Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp bài Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh theo lời của bà khách, rất hữu ích và cần thiết.
Tài liệu bao gồm 5 bài văn mẫu này còn giúp học sinh củng cố kỹ năng kể chuyện, cũng như tích lũy vốn từ để viết văn ngày càng hay hơn. Mời các em học sinh lớp 3 cùng theo dõi bài viết sau đây.
Bài văn mẫu số 1
Từ nước Pháp, tôi tìm đến thành phố Nha Trang của đất nước Việt Nam để gặp bác sĩ Y-éc-xanh. Ông chính là người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Điều đó khiến tôi trở nên tò mò, mong muốn được gặp gỡ ông.
Khi được giới thiệu người trước mặt là bác sĩ Y-éc-xanh, tôi đã cảm thấy rất bất ngờ. Bởi ông khác hẳn so với những gì tôi tưởng tượng. Một con người thật giản dị trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không ủi phẳng. Ông thật giống như một người khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Nhưng đôi mắt của ông lại khiến tôi đặc biệt chú ý.
Tôi đã hỏi ông:
– Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư ? Ông định ở đây suốt đời sao?
Vị bác sĩ lặng lẽ nhìn tôi, hai bàn tay đan vào nhau rồi trả lời:
– Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân nước Pháp. Ai có thể sống mà không có Tổ quốc của mình?
Im lặng một chút, ông nói tiếp:
– Nhưng tôi và bà, chúng ta đều đang sống chung dưới một ngôi nhà là trái đất. Mọi người con trong ngôi nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang để sống ở nơi nào khác. Nơi này đem đến cho tôi sự rộng mở, bình yên.
Lúc này, tôi dường như đã hiểu được Y-éc-xanh. Cả hai cùng im lặng. Ngoài kia sóng biển vỗ vào bờ.
Bài văn mẫu số 2
Tôi đã từ nước Pháp xa xôi tìm đến thành phố Nha Trang của đất nước Việt Nam với mong muốn được gặp gỡ bác sĩ Y-éc-xanh, người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Tôi muốn biết điều gì đã khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Khi gặp được Y-éc-xanh, tôi cảm thấy ông khác xa so với những gì mình tưởng tượng. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trong ông chỉ giống như một khách đi tàu ngồi hạng ba. Nhưng chính đôi mắt của ông lại làm tôi chú ý hơn cả.
Tôi liền hỏi ông:
– Y-éc-xanh kính mến, ông đã quên nước Pháp rồi ư? Ông định sẽ ở đây suốt đời sao?
Y-éc-xen nhìn tôi, hai bàn tay đan vào nhau rồi nói:
– Tôi là người Pháp. Tôi sẽ mãi mãi là công dân Pháp. Người ta không thể sống mà không có Tổ quốc…
Im lặng một lúc, ông nói tiếp:
– Tuy nhiên, tôi và bà đều đang sống chung trong một ngôi nhà trái đất. Những đứa con trong nhà phải có bổn phận yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang để sống ở nơi nào khác, bởi chỉ có ở đây, tôi mới cảm nhận được sự bình yên.
Nghe tới đây, tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Tôi và bác sĩ Y-éc-xanh cùng im lặng. Chúng tôi nghe thấy tiếng biển thở dài.
Bài văn mẫu số 3
Tôi đã tìm đến Nha Trang – một thành phố ở đất nước Việt Nam để gặp gỡ với bác sĩ Y-éc-xanh. Một phần vì ngưỡng mộ, một phần vì tò mò. Tôi muốn biết điều gì đã khiến một vị bác sĩ nổi tiếng vì đã tìm ra vi trùng dịch hạch đã chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Khi gặp được bác sĩ Y-éc-xanh, tôi hoàn toàn bất ngờ. Ông quá khác so với tưởng tượng của tôi. Trong bộ quần áo ka ki đã cũ, ông giống như một vị khách đi tàu hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông thu hút tôi đến kì lạ.
Tôi bắt đầu hỏi ông:
– Bác sĩ Y-éc-xanh kính mến, điều gì đã khiến ông – một người Pháp lựa chọn lại sống ở đây? Ông quên nước Pháp rồi ư?
Ông lặng yên nhìn tôi, hai bàn tay khẽ đan vào nhau rồi nói:
– Tôi là người Pháp. Tôi sẽ mãi mãi là công dân Pháp. Người ta không thể sống mà không có Tổ quốc…
Rồi ông tiếp lời:
– Tuy nhiên, tôi và bà đều đang sống chung trong một ngôi nhà trái đất. Những đứa con trong nhà phải có bổn phận yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang để sống ở nơi nào khác, bởi chỉ có ở đây, tôi mới cảm nhận được sự bình yên.
Dường như lúc này, tôi đã hiểu ra tất cả. Tôi và Y-éc-xanh cùng yên lặng. Tôi còn nghe được tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn lên bờ cát.
Bài văn mẫu số 4
Từ nước Pháp, tôi đã đến thăm vùng đất Nha Trang của Việt Nam để gặp gỡ bác sĩ Y-éc-xanh. Phần vì tôi cảm thấy ngưỡng mộ ông đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Phần vì muốn biết điều gì khiến ông thích sống ở nơi góc biển, chân trời này để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.
Khi nhìn thấy bác sĩ Y-éc-xanh, tôi hoàn toàn bất ngờ. Người đàn ông đứng được trước mặt tôi khác xa so với tưởng tượng của tôi. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không ủi phẳng, ông giống như một người khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Duy chỉ có đôi mắt của ông, một đôi mắt chứa đầy bí ẩn, đã làm tôi phải chú ý.
Tôi bắt đầu hỏi ông về nỗi băn khoăn của mình:
– Bác sĩ Y-éc-xanh kính mến, điều gì đã khiến ông, một người Pháp lựa chọn sống ở đây lâu như vậy? Ông đã quên nước Pháp rồi ư?
Bác sĩ lặng lẽ nhìn tôi, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối. Một lát sau ông chậm rãi nói:
– Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân nước Pháp. Ai có thể sống mà không có Tổ quốc của mình?
Ông dừng lại như để suy nghĩ thêm rồi nói tiếp:
– Nhưng chúng ta đang sống chung dưới một ngôi nhà là trái đất. Mọi người con trong ngôi nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau. Tôi tự thấy mình phải sống ở Nha Trang vì chỉ có nơi đây mới được yên bình, rộng mở tâm hồn.
Nghe xong, tôi đã hiểu ra tất cả. Dường như tôi còn nghe được tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn lên bờ cát.
Bài văn mẫu số 5
Tôi đã có một hành trình dài từ nước Pháp xa xôi để tìm đến thành phố Nha Trang của đất nước Việt Nam. Mong muốn của tôi là được gặp gỡ bác sĩ Y-éc-xanh, người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Tôi muốn biết điều gì đã khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Khi nhìn thấy bác sĩ Y-éc-xanh, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Ông hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của tôi. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trong ông chỉ giống như một khách đi tàu ngồi hạng ba. Nhưng chính đôi mắt của ông lại làm tôi chú ý hơn cả.
Tôi bắt đầu hỏi ông:
– Bác sĩ Y-éc-xanh kính mến, điều gì đã khiến ông sống ở đây lâu như vậy? Ông đã quên nước Pháp rồi ư?
Y-éc-xanh nhìn tôi, hai bàn tay đan vào nhau rồi nói:
– Tôi là người Pháp. Tôi sẽ mãi mãi là công dân Pháp. Người ta không thể sống mà không có Tổ quốc…
Im lặng một lúc, ông nói tiếp:
– Tuy nhiên, tôi và bà đều đang sống chung trong một ngôi nhà. Đó là trái đất. Những đứa con trong nhà phải có bổn phận yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang để sống ở nơi nào khác, bởi chỉ có ở đây, tôi mới cảm nhận được sự bình yên.
Dường như tôi đã hiểu ra mọi chuyện. Tôi và bác sĩ Y-éc-xanh cùng im lặng. Tôi còn nghe thấy tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn lên bờ cát.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh theo lời của bà khách (5 mẫu) Kể chuyện lớp 3 – Tuần 31 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.