Bạn đang xem bài viết ✅ Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Chân trời sáng tạo Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 7 năm 2022 – 2023 (7 môn) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 năm 2022 – 2023 giúp thầy cô tham khảo những lời nhận xét, góp ý để cải thiện bộ sách Chân trời sáng tạo trước khi đưa vào giảng dạy cho học sinh.

Bộ phiếu góp ý SGK lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm 7 môn: Lịch sử – Địa lí, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Toán, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Âm nhạc 7. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Phiếu góp ý SGK lớp 7 của các bộ sách khác. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây:

Phiếu góp ý sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 năm 2022 – 2023

TT

Các nội dung góp ý

Ý kiến góp ý bộ sách “Chân trời sáng tạo”

Điểm

1

Nội dung và hình thức SGK (20 điểm)

(Đối chiếu nội dung SGK với các yêu cầu cần đạt của từng chủ đề được quy định trong CT môn học hoặc hoạt động giáo dục)

– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề, bài học thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học;

– Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá.

– Cách viết, trình bày rõ ràng, khoa học, gần gũi với học sinh lớp 7.

Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có tính mở. Kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đặc biệt kênh hình giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo.

– Nội dung từng bài có sự gắn kết của địa lí đại cương với cuộc sống, giữa tiếp cận và kế thừa

Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, tư duy sáng tạo cụ thể

19

2

Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong SGK (10 điểm)

Nội dung sách giáo khoa rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các phương pháp giáo dục các hoạt động giáo dục khác nhau. giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện hơn không chỉ là kiến thức mà học sinh ghi nhớ được.

9

3

Cấu trúc SGK (10 điểm)

Cấu trúc các bài học sắp xếp đảm bảo tính khoa khoa học, hợp lí, cụ thể, dễ sử dụng.

9

4

Ngôn ngữ sử dụng trong SGK và hình thức trình bày SGK (10 điểm)

Ngôn ngữ viết khoa học, dễ hiểu.

Hình thức trình đẹp

9

Tổng điểm 46

Phiếu góp ý sách giáo khoa Công nghệ 7 năm 2022 – 2023

1. Nhóm tác giả:

Bùi Văn Hồng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Chiếm, Nguyễn Tiến Lực, Quách Văn Thiêm, Nguyễn Thị Thúy.

2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

a. Ưu điểm

  • Nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực; các hoạt động học tập được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
  • Hình ảnh minh họa rõ ràng, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

b. Nhược điểm

  • Một số nội dung chưa phù hợp
  • Còn chưa thể hiện được hết nội dung của bài học ở một số bài

c. Đề xuất, kiến nghị

  • Bổ sung một số nội dung kiến thức để đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học
  • Chọn các nội dung phù hợp với chương trình

Phiếu góp ý sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2022 – 2023

Mẫu góp ý 1

Tên bộ sách: Chân trời sáng tạo;

  • Tổng chủ biên: Đinh Thị Kim Thoa; Vũ Quang Tuyên
  • Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tiêu chí đánh giá Nhận xét, đánh giá
Ưu điểm ND chưa phù hợp Ghi chú

Tiêu chí số 1: Sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng

(1). Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phù hợp với văn hóa

(2). Nội dung hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh và giáo dục định hướng nghề nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù họp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

– Nội dung từng bài có sự gắn kết cuộc sống.

(3). Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thế bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có tính mở giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo.

Tiêu chí số 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

1. Tiêu chí về nội dung

(4). Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

– Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên

(5). Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

– Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá.

(6). Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đôi, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có sự kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đặc biệt kênh hình giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo

2. Tiêu chí về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

(7). Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

– Cách viết, trình bày rõ ràng, khoa học, gần gũi với học sinh lớp 7.

(8). Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù họp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, tư duy sáng tạo đảm bảo phân hóa được năng lực học sinh.

3. Tiêu chỉ về kiểm tra, đánh giá

(9) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh đế tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chât, năng lực học sinh.

– Nội dung có xây dựng kế hoạch theo từng học kì để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

(10). Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù họp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

– Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh.

4. Tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

(11). Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục trung học cơ sở, trung học phố thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

– Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu của nhà trường.

(12). Có hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử,…) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Nội dung sách giáo khoa có thể tạo điều kiện cho học sinh tham khảo hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử,…) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Những nhận xét khác

Tham khảo thêm:   Sơ đồ tư duy bài Khi con tu hú Khi con tu hú của Tố Hữu

Mẫu góp ý 2

1. Nhóm tác giả:

Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Bích Liên (Chủ biên), Nguyễn Hồng Kiên, Trần Bảo Ngọc, Trần Thị Quỳnh Trang, Phạm Đình Văn.

2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

a. Ưu điểm

  • Nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực; các hoạt động học tập được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
  • Hình ảnh minh họa rõ ràng, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

b. Nhược điểm

  • Thiếu hình ảnh, một số hoạt động khó áp dụng

c. Đề xuất, kiến nghị

  • Cần bổ sung hình ảnh minh họa, thay đổi một số hoạt động cho phù hợp

Phiếu góp ý sách giáo khoa Toán 7 năm 2022 – 2023

Chủ đề Đại số: Bài đại lượng tỉ lệ thuận

* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 nhưng kênh hình giảm nhiều so với phiên bản cũ. thiếu sự phong phú

* Về mặt cấu trúc:

  • Phần khởi động vẫn như phiên bản cũ là chỉ đưa ra câu hỏi lửng tạo cho người dạy hai định hướng trái chiều. người dễ tính sẽ nhận thấy là hay là dễ, nhưng người khó tính sẽ cảm nhận đó sẽ là gợi ý mà tha hồ thể hiện sự sáng tạo. không rập khuôn về hình thức (tớ thích cái này)
  • So với phiên bản sách hiện hành đưa ra đến 2 ví dụ nhưng ở đây vẫn đưa ra chỉ một ví dụ nhưng lợi dụng được tình huống đầu bài và hướng dẫn được học sinh nhận biết điểm giống nhau giữa hai công thức để từ đó nhận biết và tổng quát được khái niệm (tớ đánh giá cao về điểm này)
  • Cách xây dựng tính chất và giới thiệu phần chú ý là đánh đố người đọc, người học cũng như người dạy (kém – trừ mất điểm) nhưng ưu điểm bù lại vẫn là cách giới thiệu dạng toán điền khuyết. (đánh giá cao – xem như bù lỗ)

* Về tính chất: Trình bày gọn gàng, dễ nhận biết tính chất và đưa ra được 2 ví dụ khá sát, dễ hiểu, dễ áp dụng vào phần bài tập

* Về giới thiệu dạng toán: Đã đưa ra được 2 dạng toán áp dụng tính chất và áp dụng dãy tỉ số rất thực tế. tuy nhiên vẫn chưa thuyết phục ở điểm trong cả 2 ví dụ về tỉ số bằng nhau chỉ xây dựng được tỉ lệ thức nhưng chưa giải thích được căn cứ áp dụng tỉ số bằng nhau.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục địa phương 8 Chương trình giáo dục địa phương lớp 8

Bởi lẽ Hs học từ tỉ số và từ căn cứ a+b+c hoặc từ a+b-c hoặc a-b-c để áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau cho phù hợp nhưng sách này chỉ mô tả thiếu luận cứ toán học (mất điểm trầm trọng)

* Bài tập: Lượng bài tập tự luyện khá phong phú, đáp ứng được trong vấn đề rèn luyện kĩ năng người học và mô phỏng được nhiều bài toán liên hệ thực tế sát thực (đánh giá cao)

KL chung: Có sự phối hợp được nhiều phương pháp tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức với trẻ. Nhiều hoạt động rõ ràng, mạch lạc. tuy nhiên còn quá nhiều hạn chế về dạng toán và sự logic trong cách trình bày bài toán theo đúng nghĩa logic

Đánh giá: 6.5đ

Chủ đề Hình học: Bài Tam giác cân

* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 hình ảnh rõ ràng.

* Về mặt cấu trúc:

  • Phần khởi động giới thiệu hình ảnh về nhà Ga xe lửa Đà Lạt nhưng rất sơ sài. Gv lấy thêm thông tin trên mạng xuống để bổ sung cho phần khởi động thêm phong phú. Gv tự thêm vào phần vẽ hình theo cách diễn đạt để rèn thêm kĩ năng vẽ hình cho Hs.
  • So với phiên bản sách hiện hành là giới thiệu ngay định nghĩa nhưng sách mới thì cho Hs nhận biết một cách trực quan qua hình ảnh bằng hoạt động cắt giấy để nhận biết định nghĩa. cách giới thiệu tên gọi các yếu tố trong tam giác. cân được giới thiệu cụ thể, tường minh như Sgk cũ. (cái này hay hơn so với cánh diều) và củng cố ngay bằng bài tập áp dụng định nghĩa để nhận biết tam giác đều như SGk cũ.
  • Cách xây dựng phần tính chất nhẹ nhàng hơn so với sách cũ bằng hoạt động điền khuyết vào phiếu học tập hoàn thành một chứng minh hình học đồng thời qua đó nhận biết tính chất và dấu hiệu nhận biết. Sau mỗi mục là có bài tập áp dụng. Qua bài tập Áp dụng, Hs cũng được giới thiệu 2 dạng tính toán số đo góc ở đỉnh và góc ở đáy của tam giác cân qua phần thực hành. Tuy nhiên ở đây Gv tự đưa thêm phần nhận xét công thức tính góc ở đỉnh và góc ở đáy vào để Hs dễ dàng hơn cho phần vận dụng 1; Về định nghĩa và tính chất của tam giác vuông cân và tam giác đều được giới thiệu lồng ghép trong phần củng cố. (cái này mình vẫn thích cách trình bày của cánh diều hơn). Vấn đề cao cách trình bày của cánh diều ở chỗ phân định rạch ròi về tính chất và dấu hiệu nhận biết thành 2 mục riêng biệt, còn ở đây thì gộp. Nếu Gv để ý thì mới thấy và chia hoạt động. (soạn bài thôi đã khổ rồi mà còn phải đọc kĩ mới hiểu ý đồ tác giả nữa cũng nhọc nhỉ)
  • Thua so với sách cánh diều và sgk hiện hành ở chỗ chưa giới thiệu được cách vẽ tam giác cân, tam giác đều (chưa hiểu ý đồ tác giả). Dành cho các cháu về nhà tự tìm hiểu vậy (mục 4)

* Bài tập: Giới thiệu được nhiều dạng bài tập khác nhau và có nhiều dạng bài toán thực tế hơn so với cánh diều.

KL chung: Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận với người học và người dạy có thể linh hoạt trong quá trình truyền đạt với từng đối tượng hs. Giới thiệu được nhiều dạng toán qua từng hoạt động và có nhiều bài tập ứng dụng thực tế hơn so với cánh diều. tuy nhiên nhược điểm ở phần dùng từ ngữ diễn đạt định nghĩa tam giác vuông cân chưa tường minh so với sgk cũ và cánh diều. Cách trình bày các nội dung chưa được logic như cánh diều.

Đánh giá: 8.0 đ

Chủ đề Thống kê xác xuất: Bài Làm quen với biến cố

* Về mặt hình thức: Đẹp, rõ chữ.

* Về mặt cấu trúc:

  • Phần khởi động giới thiệu một tình huống thực tế và gần gũi (trọng tài tung đồng xu trong trận đá bóng) cái này chắc Hs đa số sẽ thích vì liên quan đến thể thao.
  • Mở đầu khái niệm là đi vào hoạt động khám phá mà hình thức ở đây chỉ là các trường hợp của tung đồng xu. so với sách KNTT thì đưa ra nhiều ví dụ thực tế liên quan đến tích hợp GD.đạo đức Hs nhiều hơn thông qua những vấn đề vật lý, địa lý và trò chơi xúc xắc. như vậy thì phần này CTST thua so với KNTT ở điểm này.
  • Hoạt động 2 đi sâu vào củng cố cho Hs về các khái niệm biến cố ngẫu nhiên/chắc chắn/không thể thông qua ba ví dụ và hai bài thực hành và 2 bài tập thực tế khá gần gũi như vậy sẽ giúp Hs, đặc biệt là Hs yếu kém, sẽ có nhận thức sâu hơn về các khái niệm cần củng cố.

* Bài tập: Với mức độ kiến thức của bài này thì chỉ dừng lại cấp độ nhận biết và thông hiểu nên với 4 bài tập sgk là khá ổn (chưa có thời gian giải)

KL chung: Tuy về mặt lí thuyết còn ít nhưng chỉ tập trung vào giới thiệu được khái niệm và có nhiều bài tập để tập trung vào rèn kĩ năng cho người học như vậy là khá ổn.

Đánh giá: 9.0 đ

Phiếu góp ý sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023

Phụ lục 3
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ; Lớp: 7

Họ tên:………………………………..

Đơn vị công tác:………………..

Nội dung góp ý:

– Nhìn chung cả ba bộ sách nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.

– Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, tác giả Huỳnh Văn Sơn (tổng chủ biên), NXB Giáo Dục Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Love rosie

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương.

Trang 5, 6

1. Em hãy đọc các thông tin và trả lời câu hỏi sau.

Bổ sung thêm tranh ảnh.

Các tiêu đề mục khám phá.

Kênh chữ quá nhiều.

Trang 5, 6, 7, 8.

1. Em hãy đọc các thông tin và trả lời câu hỏi sau.

2. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt.

Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng.

Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trang 11, 12, 13.

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

2. Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi.

3. Quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.

Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt.

Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng.

Trang 13

3. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.

Bổ sung tranh ảnh chưa thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Chưa có tranh ảnh thể hiện rõ yêu cầu cần đạt về phê phán thái độ ích kỉ, thờ ơ.

Bài 3. Học tập tích cực, tự giác

Trang 16, 17, 18.

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

2. Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt.

Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng.

Bài 4. Giữ chữ tín.

Trang 21, 22, 23.

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt.

Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng.

Trang 22.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

Bổ sung tranh ảnh chưa giữ chữ tín.

Chưa có tranh ảnh thể hiện rõ yêu cầu cần đạt về phê phán thái độ chưa giữ chữ tín.

Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa.

Trang 28, 29, 30.

1. Em hãy kể tên các di sản văn hóa ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?

2. Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

3. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

4. em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây.

Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt.

Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng.

Trang 29.

3. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Trích điều 14 luật di sản văn hóa 2001

Bổ sung thông tin những di sản văn hóa được UNESCO công nhận.

Trích luật di sản văn hóa 2013.

Nội dung bài chưa thấy đề cập.

Cập nhật luật

Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Trang 37.

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Bổ sung thêm hình ảnh về những căng thẳng trong học tập, cuộc sống.

Kênh thông tin còn quá ít chưa làm nổi bậc các tình huống căng thẳng.

Người góp ý
(Kí và ghi rõ họ tên)

Phiếu góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023

Mẫu 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: Ngữ Văn

Bộ Chân trời sáng tạo.

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

Bài 2

Tr 36

-Tên gọi văn bản 2: Những tình huống hiểm nghèo.

– Viết: Yêu cầu viết một sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

– Những tình huống nguy hiểm

– Yêu cầu viết một sự việc, nhân vật đã được học

– Từ hiểm nghèo thường nói về bệnh tật nhiều hơn là những tình huống trong cuộc sống.

– Chủ đề 2 “Bài học cuộc sống” (Truyện ngụ ngôn) nên phần yêu cầu viết một sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là chưa phù hợp.

Bài 4

Tr 86

Câu 1,3 Thực hành Tiếng Việt

Nội dung câu hỏi 1,3 không thuộc phần Thực hành Tiếng Việt

Nội dung câu hỏi 1,3 thuộc phân môn Làm Văn

Bài 5

Tr 107

Thuật ngữ

Yêu cầu cao đối với học sinh lớp 7

– Phần Tiếng Việt: Trong chương trình Ngữ Văn 7 không còn mảng văn học cổ, nhưng phần Tiếng Việt có phần về từ Hán Việt. Như vậy sẽ gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu.

– Phần Tập làm văn đưa phần nghị luận văn học vào chương trình lớp 7 không mang tính vừa sức.

……, ngày….. tháng…. năm 2021

Trưởng nhóm

Mẫu 2

Phụ lục 2.
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

Bài 1- Tiếng nói của vạn vật, phần

hướng dẫn quy trình viết

Trang 26/dòng 26, 27, 28

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ

Viết đoạn văn khoảng 100 chữ

Qúa cao so với học sinh lớp 7

Bài 2 Bài học cuộc sống, phần sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe

Trang 52, dòng 26, 27, 28, 29, 30

Ví dụ chơi chữ – Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa

Cho ví dụ khác

Không thấy có từ đồng âm khác nghĩa.

Bài 5 – Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát ( Y Phương), phần chú thích

Trang 108, dòng cuối

nhái: hàng nhái…

nhái: hàng giả, giả mạo

tránh giải thích có từ nhái

Bài 7- Trí tuệ dân gian

Trang 28, dòng 4

bút sa gà chết

– Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

– Trẻ cậy cha, già cậy con

bút sa gà chết là thành ngữ, không phải tục ngữ.

Người góp ý

Phiếu góp ý sách giáo khoa Âm nhạc 7 năm 2022 – 2023

SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà.

Trang 22

Nhịp lấy đà là ô nhịp ở đầu bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

Nội dung khái niệm nhịp lấy đà chưa đầy đủ

Ngày 16 tháng 12 năm 2021

NGƯỜI GÓP Ý

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Chân trời sáng tạo Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 7 năm 2022 – 2023 (7 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *