Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do Soạn Lý 10 trang 44 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 9 trang 44 thuộc chương 2: Động học.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 10: Sự rơi tự do giúp các em hiểu được kiến thức về sự rơi trong không khí, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 10 chương II trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 10:Sự rơi tự do, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều.

I. Sự rơi trong không khí

Hoạt động trang 44

Các thí nghiệm (TN) sau đây sẽ giúp chúng ta kiểm tra dự đoán của mình về sự rơi trong không khí.

TN 1: Thả rơi một viên bi và một chiếc lá.

TN 2: Thả hai tờ giấy giống nhau, nhưng một tờ được vo tròn, một tờ để nguyên.

TN 3: Thả rơi hai viên bi có cùng kích thước, một bằng sắt và một bằng thủy tinh.

Từ những thí nghiệm trên, rút ra nhận xét về sự rơi trong không khí.

Gợi ý đáp án

Nhận xét:

TN1: Kiểm tra sự rơi của các vật có liên quan tới kích thước và khối lượng của vật như thế nào?

TN2: Kiểm tra sự rơi của vật có liên quan tới diện tích bề mặt vật tiếp xúc với không khí như thế nào?

Tham khảo thêm:   Thông tư số 09/2012/TT-BCT quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TN3: Kiểm tra sự rơi của các vật có liên quan tới khối lượng của vật hay không?

=> Các thí nghiệm trên cho thấy sự rơi nhanh hay chậm của vật phụ thuộc vào độ lớn của lực cản không khí tác dụng lên vật. Lực cản càng nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng nhanh và ngược lại.

Câu hỏi 1 trang 44

Trong TN 1, tại sao viên bi rơi nhanh hơn chiếc lá?

Gợi ý đáp án

Trong TN1, viên bi rơi nhanh hơn chiếc lá vì:

– Độ lớn lực cản không khí tác dụng lên viên bi rất nhỏ so với trọng lượng của viên bi.

– Độ lớn lực cản không khí tác dụng lên chiếc lá lớn hơn so với trọng lượng của chiếc lá.

Do đó, viên bi rơi nhanh hơn chiếc lá.

Câu hỏi 2 trang 44

Trong TN 2, hai tờ giấy giống nhau, nặng như nhau, tại sao tờ giấy vo tròn lại rơi nhanh hơn?

Gợi ý đáp án

Trong TN2, tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn vì tờ giấy vo tròn đã thu hẹp được diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, nghĩa là độ lớn lực cản không khí tác dụng lên tờ giấy vo tròn nhỏ hơn so với tờ giấy để nguyên. Do đó, tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn.

Câu hỏi 3 trang 44

Trong TN 3, trọng lượng bi sắt lớn hơn bi thủy tinh, tại sao hai viên bi rơi nhanh như nhau?

Gợi ý đáp án

Trọng lượng bi sắt lớn hơn bi thủy tinh nhưng hai viên bi rơi nhanh như nhau vì hai viên bi có cùng kích thước nên bề mặt tiếp xúc của bi thuỷ tinh và bi sắt với không khí như nhau ⇒ chịu lực cản của không khí có độ lớn như nhau ⇒ hai viên bi rơi nhanh như nhau.

Câu hỏi 4 trang 44

Theo em nếu loại bỏ được sức cản của không khí, các vật sẽ rơi như thế nào?

Gợi ý đáp án

Theo em nếu loại bỏ được sức cản của không khí, các vật sẽ rơi nhanh như nhau.

II. Sự rơi tự do

Câu hỏi trang 45

Trong các chuyển động sau, chuyển động nào được coi là rơi tự do? Tại sao?

A. Chiếc lá đang rơi.

B. Hạt bụi chuyển động trong không khí.

Tham khảo thêm:   Các dạng bài tập chương Hidrocacbon no Tổng hợp kiến thức về Hidrocacbon no

C. Quả tạ rơi trong không khí.

D. Vận động viên đang nhảy dù.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: C

Quả tạ rơi trong không khí được coi là rơi tự do. Vì độ lớn của lực cản không khí tác dụng lên quả tạ không đáng kể so với trọng lực của quả tạ.

A, B, D không được coi là sự rơi tự do vì lực cản của không khí tác dụng lên chuyển động tương đối lớn.

Hoạt động 1 trang 45

Hãy thực hiện thí nghiệm (Hình 10.2) để kiểm tra dự đoán về phương và chiều của sự rơi tự do.

Gợi ý đáp án

Dự đoán về phương và chiều của sự rơi tự do: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Hoạt động 2 trang 45

Dựa vào các đặc điểm về phương của sự rơi tự do, hãy tìm cách kiểm tra bề mặt của bức tường trong lớp học có phải là mặt phẳng thẳng đứng không.

Gợi ý đáp án

Để kiểm tra bề mặt của bức tường trong lớp học, chúng ta có thể lấy một viên bi sắt, đặt viên bi gần sát với bức tường (không chạm bức tường) thả rơi viên bi từ điểm cao nhất của bức tường.

– Nếu vật đó rơi theo phương thẳng đứng thì bề mặt bức tường là mặt phẳng thẳng đứng.

– Nếu vật rơi không theo phương thẳng đứng, có lúc chạm vào bề mặt bức tường làm đổi phương thì bề mặt của bức tường không phải là mặt phẳng thẳng đứng.

– Làm lại nhiều lần với các vị trí khác nhau để có thể khẳng định chắc chắn.

Hoặc có cách khác dùng dây dọi để kiểm tra.

Hoạt động 3 trang 45

Hãy nghĩ cách dùng êke tam giác vuông cân và dây dọi để kiểm tra xem sàn lớp mình có phẳng hay không.

Gợi ý đáp án

– Đặt eke trên mặt sàn tại các vị trí khác nhau sao cho 1 cạnh góc vuông của eke nằm trên mặt sàn.

– Dùng dây dọi đặt sát cạnh còn lại của eke, nếu phương thẳng đứng của dây dọi trùng với cạnh còn lại của eke thì mặt sàn phẳng và ngược lại nếu phương dây dọi và cạnh còn lại của eke không trùng khớp nhau thì mặt sàn tại chỗ đó không bằng phẳng.

Câu hỏi trang 45

Hãy căn cứ vào số liệu trong Bảng 10.1 để:

Tham khảo thêm:   Nghị định số 53/2009/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu quốc tế

Chứng tỏ chuyển động rơi tự do là nhanh dần đều.

Gợi ý đáp án

Dựa vào bảng 10.1, ta thấy:

Từ nội dung lí thuyết đã chỉ ra một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu thì quãng đường đi được s tỉ lệ với bình phương thời gian t: s = frac12at2

Vậy để chứng tỏ chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều ta chỉ cần xét mối quan hệ của s và t2.

– Với t = 0,1 và s = 0,049 thì hệ số tỉ lệ k = frac s{t^2};=;frac{0,049}{0,1^2};=;4,9

– Với t = 0,2 và s = 0,197 thì hệ số tỉ lệ k = frac s{t^2};=;frac{0,197}{0,2^2};approx;4,9

Tương tự với các cặp giá trị khác ta đều thu được hệ số tỉ lệ k ≈ 4,9

Chứng tỏ chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu hỏi trang 45

Hãy căn cứ vào số liệu trong Bảng 10.1 để:

Tính gia tốc của chuyển động rơi tự do.

Gợi ý đáp án

Gia tốc của chuyển động rơi tự do là:

s;=;frac12;a;t^2;Rightarrow;a;=;frac{2s}{t^2};=;frac{2;.;0,049}{0,1^2};=;9,8;m/s^2

Câu hỏi 1 trang 46

Tại sao độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong sự rơi tự do có cùng độ lớn?

Gợi ý đáp án

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong sự rơi tự do có cùng độ lớn vì rơi tự do là chuyển động thẳng và có chiều chuyển động không đổi.

Câu hỏi 2 trang 46

Hãy nêu cách đo gần đúng độ sâu của một cái giếng mỏ cạn. Coi vận tốc truyền âm trong không khí là không đổi và đã biết.

Gợi ý đáp án

– Bước 1: Thả hòn sỏi từ miệng giếng xuống giếng đồng thời bấm nút Start/Stop trên đồng hồ bấm giây.

– Bước 2: Khi nghe thấy tiếng hòn sỏi đập vào đáy giếng thì bấm nút Start/Stop cho đồng hồ dừng lại.

+ Gọi giếng sâu có độ sâu là h (m) = quãng đường vật rơi tự do từ miệng giếng xuống đáy giếng.

+ Thời gian rơi của hòn sỏi từ miệng giếng xuống đáy giếng: t_1;=;sqrt{frac{2h}g}

+ Thời gian âm truyền từ đáy giếng đến tai người: t_1;=;frac hv

+ Thời gian hiển thị trên đồng hồ chính là tổng thời gian hòn sỏi rơi tự do và thời gian âm truyền từ đáy giếng tới tai người: t;=;t_1;+;t_2;=;sqrt{frac{2h}g};+;frac hv

Trong đó:

t: là thời gian đo được bằng đồng hồ bấm giây.

g lấy giá trị 9,8 m/s2.

v là vận tốc truyền âm trong không khí và đã biết.

Từ đây ta sẽ tính được độ sâu của giếng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do Soạn Lý 10 trang 44 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *