Bạn đang xem bài viết ✅ Chuyên đề bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính Tài liệu chuyên viên chính theo Quyết định 421 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính 2022 mới nhất hiện nay được thực hiện theo Quyết định 421/QĐ-BNV do Bộ Nội vụ ban hành ngày 31/05/2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương.

Chương trình có 20 chuyên đề giảng dạy và 06 chuyên đề báo cáo (có các chuyên đề báo cáo tự chọn phù hợp với đối tượng học viên), đi thực tế, kiểm tra, viết tiểu luận, cụ thể:

  • Phần I: Kiến thức, bao gồm 12 chuyên đề và 03 chuyên đề báo cáo;
  • Phần II: Kỹ năng, bao gồm 08 chuyên đề và 03 chuyên đề báo cáo;
  • Phần III: Đi thực tế, kiểm tra, viết tiểu luận.

Vậy sau đây là toàn bộ nội dung chi tiết các chuyên đề bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên chính 2022, mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.

A. Những vấn đề chung về chương trình

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II đối với vị trí việc làm ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

2. Công chức ngạch chuyên viên và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III đối với vị trí việc làm ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính và các vị trí việc làm khác không giữ chức danh nghề nghiệp và không hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

3. Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Củng cố, cập nhật kiến thức về quản lý nhà nước và kỹ năng tương ứng, nâng cao năng lực trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, năng lực và chuyên nghiệp, tận tụy phục vụ Tổ quốc, Nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Bổ sung và nâng cao cho học viên những kiến thức về nhà nước và pháp luật, quản lý nhà nước.

b) Củng cố, phát triển cho học viên một số kỹ năng để thực hiện có hiệu hiệu lực, hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

c) Góp phần nâng cao phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, chủ động, sáng tạo của học viên trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể, được phân định thành ba phần (kiến thức, kỹ năng, đi thực tế). Trong mỗi phần có các chuyên đề phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của công chức ngạch chuyên viên chính.

IV. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Khối lượng kiến thức

Chương trình có 20 chuyên đề giảng dạy và 06 chuyên đề báo cáo (có các chuyên đề báo cáo tự chọn phù hợp với đối tượng học viên), đi thực tế, kiểm tra, viết tiểu luận, cụ thể:

– Phần I: Kiến thức, bao gồm 12 chuyên đề và 03 chuyên đề báo cáo;

– Phần II: Kỹ năng, bao gồm 08 chuyên đề và 03 chuyên đề báo cáo;

– Phần III: Đi thực tế, kiểm tra, viết tiểu luận.

b) Thời gian bồi dưỡng

Thời gian bồi dưỡng là 6 tuần với 240 tiết (08 tiết/ngày), trong đó:

STT Hoạt động Số tiết
1 Lý thuyết 80
2 Thảo luận 112
3 Chuyên đề báo cáo 24
4 Kiểm tra (2 lần) 04
5 Đi thực tế (không bao gồm thời gian đi, về) 12
6 Viết tiểu luận 08
Tổng số 240

c. Cấu trúc chương trình

STT

Nội dung chuyên đề

thuyết

Thảoluận

Tổngsố tiết

Phần 1. Kiến thức chung (08 tiết/01 chuyên đề)

1

Chuyên đề 1: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

04

04

08

2

Chuyên đề 2: Pháp luật trong hành chính nhà nước

04

04

08

3

Chuyên đề 3: Quản lý công trong xu thế phát triển

04

04

08

4

Chuyên đề 4: Tổng quan về chính sách công

04

04

08

5

Chuyên đề 5: Tổng quan về phát triển bền vững

04

04

08

6

Chuyên đề 6: Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

04

04

08

7

Chuyên đề 7: Quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội

04

04

08

8

Chuyên đề 8: Quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ công

04

04

08

9

Chuyên đề 9: Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công

04

04

08

10

Chuyên đề 10: Quyết định hành chính nhà nước

04

04

08

11

Chuyên đề 11: Chính phủ điện tử và chính phủ số

04

04

08

12

Chuyên đề 12: Phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong quản lý nhà nước

04

04

08

13

Chuyên đề báo cáo lần 1 (tùy theo lớp học, chọn 03 trong các chủ đề báo cáo tại Phụ lục kèm theo) hoặc chủ đề báo cáo khác theo nhu cầu của lớp bồi dưỡng; 04 tiết/01 chuyên đề báo cáo

12

12

14

Kiểm tra lần 1 (trắc nghiệm)

02

Phần 2. Kỹ năng (12 tiết/01 chuyên đề)

1

Chuyên đề 1: Kỹ năng phân tích công việc

04

08

12

2

Chuyên đề 2: Kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch công việc

04

08

12

3

Chuyên đề 3: Kỹ năng phối hợp và thuyết phục trong hoạt động công vụ

04

08

12

4

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa

04

08

12

5

Chuyên đề 5: Kỹ năng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

04

08

12

6

Chuyên đề 6: Kỹ năng theo dõi, kiểm tra ngành, lĩnh vực quản lý

04

08

12

7

Chuyên đề 7: Kỹ năng quản lý thông tin và bảo đảm an toàn thông tin trong quản lý nhà nước

04

08

12

8

Chuyên đề 8: Kỹ năng xây dựng báo cáo tổng hợp

04

08

12

9

Chuyên đề báo cáo lần 2 (tùy theo lớp học, chọn 03 trong các chủ đề báo cáo tại Phụ lục kèm theo) hoặc chủ đề báo cáo khác theo nhu cầu của lớp bồi dưỡng; 04 tiết/01 chuyên đề báo cáo

16

16

10

Kiểm tra lần 2 (trắc nghiệm)

02

Phần 3. Đi thực tế, viết tiểu luận

1

Đi thực tế (không bao gồm thời gian đi, về)

12

2

Viết tiểu luận

08

Tổng:

240

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

1. Biên soạn tài liệu

a) Các chuyên đề lý thuyết cập nhật, nâng cao những kiến thức liên quan đến nhà nước và pháp luật, quản lý nhà nước.

Tham khảo thêm:   Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân Trường hợp kiểm tra trước hoàn sau

b) Các chuyên đề kỹ năng bám sát nhiệm vụ, quyền hạn của công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương.

c) Các chuyên đề được thiết kế theo cấu trúc “mở”, để giảng viên cập nhật, cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng hiện đại, phù hợp nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất công việc của ngạch chuyên viên chính và tương đương.

c) Nội dung tài liệu không chồng chéo và trùng lặp với các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước khác. Các chuyên đề phải được bố cục logic, hài hòa về mặt kiến thức và thời lượng.

d) Tài liệu bồi dưỡng: Phải có câu hỏi gợi ý thảo luận, danh mục tài liệu tham khảo sau mỗi chuyên đề.

2. Đối với việc giảng dạy

a) Giảng viên

– Giảng viên giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về quản lý nhà nước (đối với giảng viên cơ hữu), nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực (đối với giảng viên thỉnh giảng);

– Trình bày chuyên đề báo cáo là giảng viên hoặc nhà quản lý, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước, có khả năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

– Giảng viên và giảng viên thỉnh giảng phải nghiên cứu tài liệu, cập nhật các văn bản mới, kiến thức mới, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng, sát với tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của chuyên viên cao cấp; chuẩn bị giáo án, tài liệu trước khi giảng dạy; giới thiệu tài liệu tham khảo phù hợp với từng chuyên đề;

– Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm cụ thể hóa quy định tiêu chuẩn giảng viên, báo cáo viên (không thấp hơn quy định của pháp luật) giảng dạy chương trình này, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

b) Phương pháp giảng dạy

– Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;

– Tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng học tập, rèn luyện, rút ra kinh nghiệm sau mỗi chuyên đề. Trong thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý nhằm phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập;

– Căn cứ chương trình, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sắp xếp lịch học cho từng lớp, có thể chia thành các đợt với hình thức bồi dưỡng phù hợp;

– Đồ dùng giảng dạy: Bảng viết, bảng giấy, bút viết, máy chiếu, giấy A4, A0… và phòng học thích hợp cho thảo luận nhóm.

c) Số lượng học viên

Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ sở bồi dưỡng bố trí số lượng học viên/lớp hợp lý để phù hợp với việc sử dụng phương pháp giảng dạy của chương trình.

3. Đối với việc học tập của học viên

a) Tham gia học tập đầy đủ thời gian của chương trình theo quy định.

b) Chủ động, trách nhiệm trong học tập; nghiên cứu trước tài liệu học tập (tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính là bắt buộc; ngoài ra còn có tài liệu tham khảo khác, phù hợp với nội dung chuyên đề).

c) Chuẩn bị câu hỏi, bài tập tình huống và tích cực tham gia thảo luận.

d) Tích cực, sáng tạo trong thực hành các kỹ năng để có thể ứng dụng vào thực tế công việc sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng.

VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO

1. Chuẩn bị chuyên đề báo cáo

a) Các chuyên đề báo cáo phải được chuẩn bị phù hợp với đối tượng công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; kết hợp trình bày lý thuyết gắn với thực tiễn quản lý nhà nước và tính chất công việc của công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương;

b) Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp bồi dưỡng có thể lựa chọn nội dung chuyên đề báo cáo cho phù hợp theo các chủ đề báo cáo trong chương trình hoặc những chủ đề báo cáo khác do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng (Nội dung chuyên đề báo cáo phải gắn với nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất công việc của công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương và thực tiễn quản lý nhà nước).

2) Thực hiện báo cáo chuyên đề

a) Chuyên đề báo cáo được thực hiện theo hình thức tọa đàm, có phần trình bày chung, phần trao đổi – thảo luận, phần tóm tắt, kết luận nội dung và rút ra kinh nghiệm, giá trị tham khảo.

b) Khuyến khích học viên chuẩn bị và trình bày báo cáo (nếu học viên đáp ứng đủ yêu cầu), giảng viên giữ vai trò định hướng, dẫn dắt, kết luận.

c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể việc chuẩn bị và thực hiện các chuyên đề báo cáo.

VII. ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Học viên tham gia 100% chương trình.

2. Thông qua lịch trình của từng phần trong chương trình, học viên làm bài kiểm tra trắc nghiệm, viết tiểu luận. Các điểm kiểm tra đều phải đạt được 5,0 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10), trường hợp dưới 5,0 điểm phải kiểm tra lại (một lần và chỉ được áp dụng cho 01 bài).

3. Bài kiểm tra lần 1 và bài kiểm tra lần 2 được thực hiện bằng hình thức trắc nghiệm với thời gian là 90 phút mỗi bài. Tiểu luận được thực hiện bằng hình viết.

4. Việc học lại của học viên

a) Nghỉ đến 20% thời lượng chương trình: Học viên học bổ sung phần thời gian nghỉ.

b) Học viên học lại toàn bộ chương trình

– Nghỉ trên 20% thời lượng chương trình;

– Hoặc có 01 bài kiểm tra dưới 5,0 điểm (bao gồm kết quả bài kiểm tra lại);

– Hoặc điểm tiểu luận dưới 5,0 điểm;

– Hoặc vi phạm quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải thi hành kỷ luật.

5. Đánh giá chung cho toàn chương trình thông qua các bài kiểm tra và viết tiểu luận của học viên, chấm theo thang điểm 10. Điểm đánh giá là trung bình cộng của các bài kiểm tra và tiểu luận (điểm tiểu luận nhân hệ số 2).

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh về thuận lợi và bất lợi của việc học online Viết đoạn văn về Online learning

6. Xếp loại

– Giỏi: Từ 9,0 – 10 điểm.

– Khá: Từ 7,0 – 8,9 điểm.

– Trung bình: Từ 5,0 – 6,9 điểm.

– Không đạt: Dưới 5,0 điểm.

B. Nội dung các chuyên đề

Chuyên đề 1

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thời lượng: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Thảo luận: 04 tiết)

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên kiến thức cập nhật, nâng cao về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Nắm được đặc trưng, một số nội dung cơ bản, thách thức, giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng nhận diện, đánh giá, giải quyết những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và vận dụng vào thực tiễn công việc của chuyên viên chính.

3. Về thái độ

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát chung về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Quan niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b) Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

c) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

d) Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

2. Một số nội dung cơ bản trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

a) Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b) Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

c) Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3. Thách thức và giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Thách thức trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b) Giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chuyên đề 2

PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Thời lượng: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Thảo luận: 04 tiết)

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên kiến thức cập nhật, nâng cao về điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức, hoạt động bộ máy hành chính, công vụ, công chức, tổ chức thi hành pháp luật.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của pháp luật trong hành chính nhà nước, sự điều chỉnh của pháp luật đối với tổ chức, hoạt động hành chính nhà nước, công vụ, công chức, nội dung tổ chức thi hành pháp luật trong hành chính nhà nước.

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng vận dụng pháp luật phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và kỹ năng tổ chức thi hành/tham gia tổ chức thi hành pháp luật trong hoạt động hành chính nhà nước.

3. Về thái độ

Coi trọng vai trò, giá trị của pháp luật trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước; chủ động tìm hiểu những quy định pháp luật mới và vận dụng đúng trong hoạt động của bản thân và cơ quan, đơn vị.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát về pháp luật trong hành chính nhà nước

a) Khái niệm, đặc điểm pháp luật, cấu trúc pháp luật

b) Vai trò của pháp luật trong hành chính nhà nước

c) Các yếu tố tác động đến pháp luật trong hành chính nhà nước

2. Điều chỉnh pháp luật trong hành chính nhà nước

a) Điều chỉnh về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

b) Điều chỉnh về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

c) Điều chỉnh về chế độ công vụ, công chức

d) Điều chỉnh về kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước

3. Tổ chức thi hành pháp luật trong hành chính nhà nước

a) Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, xây dựng chương trình và kế hoạch thi hành văn bản

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

c) Chuẩn bị nguồn lực, triển khai thực hiện văn bản pháp luật trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước

d) Giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi hành pháp luật

e) Sơ kết, tổng kết việc tổ chức thi hành pháp luật

Chuyên đề 3

QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN

Thời lượng: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Thảo luận: 04 tiết)

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên kiến thức cập nhật về các xu thế phát triển của quản lý công, yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam tiếp cận từ xu thế phát triển của quản lý công.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Hiểu được sự thay đổi, phát triển của quản lý công; nội dung cải cách hành chính tiếp cận từ xu thế phát triển của quản lý công.

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng nhận diện, phân tích vấn đề, đánh giá thực trạng phát triển của quản lý công ở nước ta hiện nay.

3. Về thái độ

Tích cực và chủ động trong tham mưu, tổ chức thực hiện giải pháp phù hợp với các xu hướng phát triển của quản lý công.

III. NỘI DUNG

1. Quản lý công – một cách tiếp cận đối với hành chính công

a) Hành chính công

b) Quản lý công

2. Chuyển đổi từ hành chính công sang quản lý công

a) Bối cảnh chuyển đổi từ hành chính công sang quản lý công

b) Tiến trình phát triển từ hành chính công sang quản lý công

3. Các xu thế phát triển của quản lý công

a) Quản lý công và phát triển bền vững

b) Xu thế mở rộng đối tác công tư và chuyển giao nhiệm vụ cho khu vực ngoài nhà nước

c) Hiện đại hóa trong quản lý công

d) Phân quyền, phân cấp

e) Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan

g) Chính quyền gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân

4. Yêu cầu cải cách đối với hành chính nhà nước Việt Nam tiếp cận từ xu thế phát triển của quản lý công

a) Năng lực tạo động lực phát triển, khả năng thích ứng với sự thay đổi

b) Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, hiện đại của hành chính nhà nước

c) Năng lực hoạch định và thi hành chính sách, pháp luật

d) Nâng cao trách nhiệm giải trình

e) Hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước và chủ thể khác trong giải quyết các vấn đề xã hội và cung ứng dịch vụ công

Chuyên đề 4

TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG

Thời lượng: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Thảo luận: 04 tiết).

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chính sách công và các giai đoạn trong chu trình chính sách công.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Hiểu được những kiến thức cơ bản về chính sách công, các giai đoạn trong chu trình chính sách công.

Tham khảo thêm:   Mẫu kế hoạch đào tạo Biểu mẫu nhân sự

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng về hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công thuộc bộ/ngành/địa phương/lĩnh vực mà học viên công tác.

3. Về thái độ

Coi trọng công cụ chính sách, chủ động, trách nhiệm và tham gia tích cực vào các giai đoạn hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công trong lĩnh vực công tác.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát chung về chính sách công

a) Khái niệm, phân loại chính sách công

b) Nội dung của chính sách công

c) Vai trò của chính sách công

d) Chu trình chính sách công

2. Hoạch định chính sách công

a) Khái niệm hoạch định chính sách công

b) Vai trò của hoạch định chính sách công

c) Chủ thể tham gia hoạch định chính sách công

d) Quy trình hoạch định chính sách công

3. Thực thi chính sách công

a) Khái niệm thực thi chính sách công

b) Vai trò của thực thi chính sách công

c) Chủ thể tham gia thực thi chính sách công

d) Quy trình tổ chức thực thi chính sách công

4. Đánh giá chính sách công

a) Khái niệm đánh giá chính sách công

b) Vai trò của đánh giá chính sách công

c) Nội dung đánh giá chính sách công

d) Quy trình đánh giá chính sách công

Chuyên đề 5

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thời lượng: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Thảo luận: 04 tiết)

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cập nhật về phát triển bền vững.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Nắm được mục tiêu, nội dung cơ bản về phát triển bền vững, thời cơ, thách thức trong phát triển bền vững, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và giải pháp triển khai phát triển bền vững ở nước ta.

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng nhận diện, phân tích các vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững hiện nay; những thuận lợi và khó khăn khi triển khai phương hướng phát triển bền vững.

3. Về thái độ

Có ý thức trách nhiệm trong tham mưu về quản lý nhà nước hướng đến phát triển bền vững.

III. NỘI DUNG

1. Những vấn đề chung về phát triển bền vững

a) Quan niệm về phát triển bền vững

b) Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững

c) Mục tiêu phát triển bền vững

d) Nội dung cơ bản của phát triển bền vững

2. Thời cơ và thách thức trong phát triển bền vững hiện nay

a) Thời cơ cho phát triển bền vững

b) Thách thức đặt ra cho phát triển bền vững

3. Phát triển bền vững ở Việt Nam

a) Quá trình nhận thức về phát triển bền vững ở Việt Nam

b) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển bền vững

c) Giải pháp triển khai phát triển bền vững ở Việt Nam

Chuyên đề 6

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thời lượng: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Thảo luận: 04 tiết)

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cập nhật về quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Hiểu được bản chất, đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

3. Về thái độ

Tôn trọng quy luật khách quan trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế và các hoạt động quản lý liên quan đến kinh tế.

III. NỘI DUNG

1. Bản chất, đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế

a) Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế

b) Bản chất quản lý nhà nước về kinh tế

c) Đặc điểm quản lý nhà nước về kinh tế

2. Tiến trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế ở Việt Nam sang nền kinh tế thị trường

a) Quản lý nhà nước về kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch

b) Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

a) Hoạch định, xây dựng thể chế, chính sách kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

b) Phân công, phân cấp và phối hợp quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

c) Hỗ trợ phát triển kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế

d) Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ e) Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về kinh tế

Chuyên đề 7

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI

Thời lượng: 08 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Thảo luận: 04 tiết)

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản, cập nhật về quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội cũng như nội dung quản lý nhà nước về một số lĩnh vực xã hội cụ thể ở Việt Nam.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Hiểu rõ khái niệm lĩnh vực xã hội, quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội và nội dung quản lý nhà nước về một số lĩnh vực xã hội.

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng nhận diện, phân tích các vấn đề trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội.

3. Về thái độ

Chủ động, trách nhiệm, tích cực triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo yêu cầu phát triển xã hội.

III. NỘI DUNG

1. Tổng quan về xã hội và lĩnh vực xã hội

a) Xã hội

b) Vấn đề xã hội

c) Lĩnh vực xã hội

2. Quản lý nhà nước về lĩnh vực xã hội

a) Khái niệm quản lý nhà nước về lĩnh vực xã hội

b) Đặc điểm quản lý nhà nước về lĩnh vực xã hội

c) Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực xã hội

3. Quản lý nhà nước về một số lĩnh vực xã hội ở Việt Nam

a) Quản lý nhà nước về dân số, lao động – việc làm và an sinh xã hội

b) Quản lý nhà nước về văn hóa – giáo dục – y tế

c) Quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo

d) Quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh

e) Quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ

g) Quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Quyết định

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuyên đề bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính Tài liệu chuyên viên chính theo Quyết định 421 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *