Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 118 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ, rất hữu ích.

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội
Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Chuẩn bị nói và nghe

1. Chuẩn bị nói

a. Lựa chọn đề tài

– Với đề tài đã được lớp hoặc nhóm học tập xác định trước thì người nói chỉ cần tìm tư liệu phù hợp để tổ chức bài nói của mình. Cái riêng của bài nói cũng như cách thực hiện bài nói lúc đó thể hiện ở những phát hiện và kiến giải mang tính cá nhân về vấn đề, cùng với khả năng diễn đạt và thu hút sự chú ý của người nghe.

– Với đề tài được tùy ý lựa chọn, người nói có thể tham khảo các đề tài xã hội đã được đề cập trong phần đọc của bài học này. Ngoài ra người nói nên chú ý đến đặc điểm nhận thức, tâm lý, thị hiếu,… của người nghe để từ đó lựa chọn những đề tài xã hội gần gũi hoặc đang được quan tâm, gợi cảm hứng (đối với người nghe).

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo 2 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 10 hay nhất

Gợi ý: Người nói có thể sử dụng hình thức khảo sát người nghe trước khi lựa chọn đề tài để có thêm căn cứ cho việc lựa chọn của mình.

b. Tìm ý và sắp xếp ý

– Nên dựa vào việc giải đáp cụ thể đối với các câu hỏi sau để tìm ý, xây dựng luận điểm: Vấn đề xã hội sẽ được trình bày ở đây là gì ? Vì sao tôi muốn nói về vấn đề này? Vấn đề xã hội được trình bày ở đây có những khía cạnh nào cần đặc biệt lưu ý? Có điều gì cần điều chỉnh trong nhận thức của chúng ta về vấn đề xã hội đang được nói tới? Chúng ta nên có thái độ và hành động như thế nào trước vấn đề xã hội đó?

– Bài thuyết trình cần trình bày được vấn đề xã hội đã lựa chọn, đồng thời nêu lên quan điểm của người thuyết trình, quan điểm sẽ được cụ thể hóa bằng các luận điểm. Hai nội dung cơ bản trên có thể được trình bày lần lượt hoặc xen kẽ nhau tùy theo lựa chọn của người thuyết trình.

c. Xác định bằng các từ ngữ then chốt

Với dạng bài nghị luận thuyết trình về một vấn đề xã hội, các từ ngữ then chốt của một mặt có tính khách quan (liên quan đến việc trình bày các thông tin về vấn đề xã hội), một mặt có tính chủ quan (liên quan đến việc thể hiện và bảo vệ quan điểm của người thuyết trình về các vấn đề xã hội). Các từ ngữ có tính khách quan: theo… thì…; căn cứ vào…; theo tường thuật của…; Các từ ngữ có tính chủ quan: tôi nhận định rằng, tôi khám phá ra rằng, điều tôi thấy đáng chú ý là, từ góc nhìn của tôi, theo quan điểm của tôi,….

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 7: Viết câu chuyện ngắn từ bài Con cò mà đi ăn đêm Những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất

d. Phương tiện hỗ trợ

Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ như PowerPoint nếu có kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, video,… Với bài thiên về khái quát, cần có những sơ đồ, bảng biểu tổng hợp, với bài thiên về cung cấp dẫn chứng cụ thể, xác thực thì việc sử dụng các hình ảnh trực quan, video… nên được ưu tiên lựa chọn.

2. Chuẩn bị nghe

Tìm hiểu trước về đề tài thuyết trình. Nếu đó là đề tài được lớp hoặc nhóm học tập xác định sẵn, bạn cần tìm kiếm các tư liệu bàn về vấn đề xã hội đó, đồng thời phác thảo sơ lược những kiến giải của mình để trao đổi với người nói. Nếu người nói sử dụng hình thức khảo sát trước buổi thuyết trình, bạn nên hưởng ứng việc khảo sát đó một cách nghiêm túc, cẩn thận, góp phần giúp người nói lựa chọn đúng vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm hoặc muốn tìm hiểu.

Thực hành nói và nghe

1. Người nói

– Mở đầu: Nêu vấn đề xã hội và lí do lựa chọn

– Triển khai: Trình bày các luận điểm trong bài thuyết trình theo trình tự đã chuẩn bị, kết hợp hài hòa với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có) và các phương tiện phi ngôn ngữ khác.

Kết luận: Khái quát lại những luận điểm chính, gợi ra hướng suy nghĩ tiếp về vấn đề; bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi từ người nghe.

Tham khảo thêm:   ĐTCL mùa 7.5: Những thay đổi trong bản cập nhật giữa mùa - Vùng Nguyên Sinh

2. Người nghe

– Theo dõi phần trình bày mà người nói thể hiện bằng ngôn ngữ và bằng các phương tiện phi ngôn ngữ.

– Nghe trên tinh thần cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận quan điểm của người nói và chuẩn bị thể hiện quan điểm của mình ở hoạt động trao đổi.

Trao đổi

Trao đổi, thảo luận dựa trên tinh thần cầu thị, tiếp nhận và phản hồi những ý kiến của người nghe.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 118 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *