Soạn bài Trò chuyện cùng mẹ sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, đọc mở rộng, luyện tập của trang 93, 94, 95, 96 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 20:Trò chuyện cùng mẹ – Tuần 11, chủ đề Mái nhà yêu thương để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:
Soạn bài phần Đọc: Trò chuyện cùng mẹ
Khởi động
Kể về một hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối.
Trả lời:
Buổi tối trước khi đi ngủ, cả gia đình mình thường cùng nhau trò chuyện. Bố và mẹ sẽ hỏi về một ngày đi học của em và em trai. Sau đó bố mẹ sẽ động viên chúng em cố gắng học tập.
Tối nào bố cũng kể chuyện cho anh em em trước khi đi ngủ. Anh em em sẽ lựa chọn một cuốn truyện trong giá sách và bố sẽ là người kể câu chuyện đó.
Câu 1
Chi tiết nào cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện với nhau trước khi đi ngủ?
Trả lời:
Chi tiết cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện trước khi đi ngủ là:
Những câu chuyện của ba mẹ con thường nối vào nhau không dứt. Vì thế, sắp đến giờ ngủ, mẹ phải nói rành rọt từng chữ: Năm phút nữa thôi nhé. Nhưng đôi khi chính mẹ nấn ná nghe chuyện của con, làm năm phút cứ được cộng thêm mãi.
Câu 2
Vì sao thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi.
Trả lời:
Thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi vì ba mẹ con có rất nhiều điều để nói với nhau, những câu chuyện thường nối vào nhau không dứt.
Câu 3
Mẹ đã kể cho chị em Thư những chuyện gì?
Trả lời:
Mẹ đã kể cho chị em Thư về công việc của mẹ, về những ngày mẹ còn bé.
Câu 4
Đóng vai Thư hoặc Hân nhắc lại những chuyện mình đã kể cho mẹ nghe.
Trả lời:
Đóng vai Hân: Tớ đã kể cho mẹ nghe về các bạn ở lớp mẫu giáo của mình, về những trò chơi mà tớ được cô dạy và cả những món quà chiều mà tớ ăn rồi nhưng cứ muốn ăn thêm nữa.
Đóng vai Thư: Mình kể cho mẹ nghe về chuyện mình được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp và cả những bài toán thử trí thông minh các bạn trong lớp thường đố nhau vào giờ ra chơi.
Câu 5
Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện.
Trả lời:
Em cảm thấy ba mẹ con nhà Thư rất thân thiết với nhau. Em mong gia đình em cũng có những buổi trò chuyện thân thiết như vậy để cả nhà có thể hiểu nhau hơn.
Soạn bài phần Đọc mở rộng
Câu 1
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về tình cảm của người thân trong gia đình và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
MẸ CỦA EM
Ở nhà, em có mẹ
Bao việc mẹ phải lo
Thức khuya mà dậy sớm
Mẹ chăm công việc nhà
Thế mà cứ đúng giờ
Mẹ gọi thức em dậy
Nhắc gọn gàng đầu tóc
Việc nào vào việc ấy
Để em kịp đến trường
Mẹ đã sinh ra em
Đã vì em vất vả
Thương mẹ, em thầm hứa
Ngoan ngoãn và giỏi giang.
Trần Quang Vịnh
- Tên bài: Mẹ của em
- Tên tác giả: Trần Quang Vịnh
- Nhân vật em thích nhất: Mẹ
- Lí do em thích nhân vật: Mẹ làm rất nhiều việc để chăm lo cho con.
Câu 2
Chia sẻ với bạn về những nhân vật em yêu thích nhất: Nhân vật đó làm gì? Nhân vật đó có gì thú vị? Em học hỏi được điều gì ở nhân vật đó?
Trả lời:
Nhân vật mà mình yêu thích nhất là người cháu trong bài Thương ông. Người cháu dù còn nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ, quan tâm và chăm sóc khi ông mình bị đau chân. Qua bài thơ đó, mình học được ở người cháu sự hiếu thảo.
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:
Bà nội của tôi là bà ngoại của em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.
(Theo Vũ Tú Nam)
Trả lời:
Các từ chỉ người thân trong đoạn văn là: bà nội, bà ngoại, chị em, em Đốm, em My, em Chấm, bà
Câu 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.
Trả lời:
- Từ ngữ chỉ người thân bên nội: ông nội, bác, cô, chú, dượng, thím,…
- Từ ngữ chỉ người thân bên ngoại: ông ngoại, bác, dì, chú, cậu, mợ,…
Câu 3: Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?
Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(theo Thanh Tịnh)
a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp
b. Để báo hiệu phần giải thích
c. Để báo hiệu phần liệt kê
Trả lời:
Dấu hai chấm trong câu trên dùng để: b. Để báo hiệu phần giải thích
Câu 4: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn dưới đây:
a. Trong cái túi vải thô của bà có đủ thứ quà, mùa nào thức nấy: nhãn tháng Sáu, na tháng Bảy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu.
(Theo Ma Văn Kháng)
b. Hoa giấy có một đặc điểm khác với nhiều loài hoa: hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên.
(Theo Trần Hoài Dương)
c. Chú sóc có bộ lông khá đẹp: lưng xám nhưng bụng và chóp đuôi lại đỏ rực.
(Theo Ngô Quân Miện)
Trả lời:
Trong các câu trên, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó mang tính chất liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc.
a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau liệt kê hành động của từng thành viên trong gia đình.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau liệt kê các màu sắc.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau liệt kê các loại quả trong túi vải của bà.
Luyện viết đoạn
Câu 1: Quan sát tranh, nêu đặc điểm của sự vật trong mỗi tranh.
G:
- Ngôi nhà trong tranh thuộc loại nhà gì?
- Ngôi nhà đó có những đặc điểm gì nổi bật? (hình dạng, màu sắc, cảnh vật xung quanh,…)
- Em có cảm nghĩ gì khi quan sát ngôi nhà đó?
Trả lời:
– Tranh 1:
- Ngôi nhà trong tranh là nhà sàn
- Ngôi nhà được xây bằng gỗ, tre, nứa,…
- Xung quanh là đồi núi trập trùng.
- Đây là ngôi nhà của những người sống ở vùng núi.
– Tranh 2:
- Ngôi nhà trong bức tranh là ngôi nhà cấp bốn ở vùng nông thôn.
- Ngôi nhà được sơn tường màu vàng, mái ngói đỏ tươi.
- Xung quanh ngôi nhà là cây cối, vườn tược.
- Bức tranh về ngôi nhà này đem lại cho em cảm giác bình dị, yên bình.
– Tranh 3:
- Ngôi nhà trong tranh là ngôi nhà ở thành phố
- Ngôi nhà có những thiết bị hiện đại như ti vi màn hình phẳng, điều hòa,…
- Tường của ngôi nhà được sơn màu hồng.
- Ngôi nhà này mang lại cho em cảm giác tiện nghi.
Câu 2: Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.
G:
a. Giới thiệu về ngôi nhà
- Nhà em ở đâu?
- Gia đình em ở đó từ khi nào?
b. Tả bao quát về ngôi nhà
- Hình dạng
- Cảnh vật xung quanh
c. Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà
- Bên ngoài (mái, tường, vách, cửa sổ, cửa ra vào,…)
- Bên trong (phòng bếp, phòng khách, đồ đạc,…)
d. Nêu tình cảm của em với ngôi nhà
Trả lời:
Ngôi nhà của gia đình em vừa được xây một năm trước. Nó gồm có ba tầng và rất rộng rãi. Phía trước nhà có một khoảng sân. Bên ngoài, nhà được sơn màu xanh dương. Bên trong, các phòng được sơn màu vàng nhạt. Tầng thứ nhất gồm có phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ của bố mẹ em. Tầng thứ hai gồm có phòng thờ, phòng đọc sách, phòng ngủ của em và chị gái. Các đồ dùng trong nhà đều còn rất mới. Trên cùng là tầng thượng có rất nhiều cây cảnh của bố. Những lúc rảnh rỗi, cả gia đình em lại lên sân thượng ngồi hóng mát, trò chuyện. Em rất thích ngôi nhà mới của mình.
Câu 3: Trao đổi đoạn văn của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trò chuyện cùng mẹ (trang 93) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.