Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Phố phường Hà Nội (trang 31) Bài 13: Cuộc sống đô thị – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Phố phường Hà Nội sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập viết tên riêng Việt Nam, đọc sách báo viết về cuộc sống ở đô thị, ôn chữ viết hoa R, S, trao đổi Bảo vệ môi trường đô thị trang 31, 32, 33, 34 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Phố phường Hà Nội – Bài 13: Cuộc sống đô thị của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Phố phường Hà Nội

Đọc hiểu

Câu 1: Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì?

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT TP Hải Phòng năm 2012 - 2013 Môn: Toán

Trả lời:

Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về phố phường của Hà Nội.

Câu 2: Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố?

Trả lời:

Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có 36 phố.

Câu 3: Đọc các tên phố sau đây, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì?

Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Gà, Hàng Bạc, Hàng Muối, Hàng Nón.

Trả lời:

Đọc các tên phố, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng là: giày, giấy, gà, bạc, muối, nón.

Câu 4: Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì? Chọn ý em thích:

a) Phố phường Hà Nội là một bài thơ đẹp.

b) Hà Nội đẹp như một bài thơ.

c) Tác giả rất yêu mến Hà Nội.

d) Một ý khác (nêu ý đó).

Trả lời:

b) Hà Nội đẹp như một bài thơ.

Luyện tập

Câu 1: Tên các phố trong bài ca dao được viết như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Hàng mã.

b) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ hai: hàng Mã.

c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó: Hàng Mã.

Trả lời:

Chọn c

Câu 2: Viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo trang 18, 19, 20, 21

Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo viết về cuộc sống ở đô thị

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về cuộc sống đô thị.
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cuộc sống đô thị.

Trả lời:

Em có thể tham khảo một số bài như: Thành phố tôi yêu, Thành phố Hồ Chí Minh,…

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
  • Cảm nghĩ của em.

Trả lời:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.

Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa R, S

Câu 1: Viết tên riêng: Sầm Sơn

Câu 2: Viết câu:

Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung.

TỐ HỮU

Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Bảo vệ môi trường đô thị

Câu 1: Nghe thông tin và trả lời câu hỏi:

Bảo vệ môi trường đô thị

Trả lời:

1) Môi trường đô thị dễ bị ô nhiễm vì xe cộ đi lại đông đúc, xả nhiều khói bụi ra môi trường.

2) Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước là do rác thải vứt xuống ao hồ, sông ngòi, các chất thải, nước thải được thải ra nguồn nước..

3) Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí là do khói bụi từ xe cộ, từ các nhà máy công nghiệp thải khí độc ra ngoài môi trường.

Tham khảo thêm:   Thông tư 19/2020/TT-BLĐTBXH Quy định về Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

4) Ô nhiễm nước và không khí gây ra bệnh về đường hô hấp, các bệnh về da, về đường tiêu hóa,…

5) Để giảm ô nhiễm, chúng ta cần vứt rác đúng nơi quy định, xử lý rác thải đúng cách, chất thải sinh hoạt hay chất thải công nghiệp đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Câu 2″: Thảo luận: Em đã và sẽ làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Để giảm ô nhiễm môi trường:

  • Em vứt rác đúng nơi quy định.
  • Có ý thức dọn dẹp vệ sinh nơi mình đang sống.
  • Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, không lãng phí nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Phố phường Hà Nội (trang 31) Bài 13: Cuộc sống đô thị – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *