Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Dàn ý giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng
Dàn ý giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tài liệu bao gồm 4 mẫu dàn ý, rất cần thiết cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Dàn ý giải thích câu Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 1

I. Mở bài

– Dẫn dắt: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, đoàn kết. Những bài ca dao đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn đó.

– Trích dẫn câu ca dao:

“Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Nghĩa đen: Cây bầu và cây bí tuy khác giống nhưng lại chung hoàn cảnh sống (một giàn).
  • Nghĩa bóng: Con người Việt Nam luôn đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

2. Dẫn chứng

  • Quá khứ: Nhân dân đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn trong chiến tranh.
  • Hiện tại: Chương trình thiện nguyện lên miền núi, Ủng hộ đồng bào miền Trung…
Tham khảo thêm:   Thông tư số 101/2010/TT-BTC Hướng dẫn việc miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng”.

Dàn ý giải thích câu Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 2

I. Mở bài

Giới thiệu bài ca cao:

“Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

II. Thân bài

1. Giải thích

– Nghĩa đen: “Bầu”, “bí” : Cây thân leo được trồng rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Chúng khác nhau về giống cây, nhưng chúng có những đặc điểm thích nghi giống nhau nên thường được trồng “chung một giàn” – cùng chung không gian sống.

– Nghĩa bóng: Con người dù không cùng một cha mẹ sinh ra, nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam.

=> Bài ca dao khuyên nhủ con người cần phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

2. Vì sao phải “Bầu ơi thương lấy bí cùng”?

– Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: yêu thương, đùm bọc và chia sẻ.

– Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, có người sung sướng có người bất hạnh. Tuy không cùng gia đình, nhưng có chung nguồn cội dân tộc.

– Tình yêu thương, sự đùm bọc sẽ giúp cho xã hội trở nên văn minh, giàu đẹp hơn.

– Người trao đi yêu thương, cũng sẽ nhận lại được yêu thương nhiều hơn cũng như sự cảm phục từ mọi người.

3. Dẫn chứng

  • Quá khứ: Sự đùm bọc, giúp đỡ trong lao động sản xuất, cuộc sống hằng ngày…
  • Hiện tại: Việc tử tế, Trái tim cho em, Giọt màu hồng…

– Liên hệ bản thân: Tích cực phát huy truyền thống của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 5 lớp 10 đề 3: Thuyết minh về một ngành nghề thủ công mỹ nghệ (hoặc đặc sản quê hương) Dàn ý & 8 mẫu bài viết số 5 lớp 10 đề 3

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc.

Dàn ý giải thích câu Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 3

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng”.

2. Thân bài

– Giải thích: Hình ảnh cây “bầu” và “bí” vốn là hai giống cây khác nhau, nhưng lại cùng thuộc họ cây thân leo, với điều kiện hay hoàn cảnh sống giống nhau. Chúng thường được người nông dân trồng gần nhau để leo chung một giàn. Hình ảnh trên gợi cho người đọc liên tưởng đến con người dù không cùng một mẹ sinh ra, nhưng vẫn chung sống trong một đất nước, có cùng một nguồn cội.

=> Bởi vậy mà mỗi người cần có tình yêu thương, sự chia sẻ với những người xung quanh. Bài ca dao muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái.

– Vì sao cần phải yêu thương, chia sẻ:

  • Trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau: nghèo khổ, sung sướng…
  • Tấm lòng đồng cảm sẽ giúp mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, cũng như giúp cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

– Dẫn chứng: Quá khứ (Một nắm khi đói bằng một gói khi no, Hũ gạo cứu đói); Hiện tại (Cặp lá yêu thương, Việc tử tế…).

– Liên hệ bản thân: Giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm và kính trọng ông bà cha mẹ thầy cô…

3. Kết bài

Khẳng định lại bài học rút ra từ bài ca dao trên.

Dàn ý giải thích câu Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 4

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao cần giải thích:

Tham khảo thêm:   Thủ tục khai quyết toán thuế TNDN

“Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

II. Thân bài

1. Giải thích

– Nghĩa đen: “Bầu và bí” là hai giống cây khác nhau, nhưng lại có môi trường giống khác nhau, thường được người nông dân trồng gần nhau để leo chung một giàn.

– Nghĩa đen: Con người, có thể không cùng một cha mẹ sinh ra. Nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam.

=> Bài ca dao muốn khuyên nhủ con người cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

2. Nguyên nhân

– Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, có người giàu sang cũng có người nghèo khổ.

– Lối sống tình nghĩa, giá trị của dân tộc đã trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

– Nhờ có tình yêu thương, sự đùm bọc chia sẻ sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng phát triển hơn.

– Tình yêu thương được trao đi sẽ giúp mỗi người cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ cũng như nhận được sự yêu thương, trân trọng từ mọi người.

3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân

– Dẫn chứng:

  • Quá khứ: Sự đùm bọc, giúp đỡ trong lao động sản xuất, cuộc sống hằng ngày…
  • Hiện tại: Việc tử tế, Trái tim cho em, Giọt màu hồng…

– Liên hệ bản thân: Học sinh cần biết chia sẻ với bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ mọi người xung quanh…

III. Kết bài

Đánh giá về ý nghĩa của bài ca dao, rút ra bài học cho bản thân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *