Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập cuối học kì I (trang 121) Bài 10 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Soạn bài Ôn tập cuối học kì I sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi ôn tập cuối học kỳ I trang 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.

Qua đó, cũng giúp các em ôn tập thật tốt, nắm chắc toàn bộ kiến thức quan trọng của cuối học kì 1. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cuối học kì 1 sách Cánh diều cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Ôn tập cuối học kì I – Tiết 1

Câu 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 65 – 70 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Trả lời:

Em đọc bài thơ, đoạn văn đã chọn.

Câu 2: Sắp xếp các tên riêng sau đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:

Sắp xếp các tên riêng

Trả lời:

Chi, Cúc, Huệ, Ngân, Ngọc, Nhã, Phượng, Quyên, Thi, Trúc

Câu 3: Đọc và làm bài tập:

Những con ngan nhỏ, mới nở được ba hôm, chỉ to hơn cái trứng một tí. Chúng có bộ lông vàng óng. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

Theo TÔ HOÀI

Vịt con

a) Tìm 2 từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn.

b) Đặt câu với một từ em vừa tìm được.

Trả lời:

a) Tìm 2 từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn.

  • Vàng óng: Vàng tươi, vàng ánh, vàng rực, vàng ươm.
  • Đen nhánh: Đen tuyền, đen huyền.
  • Đỏ hồng: đỏ tươi, đỏ thắm.

b) Đặt câu với một từ em vừa tìm được.

  • Khi trở thành đội viên, em được đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm.
  • Đến mùa gặt, lúa chín vàng rực cả cánh đồng.

Ôn tập cuối học kì I – Tiết 2

Câu 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Câu 2: Đọc và trả lời câu hỏi:

Cây sồi và đám sậy

Có một cây sồi mọc ở ven sông. Nó cao lớn sừng sững nên rất xem thường những cây sậy bé nhỏ dưới chân mình.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều Phân phối chương trình KHTN 8 năm 2023 - 2024

Một hôm, trời nổi bão. Mưa gió dữ dội làm bật gốc cây sồi, khiến nó đổ gục xuống sông. Nhìn thấy đám sậy vẫn tươi xanh rì rào hai bên bờ, cây sồi ngạc nhiên hỏi:

– Sao các bạn yếu ớt thế mà không bị gió bão thổi đổ? Còn tôi lực lưỡng thế này mà bị bật cả gốc?

Đám sậy trả lời:

– Anh to khỏe nhưng đứng đơn độc một mình. Còn chúng tôi tuy nhỏ yếu nhưng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.

Nghe vậy, cây sồi xấu hổ vì đã từng coi thường đám sậy.

Theo sách Tiếng Việt vui

1) Ghép đúng để được các cặp từ ngữ nói lên những đặt điểm trái ngược nhau giữa cây sồi và đám sậy

 Ghép đúng

2) Vì sao đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão?

3) Ghép câu với mẫu câu tương ứng.

Ghép câu

Trả lời:

1) Ghép đúng:

 Ghép đúng

2) Đám sợi yếu ở nhưng vẫn đứng vững trong gió là do chúng mọc quây quần bên nhau.

3) Ghép câu với mẫu câu tương ứng:

Ghép câu

Ôn tập cuối học kì I – Tiết 3

Câu 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Câu 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn sau:

Tìm những sự vật được so sánh với nhau

Trả lời:

Những sự vật so sánh với nhau:

  • Cây gạo – một tháp đèn khổng lồ.
  • Hàng ngàn bông hoa – hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
  • Hàng ngàn búp nõn – hàng ngàn ánh nến trong xanh.
  • Những cánh hoa đỏ rực quay – chong chóng.

Câu 3: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh.

Tìm từ ngữ thích hợp

Trả lời:

a) Mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa.

b) Trên trời mây trắng như bông.

c) Dòng sông mềm mại như tấm khăn lụa đào.

d) Những vì sao lấp lánh như những viên kim cương đắt giá.

Ôn tập cuối học kì I – Tiết 4

Câu 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Câu 2: Nghe – viết:

Bé út của nhà

Bố đi công tác xa về
Quà cho bé – bạn búp bê thật hiền
Bé may áo mới, đặt tên
Cả ngày bận bịu, bé quên khóc nhè.
Hỏi ai là út của nhà
Bé yêu, bé bảo út là búp bê.

NGUYỄN KHẮC HÀO

Câu 3: Xác định tác dụng của dấu hai chấm trong những câu sau:

Xác định tác dụng của dấu hai chấm

Trả lời:

Xác định tác dụng của dấu hai chấm

Ôn tập cuối học kì I – Tiết 5

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện: Chuột túi làm anh

Trả lời:

Một chú chuột túi nhỏ cả ngày ở trong túi của mẹ. Một hôm, bố ôm tôi vào lòng và nói:

– Bố báo cho con một tin vui: Con sắp có em đấy!

– Nhưng túi của mẹ chỉ đủ cho một đứa, vậy em bé sẽ ngủ ở đâu hả bố? – Chuột túi nhỏ băn khoăn hỏi bố.

Tham khảo thêm:   Quyết định 2609/QĐ-BCA-C08 Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực giao thông đường bộ

– Con đã là anh rồi! – Bố nói với tôi. – Con sẽ nhường chỗ cho em con, đúng không?

Chuột túi nhỏ không trả lời bố. Vì nghe bố nói thế, chuột túi nhỏ không khoái tí nào. Chẳng lẽ từ nay trở đi, chú sẽ phải nhảy lóc cóc theo mẹ?

Thế rồi em của chú ra đời. Em nhỏ xíu và rất là xinh. Cả nhà chú chuột nhỏ vui mừng khôn xiết. Bỗng nhiên chú chuột nhỏ thấy hãnh diện vì mình có một cô em gái. Đi đâu, gặp ai cũng hớn hở khoe:

– Tôi có em rồi! Tôi có em rồi!

Chuột túi nhỏ vui vẻ cưng chiều và nhường em tất cả mọi thứ.

Câu 2: Em cần đặt dấu chấm vào những chỗ nào để ngắt đoạn văn sau thành 5 câu? Chữ đầu câu phải làm thế nào?

Chuột túi có chân sau khỏe, bàn chân dài và hẹp khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Theo sách Thế giới động vật

Trả lời:

Chuột túi có chân sau khỏe, bàn chân dài và hẹp. Khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân. Khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau. Chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân. Chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Chữ đầu câu phải viết hoa.

Ôn tập cuối học kì I – Tiết 6

(Bài luyện tập đọc hiểu)

Đọc và làm bài tập: Ông Mạc Đĩnh Chi

Câu 1: Tìm ý ở cột A phù hợp với mỗi đoạn cột B

Nối

Trả lời:

Nối

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng:

a) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?

  • Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.
  • Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.
  • Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.

b) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta nhiều khó khăn?

  • Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân ta đánh bại.
  • Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.
  • Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”.

c) Chi tiết nào thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?

  • Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.
  • Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.
  • Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Trả lời:

a) Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

b) Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân ta đánh bại.

c) Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Câu 3: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 12: So sánh chi tiết nước mắt trong tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.

Trả lời:

a) Thương thay cậu bé Mạc Đĩnh Chi mồ côi từ nhỏ!

b) Mạc Đĩnh Chi là người chăm chỉ, không ngừng cố gắng học tập trong mọi hoàn cảnh.

c) Mạc Đĩnh Chi thật tài giỏi làm sao khi vượt qua mọi thử thách khiến vua quan nhà Nguyên nể phục.

Ôn tập cuối học kì I – Tiết 7

(Bài luyện viết)

Chọn 1 trong 3 đề sau:

1. Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen.

2. Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập hoặc một đồ vật khác (con heo đất, con gấu bông, cái diều,..) gắn bó với em.

3. Viết đoạn văn cho biết em yêu thích nhân vật nào trong một câu chuyện (bộ phim) em đã đọc, đã nghe (đã xem) và vì sao em yêu thích nhân vật đó.

Trả lời:

Em có rất nhiều đồ chơi, thú bông và búp bê các loại, nhưng em thích nhất vẫn là chú gấu bông Mary, bởi Mary rất xinh xắn và là món quà kỷ niệm của bạn em. Mary là một chú gấu bông nhỏ, kích thước chỉ bằng con lợn đất mà chị em vẫn dùng để bỏ tiền tiết kiệm. Mấy người bạn của em tới nhà chơi vẫn thường chê bai Mary nhỏ quá, ôm không thích như những chú gấu bông to cao như người lớn ở nhà các bạn. Những lúc như vậy, em cảm thấy rất buồn, bởi với em, Mary không chỉ là món đồ chơi, mà nó còn là tình cảm của người bạn thân dành cho em. Marry có đôi mắt to tròn, đen láy, trong veo, nhìn rất ngây thơ và đáng yêu. Em ấy còn có lông màu cà phê, gần giống với màu da nâu vì rám nắng của Hòa. Thân hình tròn trịa vì được nhồi bông của Mary càng làm em nhớ đến dáng vẻ mũm mĩm, bước đi lúc nào cũng nặng nề của bạn. Mary được em chăm chút, gìn giữ rất cẩn thận. Em lấy khăn đỏ đã cũ quảng vào cổ Mary, rồi lấy chiếc áo em mặc lúc còn đỏ hỏn mặc lên người chú gấu bông xinh xắn. Mẹ em còn mua cho em một chiếc cặp sách đồ chơi màu đỏ làm bằng nhựa, em cũng đeo lên vai Mary và cùng chú chơi trò đi học. Mary đã làm bạn với em được gần hai năm. Dù hai năm qua, em được mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi mới, dịp sinh nhật, bạn bè cũng tặng em nhiều món quà xinh xắn, nhưng với em, Mary vẫn là món quà mà em yêu thích nhất. Chú gấu bông Mary đáng yêu chính là người bạn thân thiết nhất của em. Để đến khi bạn Hòa trở về, em sẽ nói với bạn, em luôn trân trọng gìn giữ Mary như gìn giữ những kỷ niệm đáng nhớ của chúng em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập cuối học kì I (trang 121) Bài 10 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *