Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Mĩ thuật 7 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 7 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Mĩ thuật 7 Cánh diều là tài liệu hữu ích, mang tới đầy đủ các tiết học cả năm theo phân phối chương trình năm 2023 – 2024. Giáo án môn Mĩ thuật 7 Cánh diều bao gồm các mục tiêu học tập, nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, các hoạt động và bài tập, đánh giá kết quả học tập, và các tài liệu tham khảo.

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 7 Cánh diều được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Mĩ Thuật 7 Cánh diều mời các bạn tải tại đây.

Giáo án Mĩ thuật 7 sách Cánh diều

Ngày soạn: … /…. /…..

Ngày dạy: …. /…./…..

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VIỆT NAM

BÀI 1: CHÂN DUNG BỘ ĐỘI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

– Trình bày được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm.

– Nêu được ý tưởng và cách vẽ chân dung bộ đội; vẽ được tranh chân dung bộ đội theo ý thích thể hiện được trạng thái cảm xúc, đặc điểm của khuôn mặt.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

– Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

– Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Vẽ được tranh chân dung bộ đội theo ý thích thể hiện được trạng thái cảm xúc, đặc điểm của khuôn mặt.

3. Phẩm chất

– Biết ơn, kính trọng người có công với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK, Giáo án.

– Một số hình ảnh, video clip liên quan đến bài học.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

4. Tổ chức thực hiện:

– GV cho HS quan sát một số hình ảnh, tranh vẽ về chú bộ đội và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy miêu tả hình ảnh chú bộ đội mà em biết.

– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Ngoại hình: dáng người to khỏe, rắn rỏi, tóc gọn gàng, da sạm rám nắng, vầng trán cao và rộng, nụ cười dễ mến và đôi mắt biết cười.

+ Hoạt động, tính cách:

– Trang phục thường ngày: bộ quân phục màu xanh lá cây hoặc là bộ quần áo rằn ri trên thao trường.

– Hoạt động: chú bộ đội thức dậy đúng giờ theo tiếng còi báo thức, tập thể dục buổi sáng; thường xuyên rèn luyện, tham gia hoạt động tăng gia sản xuất như trồng rau, trồng cây…

– Tính cách: rất vui tính, hòa đồng và luôn yêu đời, lạc quan với mọi khó khăn trong quân ngũ, có tinh thần kỉ luật và tự giác cao.

– GV dẫn dắt vào bài học: Trong thời chiến cũng như thời bình, hình ảnh người bộ đội cụ Hồ không quản ngại khó khăn gian khổ, luôn ở vị trí xung kích đi đầu, dũng cảm hy sinh quên mình vì nhiệm vụ càng làm rạng ngời hơn phẩm chất của người chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam từ dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Ngay trong những ngày ngỡ là bình yên nhất, đại dịch lại bùng phát làm cho cả nước ta đang phải gồng mình chống dịch. Những thời khắc khó khăn này, người lính lại lên đường làm nhiệm vụ cao cả – giúp dân chống dịch. Chúng ta hãy cùng thể hiện lòng biết ơn, kính trọng với người có công với đất nước bằng việc về bức tranh chân dung về bộ đội. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em nắm được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người, vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm, nắm được ý tưởng và cách vẽ chân dung bộ đội. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Chân dung bộ đội.

Tham khảo thêm:   Báo cáo tổng hợp tình hình thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được màu sắc, đường nét, đặc điểm hình dáng, biểu cảm khuôn mặt trong một số bức tranh chân dung; nắm được tỉ lệ mắt, mũi trên khuôn mặt và một số nét biểu cảm trên khuôn mặt.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát 4 bức tranh chân dung trong SGK tr.3 và cho biết:

+ Màu sắc và đường nét được thể hiện trong tranh.

+ Cảm nhận của em về nét vẽ trong tranh.

+ Đặc điểm hình dáng và biểu cảm khuôn mặt trong tranh.

– GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.4 và giới thiệu cho HS:

+ Vào thế kỉ XV – XVIII, tranh chân dung bắt đầu được chú trọng và phát triển ở Việt Nam. Một số bức tranh chân dung nổi bật thời kì này như chân dung Nguyễn Trãi, chân dung Phùng Khắc Khoan….

+ Bức tranh chân dung cổ vẽ Nguyễn Trãi không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị về ý nghĩa lịch sử văn hóa. Mặc dù nhìn vào bức chân dung, có thể dễ dàng hình dung ra một nhân vật trung hậu nhưng chịu nhiều oan khuất và dường như không hề có tính chất thần thánh hóa trên gương mặt nhân vật lịch sử này.

– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh tỉ lệ mắt, mũi trên khuôn mặt, một số nét biểu cảm trên khuôn mặt và trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét về tỉ lệ mặt, mũi trên khuôn mặt.

+ Nêu một số nét biểu cảm trên khuôn mặt.

– GV mở rộng kiến thức:

+ Trán: từ chân mày đến chân tóc.

+ Mắt: ở khoảng 1/3 từ lông mày đến chân mũi

+ Miệng: ở vị trí 1/3 từ chân mũi đến cằm.

+ Tai: dài bằng khoảng từ ngang lông mày đến chân mũi.

+ Khoảng cách giữa 2 mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt.

+ Chiều dài 1 con mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt.

+ Hai thái dương bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt.

+ Mũi rộng hơn khoảng cách giữa 2 mắt.

+ Miệng rộng hơn mũi.

– GV trình chiếu một số nét biểu cảm trên khuôn mặt

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trả lời.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

I. Khám phá

– Màu sắc và đường nét được thể hiện trong tranh:

+ Màu sắc: sử dụng gam màu lạnh (chân dung cô bộ đội, Nguyễn Tuấn Anh); gam màu nóng (chân dung Nguyễn Trãi, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); phối màu hài hòa (chân dung chú bộ đội hài quân, Nguyễn Thùy Linh và chân dung cô bộ đội, Nguyễn Tường Vi).

+ Đường nét: nét đứng tạo cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ.

– Cảm nhận về nét vẽ trong tranh: sinh động, uyển chuyển, đều nét, xen kẽ đậm – nhạt.

– Đặc điểm hình dáng và biểu cảm khuôn mặt trong tranh: nghiêm trang, tự tin (chân dung chú bộ đội hải quân); trung hậu (chân dung Nguyễn Trãi), mạnh mẽ nhưng vẫn thanh thoát, uyển chuyển, nữ tính (chân dung cô bộ đội).

– Nhận xét tỉ lệ mặt, mũi trên khuôn mặt: Từ cằm đến đến ngang lông mày bằng ngang lông mày đến chân tóc (1/2 còn lại là tóc).

– Một số nét biểu cảm trên khuôn mặt: vui vẻ, hạnh phúc, đau buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, kinh hoàng,…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Sáng tạo

Tham khảo thêm:   Cách chơi các loại súng Shotgun trong Rules of Survival

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ý tưởng và thực hành vẽ tranh chân dung bộ đội

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hành vẽ tranh chân dung về chú bộ dưới sự hướng dẫn của GV

3. Sản phẩm học tập: SPMT của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho bài vẽ tranh chân dung bộ đội:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm điển hình của chú bộ và cô bộ đội.

– GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Nêu các phương pháp thực hành vẽ tranh chân dung bộ đội.

– GV lưu ý HS:

+ Trên khuôn mặt, mắt ở đường ngang chia đôi độ dài khuôn mặt từ cằm đến đỉnh đầu, khoảng cách giữa hai mắt bằng chiều dài con mắt, hai đầu mắt kéo xuống sẽ trùng cánh mũi. Tai ở vị trí ngang mắt và mũi.

+ Đường nét có thể dùng để diễn tả hình vẽ và các chi tiết trên chân dung.

+ Sử dụng màu phù hợp với trang phục của chú (cô) bộ đội, chú ý tỉ lệ, biểu cảm khuôn mặt thể hiện được cảm xúc của nhân vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hành vẽ tranh.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trưng bày sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Sáng tạo

– Một số đặc điểm điển hình của:

+ Chú bộ đội:

– Khuôn mặt sáng sủa, rạng ngời, tóc ngắn gọn gàng, da sạm rám nắng.

– Sống mũi dọc dừa, vầng trán cao và rộng, nụ cười dễ mến và đôi mắt biết cười.

– Bộ quân phục màu xanh lá cây hoặc là bộ quần áo rằn ri trên thao trường; bộ quân phục màu trắng của bộ đội hải quân.

+ Cô bộ đội:

– Khuôn mặt sáng sủa, trái xoan, tóc búi cao (tết đuôi sam, buộc gọn gàng,…).

– Nụ cười dễ mến và đôi mắt biết cười.

– Bộ quân phục màu xanh lá cây,…

– Các phương pháp thực hành vẽ tranh chân dung bộ đội:

+ Cách 1: Vẽ nét

– Bước 1: Tìm bố cục, vẽ phác hình.

– Bước 2: Vẽ các chi tiết.

– Bước 3: Vẽ màu và hoàn thiện.

+ Cách 2:Vẽ mảng màu

– Bước 1: Vẽ mảng màu lớn.

– Bước 2: Vẽ tiếp hình và màu.

– Bước 4: Vẽ chi tiết và hoàn thiện.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vẽ tranh chân dung về thầy cô, bạn bè,….

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hành vẽ tranh chân dung.

3. Sản phẩm học tập: SPMT của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

– GV yêu cầu HS: Hãy áp dụng những kiến thức đã học, vẽ tranh chân dung, thầy cô, bạn bè, người thân hoặc người nổi tiếng mà em yêu mến.

– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Gợi ý: Một số SPMT của HS

– GV nhận xét, đánh giá.

IV – Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

– Vấn đáp.

– Kiểm tra thực hành.

– Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

CHỦ ĐỀ: TỰ HÀO VIỆT NAM

BÀI 2: PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này HS sẽ:

– Nhận biết được đặc điểm, vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.

– Vẽ được bức tranh phong cảnh mang nét đặc trưng riêng của quê hương.

– Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật.

– Biết yêu mến, trân trọng cảnh đẹp quê hương, đất nước.

2. Năng lực

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu sưu tầm để học tập nghiêm túc tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để vẽ tranh phong cảnh, cùng bạn thực hành thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra được vẻ đẹp của quê hương thông qua việc sử dụng đường nét, màu sắc trong tranh.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra học kì 2 môn Công nghệ lớp 3 (Có ma trận + Đáp án)

+ Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả đường nét và màu sắc theo cảm nhận.

+ Năng lực khoa học: Có những hiểu biết về thiên nhiên, màu sắc và cuộc sống gắn liền với quê hương.

– Năng lực mĩ thuật:

+ Biết được sự phong phú của việc pha trộn màu sắc trong tự nhiên, trong cuộc sống và ở sản phẩm bài vẽ.

+ Vẽ được bức tranh về phong cảnh quê hương.

+ Nhận biết và đặt được tên phù hợp cho bài vẽ.

3. Phẩm chất

– Yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước, giữ gìn môi truowngd và biết ơn, kính trọng người có công với quê hương đất nước.

– Thể hiện cảm nghĩ của bản thân về phong cảnh quê hương.

– Tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm; trân trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn và người khác tạo ra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Mĩ thuật 7; kế hoạch DH; một số bài vẽ có nội dung về phong cảnh quê hương có ý nghĩa liên hệ thực tế; bài vẽ minh hoạ, giới thiệu về cách sử dụng một số loại màu vẽ; phương tiện, máy chiếu, hoạ phẩm…

2. Đối với học sinh

– SGK, vở thực hành

– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

– Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

– Kiểm tra sĩ số lớp

– Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị

2. Bài mới

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học mới.

2. Nội dung: HS thực hiện trò chơi ghép tranh theo nhóm, giới thiệu được đặc trưng bức tranh của nhóm mình.

3. Sản phẩm học tập: Tranh ảnh phong cảnh quê hương các vùng miền.

4. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép tranh: GV chuẩn bị 4 bức tranh về phong cảnh quê hương đã bị cắt dời từng mảnh khác nhau.

Chia lớp thành 4 nhóm để sếp, gắn 4 bức tranh tương ứng.

Đội nào nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

– GV quan sát, động viên, khích lệ.

– HS trưng bày kết quả, giới thiệu về bức tranh đã ghép được của nhóm mình.

Các bức tranh trên có những nội dung gì?

Nêu đặc trưng của từng vùng miền mà em biết?

– HS trả lời: Tranh về phong cảnh quê hương, mỗi vùng miền có đặc trưng riêng. Quê hương miền núi thường có rất nhiều đồi núi, nhà sàn…

– Gv nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

– GV đặt vấn đề: Tranh phong cảnh quê hương luôn luôn đem lại những giá trị tinh thần to lớn cho mỗi người dân Việt. Có lẽ rằng trong tâm trí của mỗi chúng ta, quê hương luôn luôn là một hình ảnh đẹp. Dù cho có đi về đâu thì hình ảnh quê hương vẫn luôn thật đẹp và thơ mộng. Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà đó còn là nơi chứa đựng những tình cảm thiêng liêng nhất, những kỷ niệm hạnh phúc nhất của mỗi chúng ta. Vậy làm thế nào để giúp các em ghi lại những cảnh đẹp, kỉ niệm ấy thì chúng ta cùng tìm hiểu – Bài 2: Phong cảnh quê hương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

1. Mục tiêu:

– Nêu được nội dung hình ảnh, màu sắc, đường nét trong một số tranh phong cảnh

– Trình bày, giới thiệu được một số phong cảnh đặc trưng của các vùng miền.

– Biết cách sử dung màu sắc hài hoà trong tranh phong cảnh.

2. Nội dung: HS quan sát tranh ảnh, hoạt động theo nhóm, thảo luận và trả lời được các câu hỏi.

3. Sản phẩm: Nội dung, đặc điểm, đường nét, màu sắc thường được sử dụng trong tranh phong cảnh quê hương.

…………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Mĩ thuật 7 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 7 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 7 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *