Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều trang 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 6→11.

Giải Bài 1 Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội trang 6→11 giúp các bạn học sinh nhận biết được khái niệm, vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi phần Mở đầu

Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Em hãy quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó.

Gợi ý đáp án 

Hình ảnh 1: Hoạt động sản xuất

Hình ảnh 2: Hoạt động trao đổi các sản phẩm

Hình ảnh 3: Hoạt động tiêu dùng

=> Các hoạt động trong hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để tạo ra sản phẩm mà xã hội cần, chúng ta cần sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Sau khi sản xuất, các cá nhân khác nhau có thể thông qua trao đổi để nhận được những hàng hóa mình cần. Khi đã có được hàng hóa mình cần, chúng ta tiêu dùng nó để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Tham khảo thêm:   Bảng chấm điểm phân loại tổ công đoàn Mẫu chấm điểm xếp loại tổ công đoàn vững mạnh

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập

Luyện tập 1

Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao.

A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.

B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.

C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.

D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.

E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đây hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.

Gợi ý đáp án

– Nhận định A đúng, vì: hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu của con người => Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.

– Nhận định B đúng, vì: sản xuất để phục vụ tiêu dùng.

– Nhận định C đúng ,vì: khi con người có nhu cầu muốn tiêu dùng một hàng hóa nào đó thì nhu cầu sản xuất sẽ xuất hiện làm thỏa mãn nó.

– Nhận định D đúng, vì: hoạt động mua và bán là hoạt động độc lập với hoạt động sản xuất.

– Nhận định E đúng, vì: hoạt động mua và bán có tác dụng kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Luyện tập 2

Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?

Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?

A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.

B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.

C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất.

D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hóa.

Gợi ý đáp án

a/ Phân loại:

Nội dung Loại hoạt động
A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà – Hoạt động tiêu dùng
B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim. – Hoạt động tiêu dung
– Hoạt động phân phối
C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất. – Hoạt động tiêu dùng
– Hoạt động sản xuất
D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoa. – Hoạt động trao đổi
Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Backrooms Race Clicker và cách nhập

b/ Nhận xét:

Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim có thể xếp được vào nhiều nhóm vì:

+ Đi xem phim => là hoạt động tiêu dùng (sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu)

+ Phim là sản phẩm được phân phối tại rạp chiếu phim.

Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất có thể được xếp vào nhiều nhóm, vì:

+ Sử dụng thức ăn chăn nuôi => là hoạt động tiêu dùng (sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu)

+ Nuôi tôm => là hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm (tôm) để bán ra thị trường

Luyện tập 3

Em hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối, trao đổi và hoạt động tiêu dùng. Lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể để minh hoạ mối quan hệ trên.

Gợi ý đáp án

* Ví dụ:

– Sử dụng đất đai và lao động để sản xuất lương thực.

– Sau khi có lương thực, đem ra chợ để bán cho những người có nhu cầu mua.

– Lương thực khi được mua sẽ phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.

– Người mua thấy lương thực ngon, chất lượng tốt => mua nhiều, qua đó cũng tác động trở lại tới hoạt động trao đổi và sản xuất.

Luyện tập 4

Em hãy kể lại những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp? Theo em, học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?

Gợi ý đáp án

Những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế là:

+ Mua sách dùng cho việc học tập

+ Lên các nhóm trên Internet để trao đổi đồ dùng cá nhân.

+ Mua quần áo mặc.

+ Mua thực phẩm để nấu ăn.

+ Sử dụng điện một cách lãng phí khi học.

– Đối với những việc làm chưa phù hợp, em đã xem xét lại và lập kế hoạch cụ thể cho các thói quen tiêu dùng của mình để tránh gây lãng phí. Đối với việc tiêu dùng, em sẽ xem xét cái gì cần thiết để sử dụng một cách thông minh, hiệu quả.

– Theo em, học sinh trung học phổ thông còn thể hiện trách nhiệm: mua bán phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình; bảo quản, tôn trọng, giữ gìn đối với các sản phẩm, hàng hóa trong việc tiêu dùng khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 2 6 Đề kiểm tra 15 phút Chương II Sinh học lớp 8

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng

Vận dụng 1

Em hãy tìm hiểu về các hoạt động kinh tế tại địa phương nơi em sinh sống và viết một bài thu hoạch ngắn theo yêu cầu sau:

– Mô tả hoạt động kinh tế đang diễn ra.

– Nêu nhận xét của em về những hoạt động kinh tế mà học sinh trung học phổ thông có thể tham gia.

Gợi ý đáp án

– Hoạt động sản xuất gạo.

+ Nguyên liệu

+ Cách bảo quản

+ Thiết bị sản xuất

+ Quy trình

– Nhận xét của em về những hoạt động kinh tế mà học sinh lứa tuổi trung học phổ thông có thể tham gia: học sinh lứa tuổi trung học phổ thông có thể tham gia nhiều vào các hoạt động kinh tế gồm hoạt động sản xuất, trao đổi. Đối với hoạt động sản xuất, học sinh có thể tham gia vào những công đoạn đơn giản, không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật. Đối với hoạt động trao đổi, học sinh có thể mang ra chợ để bán các sản phẩm.

Vận dụng 2

Em hãy cùng bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề “Tiêu dùng xanh” để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia vào các hoạt động kinh tế.

Gợi ý đáp án

– Tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.

– Để tiêu dùng xanh, học sinh cần:

+ Hạn chế thải các chất thải từ bao bì ni lông và nhựa ra môi trường.

+ Thực hiện các hoạt động mua sắm xanh.

+ Kêu gọi tham gia các chiến dịch tiêu dùng xanh.

+ Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Thay ống hút nhựa, ly nhựa bằng ly giấy, ống hút làm từ gạo, cỏ, tre, inox để bảo vệ môi trường; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai có bao bì khó phân hủy; khuyến khích khách mang theo bình nước khi mua đồ uống.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều trang 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *