Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 8: Tổng hợp mở bài Tức nước vỡ bờ (16 mẫu) Mở bài Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 8: Tổng hợp mở bài Tức nước vỡ bờ mang tới 16 mở bài hay, độc đáo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để viết cho riêng mình mở bài Tức nước vỡ bờ ấn tượng.

Tức nước vỡ bờ

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến xưa, đẩy người nông dân vào thế cùng cực. Qua 16 mở bài Tức nước vỡ bờ sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới, rèn kỹ năng viết đoạn mở bài thật hay cho bài văn phân tích đoạn trích, phân tích nhân vật chị Dậu, tên cai lệ… Vậy mời các em cùng tải miễn phí:

Mở bài phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Mở bài phân tích Tức nước vỡ bờ – Mẫu 1

Ngô Tất Tố (1893-1954), là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng, ông hoạt động và chăm chỉ viết trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ khảo cứu triết học cổ văn học Trung Hoa và văn học cổ đại Việt Nam, đến viết báo, viết tiểu thuyết, truyện ngắn, dịch thuật,… Mỗi một mảng ông đều có những thành công nhất định, trong đó ở các sáng tác văn học, Ngô Tất Tố thường tập trung viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng và đặc biệt thành công với đề tài này. Trong đó tiểu thuyết Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố, đương thời được Vũ Trọng Phụng khen tặng là “một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội…hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy”.

Tham khảo thêm:   Phiếu khảo sát tình hình triển khai dạy học các môn tích hợp tại các trường THCS Khảo sát chương trình GDPT 2018

Mở bài phân tích Tức nước vỡ bờ – Mẫu 2

Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.

Mở bài phân tích Tức nước vỡ bờ – Mẫu 3

Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ánh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

Mở bài phân tích Tức nước vỡ bờ – Mẫu 4

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước cách mạng tháng tám nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong tác phẩm tức nước vỡ bờ.

Mở bài phân tích Tức nước vỡ bờ – Mẫu 5

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Mở bài phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

Mở bài phân tích chị Dậu – Mẫu 1

Văn học hiện thực là nơi phản ánh chân thực nhất những lát cắt đầy phức tạp, đau thương của đời sống xã hội. Văn học Việt Nam trước năm 1945 đã tập trung tái hiện tình cảnh đáng thương, thống khổ đến cùng cực của người nông dân trong xã hội phong kiến. Một trong những tác phẩm hiện thực có giá trị tố cáo mạnh mẽ nhất là “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, đặc biệt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chúng ta không chỉ thấy được sự bạo tàn của bọn cường hào, quan lại, nỗi khổ cực, thê thảm của người nông dân mà qua nhân vật chị Dậu mà còn thấy được sức sống, sức phản kháng mạnh mẽ bên trong những con người cùng khổ đáng thương ấy.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (5 mẫu) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Mở bài phân tích chị Dậu – Mẫu 2

“Tắt đèn” là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Ngô Tất Tố phản ánh về đời sống của nông dân Việt Nam trong những năm bị thực dân Pháp đay nghiến xâm lược. Tuy chịu nhiều khổ đau vì bị áp bức, bóc lột nhưng người nông dân dưới con mắt của Ngô Tất Tố vẫn sẵn sàng đứng lên để chống lại cường hào áp bác. Và điều đó được thể hiện rõ qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” mà tiêu biểu là với hình ảnh của nhân vật chị Dậu.

Mở bài phân tích chị Dậu – Mẫu 3

Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930-1945. Viết về nạn sưu thuế dã man đã bần cùng hóa nhân dân ta, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một thành công đặc sắc. Nhân vật chị Dậu đã được khắc họa thành một nhân vật điển hình về người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ.

Mở bài phân tích chị Dậu – Mẫu 4

Trong nền văn học hiện thực phê phán thời kì 1930-1945 không thể không nhắc tới những cái tên các tác gia nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố,… Và có lẽ chúng ta không thể nào quên được hình ảnh chị Dậu- điển hình của người phụ nữ thời kì đó. Đó là hình ảnh một người phụ nữ luôn hết lòng vì chồng con, mang nặng đức hi sinh nhưng không còn sự yếu đuối nhu nhược của người phụ nữ thời kì phong kiến mà đã có sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những thế lực luôn chèn ép, bắt buộc những người nông dân thời kì bấy giờ, do đó có lẽ đoạn văn “tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn đắt giá nhất trong tác phẩm “ tắt đèn” của Ngô Tất Tố mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc để lại trong lòng người đọc cho tới tận hôm nay.

Mở bài phân tích chị Dậu – Mẫu 5

‘Tắt đèn’ là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp. Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông!

Mở bài phân tích nhân vật cai lệ trong Tức nước vỡ bờ

Mở bài phân tích nhân vật cai lệ – Mẫu 1

Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.

Mở bài phân tích nhân vật cai lệ – Mẫu 2

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực thành công nhất trong nền văn học hiện đại trước cách mạng cùng với một số tên tuổi lớn khác như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân,… Ông là một nhà nho nặng tình với những giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tiêu biểu nhất là nền văn hóa làng xã, đồng thời ánh mắt ông cũng đủ tinh tường để nhận thức rằng chế độ phong kiến bảo thủ lạc hậu đến thời điểm đó đã không còn phù hợp và trở thành một bước cản, một sự áp đặt nặng nề lên đời sống của nhân dân, khiến họ rơi vào cảnh cùng khổ. Nếu như Lều chõng là tác phẩm phản ánh sự rườm rà, cứng nhắc và sáo rỗng của chế độ khoa cử cũ, thứ đã bó buộc tài năng và sự sáng tạo của con người, thì đến tác phẩm Tắt đèn, hiện thực trật tự xã hội tàn ác và bất nhân lại được phơi bày thông qua luật sưu thuế hà khắc, chèn ép con người đến cùng đường mạt lộ, khiến họ phải đối diện với biết bao cái khốn nạn ập tới. Trong trích đoạn Tức nước vỡ bờ hình ảnh nhân vật cai lệ chính là đại diện điển hình nhất cho cái chế độ phong kiến tay sai đã cũ nát, nhưng hà khắc, độc đoán và tàn nhẫn.

Tham khảo thêm:   Dấu Ấn Rồng: Hướng dẫn kiếm Bạc Không Khóa

Mở bài phân tích nhân vật cai lệ – Mẫu 3

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác, sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương đường cùng tiêu biểu đó là chị Dậu. Và cai lệ đã trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ.

Mở bài cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

Mở bài cảm nhận về nhân vật chị Dậu – Mẫu 1

Đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” (trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) là những áng văn xuôi thể hiện rõ nhất hiện thực sinh động của xã hội phong kiến đương thời và số phận của những người nông dân cùng cực. Chị Dậu là một người cũng là đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh đó, xã hội thối nát, tàn ác và bất nhân đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng, khiến họ phải liều mạng chống lại để giành giật lại sự sống, miếng cơm, manh áo.

Mở bài cảm nhận về nhân vật chị Dậu – Mẫu 2

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Trong những sáng tác của ông, người đọc thấy được những cảnh tượng thật trong những năm nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ dưới chế độ thực dân phong kiến. Tắt đèn là một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông, đặc biệt người đọc vô cùng ấn tượng với hình ảnh của chị Dậu trong truyện. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn trích thể hiện được rõ nhất nỗi khổ của chị Dậu nói riêng và nỗi khổ của người phụ nữ việt Nam thời thực dân phong kiến nói chung.

Mở bài cảm nhận về nhân vật chị Dậu – Mẫu 3

Đoạn trích tức nước vỡ bờ là những áng văn xuôi hiện rõ nhất hiện thực của xã hội phong kiến với những đời sống của những người nông dân cực khổ. Một trong số đó là chị Dậu là người đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh sống trong xã hội thối nát và bất nhân đã đẩy cho người nông dân vào bước đường cùng, khiến cho họ phải liều mình chống lại để giành giật sự sống cho mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Tổng hợp mở bài Tức nước vỡ bờ (16 mẫu) Mở bài Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *