Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Rừng gỗ quý (trang 45) Bài 14: Anh em một nhà – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Rừng gỗ quý sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về câu hỏi Để làm gì?, câu khiến, đọc sách báo viết về các dân tộc anh em, ôn viết chữ hoa T, V, kể chuyện Rừng gỗ quý trang 45, 46, 47, 48 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Rừng gỗ quý – Bài 14: Anh em một nhà của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Rừng gỗ quý

Đọc hiểu

Câu 1: Ông lão mơ thấy nàng tiên cho ông thứ gì trong chiếc hộp thứ nhất?

Trả lời:

Chiếc hộp thứ nhất đựng rất nhiều cột gỗ, ván gỗ.

Câu 2: Qua chi tiết cột gỗ, ván gỗ nhanh chóng trôi tuột đi, câu chuyện muốn nói lên điều gì? Chọn ý đúng:

a) Vội vàng sẽ không mang lại kết quả tốt.

b) Cột gỗ, ván gỗ mà ông lão thấy chỉ là giấc mơ.

c) Chỉ chặt cây có sẵn thì bao nhiêu gỗ cũng hết.

Trả lời:

Chọn ý c) Chỉ chặt cây có sẵn thì bao nhiêu gỗ cũng hết.

Câu 3: Vì sao nàng tiên trong giấc mơ nói rằng thứ đựng trong chiếc hộp thứ hai quý hơn nhiều?

Trả lời:

Vì chiếc hộp thứ hai đựng nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.

Câu 4: Câu chuyện này khuyên ta điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện muốn khuyên ta: Muốn có rừng gỗ quý phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.

Tham khảo thêm:   Thêm số điện thoại vào tài khoản Truy Kích

Luyện tập

Câu 1: Dựa vào nội dung bài đọc trả lời câu hỏi:

a) Ông lão đi tìm gỗ để làm gì?

b) Để có gỗ dùng lâu dài, chúng ta cần làm gì?

Trả lời:

a) Ông lão đi tìm gỗ để làm nhà.

b) Để có gỗ dùng lâu dài, chúng ta cần phải gieo trồng, chăm sóc.

Câu 2: Hãy nói lời ông lão khuyên các con (hoặc dân làng) trồng cây.

Trả lời:

Lúa ngô phải gieo trồng mới có thì gỗ rừng cũng vậy. Chúng ta phải tìm hạt cây về gieo trồng.

Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về các dân tộc anh em
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các dân tộc anh em.

Trả lời:

* 2 câu chuyện (hoặc một bài thơ, một câu chuyện) về các dân tộc anh em

Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà… những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột… Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm – chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: “Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

– Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

– Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tham khảo thêm:   Lời bài hát: Mãi luôn là của nhau

Tôi thưa:

– Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ…Bác nói:

– Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”.

Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Hoa đẹp miền Tây Bắc

Thơ: Nguyễn Ngọc Thủy Hằng

Người viễn khách một chiều lên Tây Bắc
Ngắm hoa ban cùng cô gái vùng cao..
Ché rượu cần với trang phục sắc màu
Nhìn rất đẹp làm xuyến xao phố núi

Tây Bắc vùng cao đường đèo quanh suối
Điệu Then vui..cùng tiếng Thính rộn ràng
Anh đã say giữa tây bắc đại ngàn
Em múa xòe anh ngó ngang liếc mắt

* 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các dân tộc anh em.

Người Nguồn

Người Nguồn là tên gọi cộng đồng người gồm 35 ngàn nhân khẩu, sống ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hiện vẫn còn chưa có sự thống nhất về việc người Nguồn có phải là một sắc tộc riêng hay không. Tại Hội thảo khoa học xác định dân tộc Nguồn tổ chức ngày 19 tháng 10 năm 2004 tại Đồng Hới, Quảng Bình, có ý kiến đề nghị xếp người Nguồn vào dân tộc Mường, Thổ hoặc Chứt, và cũng có ý kiến tách người Nguồn thành một dân tộc thiểu số riêng. Tiếng Nguồn hiện được Glottolog xếp là một ngôn ngữ riêng.

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính
  • Cảm nghĩ của em

Trả lời:

Tên bài đọc: Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc, Hoa đẹp vùng Tây Bắc, Người Nguồn

Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn… Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Soạn Sử 10 trang 99 sách Cánh diều

Soạn bài phần Viết: Ôn viết chữ hoa T, V

Câu 1: Viết tên riêng: Trà Vinh

Câu 2: Viết câu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(Tục ngữ)

Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Rừng gỗ quý

Câu 1: Kể lại câu chuyện Rừng gỗ quý theo lời ông lão

a) Kể đoạn 1 và 2

Rừng gỗ quý

b) Kể các đoạn tiếp theo.

Rừng gỗ quý

Trả lời:

a) Kể đoạn 1 và 2

Hồi ấy tôi đi tìm gỗ để làm nhà. Một đêm, tôi nằm mơ thấy mình được tiên ban cho một chiếc hộp. Nàng tiên bảo:

– Về đến nhà, ông hãy mở nhé!

Tôi cảm ơn nàng tiên rồi mang hộp về. Dọc đường, không nén nổi tò mò, tôi đã mở chiếc hộp ra. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé mở thì bao nhiêu cột gỗ, ván gỗ tuôn ra ào ào, rồi lao xuống suối, trôi đi mất. Cầm cái hộp không trong tay, tôi tiếc ngẩn ngơ.

b) Kể các đoạn tiếp theo

Tôi đành quay lại tìm nàng tiên. Thấy tôi nằn nì, nàng tiên đưa cho tôi cái hộp khác và dặn:

– Thứ đựng trong hộp này quý hơn nhiều. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra đấy!

Về đến nhà, tôi mở hộp ra, chỉ thấy những hạt cây nhỏ tí.

Nghe tiếng chim hót sau túp lều, tôi choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Nghĩ mãi về giấc mơ, tôi chợt hiểu ra: “Lúa ngô phải gieo trồng mới có thì gỗ rừng cũng vậy.”.

Thế rồi tôi bảo các con và dân làng tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu những mảnh đồi trọc đã trở thành rừng. Từ đó, dân làng có gỗ để làm nhà, đóng bàn, đóng ghế.

Câu 2: Trao đổi: Theo em rừng đem lại lợi ích gì:

a) Đối với vùng có rừng?

b) Đối với các vùng khác?

Trả lời:

a) Đối với vùng có rừng: Phát triển kinh tế, tham quan du lịch, nguồn dược liệu quý, …

b) Đối với các vùng khác: Ngăn ngừa lũ lụt, thiên tai, hạn hán, …

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Rừng gỗ quý (trang 45) Bài 14: Anh em một nhà – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *