân trong công cuộc hộ đệ. Mở đầu truyện là cảnh nhân dân hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Thật đáng thương thay cho số phận của người dân không thể địch lại nổi với thiên tai. Những tưởng trong hoàn cảnh đó, quan lại phải là người đứng “đầu sóng ngọn gió” cùng với nhân dân hộ đê. Nhưng sự việc diễn ra lại hoàn toàn đối lập với lẽ thông thường ấy. Hoàn toàn trái ngược với hình ảnh bên ngoài, trong đình cách đó không xa, viên quan phụ mẫu của dân đang ngồi chơi bài. Thậm chí đến khi có người chạy vào báo quan đê sắp vỡ, ngay lập tức ngài đổ trách nhiệm cho dân: “ông cách cổ, ông bỏ tù chúng mày”. Đặc biệt nhất là hình ảnh con đê bị vỡ khiến cho “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó cũng là lúc quan sung sướng vì ù được ván bài. Sự đối lập đã đẩy nỗi bất hạnh của nhân dân lên đến đỉnh điểm. Khi đọc truyện, người đọc đã cảm nhận sâu sắc về hoàn cảnh éo le của người dân, sự vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu.

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 6

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã cho người đọc thấy được tình cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của người dân. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X”. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Sức lực của mấy trăm con người nào có thể địch nổi sức trời. Trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu chịu trách nhiệm về việc hô đê lại đang ngồi chơi đánh bài. Sự đối lập giữa hình ảnh nhân dân ở ngoài đê và viên quan phụ mẫu ở trong đình càng giúp người đọc hiểu hơn về nỗi thống khổ của nhân dân. Đặc biệt là ở đoạn cuối, khi con đê bị vỡ, cũng là lúc quan ù to. Nếu trong đình quan sung sướng bao nhiêu, thì ở ngoài kia người dân lại khổ bấy nhiêu: “Con đê vỡ, khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn…”. Cuộc sống yên bình của người dân đã bị thiên tai hủy hoại. Nhưng cần hiểu rằng hậu quả đó không chỉ do thiên tai, mà còn cho sự vô trách nhiệm của viên quan. Càng đồng cảm với nhân dân bao nhiêu, chúng ta lại càng căm ghét viên quan phụ mẫu bấy nhiêu.

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 7

“Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân hiện lên vô cùng chân thực. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã xây dựng một tình huống vô cùng căng thẳng, lôi cuốn người đọc vào câu chuyện được kể – cảnh con đê sắp vỡ. Tác giả đã xây dựng đầy đủ các yếu tố nghệ thuật từ thời gian: gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong tình cảnh đó nhân dân đã phải ra sức chống đỡ từ chiều cho đến gần một giờ sáng. Với sự tham gia của hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi. Đọc đến đây, chắc hẳn chúng ta đều cảm thấy thương xót thay cho cảnh ngộ của người dân. Những tưởng trong hoàn cảnh đó, quan lại phải là người đứng trước đầu sóng ngọn gió, cùng với nhân dân bảo vệ con đê. Vậy mà, quan phụ mẫu lại đang ngồi đánh bài trong đình, nơi đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút. Đến đây, chúng ta càng thương xót thay cho tình cảnh của người nông dân trước sự phá hoại của thiên tai, sự thờ ơ của quan lại. Càng thương xót lại càng căm ghét, tức giận kẻ cầm quyền vô trách nhiệm. Đặc biệt nhất là khi con đê bị vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Khi đó lại là lúc quan sung sướng vì ù được ván bài to. Như vậy, chỉ với một tình huống xảy ra, nhưng người đọc đã thấy được cảnh ngộ khốn khổ, éo le của người nông dân trước thiên tai, cũng như trước sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.

Tham khảo thêm:   Bài dạy minh họa SGK lớp 1 bộ sách Cánh diều Tiết dạy minh họa theo Chương trình GDPT 2018

Tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay – Mẫu 8

Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa cuộc sống khổ cực của người trước thiên tai. Truyện được mở đầu bằng tình huống vô cùng căng thẳng là cảnh con đê sắp vỡ xảy ra vào gần một giờ đêm, tại khúc đê làng X, thuộc phủ X. Cùng với việc xác định cụ thể không gian thời gian, nhà văn còn miêu tả chi tiết tình cảnh lúc bây giờ “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Nghệ thuật tăng cấp được sử dụng nhằm diễn tả sự dữ dội của thiên tai đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trước tình huống đó, nhân dân đang cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Con người đang dùng toàn bộ sức lực để chống lại sự tàn phá của thiên nhiên. Cuối nhà văn đã nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm” và bộc lộ thái độ: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những câu văn cho thấy sự đồng cảm, thương xót của tác giả, sức người nào có thể chống chọi với sức trời. Trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ trách việc hộ đê lại đang ngồi trong đình ung dung đánh bại, kẻ hầu người hạ qua lại tấp nập. Sự đối lập này càng làm nổi bật tình cảnh khốn khổ của người dân. Cao trào nhất là khi con đê bị vỡ, nước tràn lênh láng, khắp nơi, nhà cửa trôi còn ruộng lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ để ở, còn kẻ chết thì không có nơi để chôn. Vậy mà khi đó, ở trong đình, vị quan phụ mẫu lại đang sung sướng vì ù được ván bài. Khi có người chạy vào báo đê đã vỡ, quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?…”. Những câu văn đã bộc lộ sự vô trách nhiệm của bậc quan phụ mẫu của nhân dân. Như vậy, “Sống chết mặc bay” đã giúp người đọc hiểu được tình cảnh của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận tình cảnh của người nông dân trong Sống chết mặc bay 8 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *