Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Phân tích chi tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử trong Người lái đò sông Đà 2 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử trong Người lái đò sông Đà. 

Phân tích tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử
Phân tích tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử

Tài liệu bao gồm 2 đoạn văn mẫu, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Phân tích tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử – Mẫu 1

Nếu như màu sắc làm nên vẻ đẹp của một bức tranh, giai điệu làm nên cái hay của một bản nhạc thì chi tiết chính là yếu tố làm nên một tác phẩm văn học. Tuy nhiên không phải chi tiết nào cũng đắt giá. Khi viết về vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà, Nguyễn Tuân đã có một chi tiết độc đáo – bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.

Tùy bút Người lái đò sông Đà là thành quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó. Tác phẩm kể về hành trình vượt thác của ông lái đò sông Đà đầy tài hoa. Cùng với đó, Nguyễn Tuân cũng khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng qua hình ảnh con sông Đà.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt Asphalt 9: Legends trên điện thoại

Sông Đà hiện lên không chỉ hung tợn và nguy hiểm với những thác nước, đá ngầm, đá nổi, thạch trận… Mà nó đó cũng mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Vẻ đẹp trữ tình đó được tác giả khắc họa qua nhiều điểm nhìn nghệ thuật khác nhau. Khi từ tàu bay nhìn xuống, con sông hiện lên như một người thiếu nữ dịu dàng. Đến khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại sông Đà thì con sông hiện lên với vẻ gợi cảm như một cố nhân. Còn khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu, sông Đà hiện lên như một người “người tình chưa quen biết”. Đặc biệt nhất là chi tiết “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử” đã được nhà văn sử dụng trong đoạn văn này. Hình ảnh “một bờ tiền sử” được dùng để so sánh thật kì lạ, gợi ra tưởng tượng độc đáo về một không gian mà chỉ ở trong những câu chuyện cổ tích mới có. Vẻ đẹp của con sống hiện ra đầy hoang dại mà thơ mộng.

Như vậy, có thể thấy rằng, chi tiết nhỏ nhưng đã góp thể hiện được vẻ đẹp trữ tình của sông Đà. Nguyễn Tuân quả là bậc thầy về ngôn từ.

Phân tích tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử – Mẫu 2

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm hay của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong đó, tác giả đã xây dựng chi tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử khi khắc họa vẻ đẹp trữ tình của con sông.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 332/QĐ-TTG phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

Tác phẩm chính là thành quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó. Con sông Đà là một trong những hình tượng trung tâm của tác phẩm. Hình ảnh con sông Đà hiện lên đầy hung bạo qua đoạn văn miêu tả cảnh vượt thác của ông lái đò. Nhưng đồng thời, con sông cũng hiện lên với vẻ đẹp trữ tình được nhà văn miêu tả với nhiều điểm nhìn khác nhau.

Đặc biệt nhất là đoạn văn miêu tả sông Đà khi xuôi về hạ lưu. Dòng sông lững lời, êm trôi như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên phía thượng nguồn Tây Bắc. Cảnh ven sông được tác giả miêu tả mang cổ kính, hoang sơ. Nguyễn Tuân đã có một chi tiết rất tinh tế: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”. Cách so sánh mới độc đáo làm sao. Hình ảnh “bờ tiền sử” gợi ra không gian chỉ có trong truyện cổ tích. Con sông Đà dường như chỉ biết tồn tại trong không gian mà không hề biết đến thời gian. Thời gian cứ mải miết trong, còn sông Đà vẫn mãi vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dại bở tiền sử, bờ sông hồn nhiêu như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Hai bên bờ sông tịnh không một bóng người. Chỉ có những nương ngô mới nhú lên những là ngô non đầu mùa, những đồi cỏ gianh đang ra nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Thỉnh thoảng, con hươu thơ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn ông khách sông Đà mà như muốn hỏi rằng: “Có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng cói sương?”. Vạn vật như đang chìm vào cõi mộng mơ. Dưới lòng sông, những đàn cá đầm xanh thi thoảng quẫy vọt lên bụng trắng như bạc rơi thoi. Những câu văn xuôi của Nguyễn Tuân vút lên như vần thơ mềm mại, du dương, như nét vẽ thanh nhẹ, hư ảo. Dưới ngòi bút dạt dào, chất thơ, chất họa, vẻ đẹp của dòng nước sông Đà hiện lên như những thước phim huyền ảo. Nguyễn Tuân như đưa người đọc vào thế giới cổ tích thần tiên đầy mơ mộng.

Tham khảo thêm:   Các dạng bài tập phép nhân và phép chia đa thức Ôn tập Toán 8

Quả là một chi tiết độc đáo, góp phần làm nên một tác phẩm hay. Có thể thấy, Người lái đò sông Đà đã ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích chi tiết bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử trong Người lái đò sông Đà 2 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *