Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á, các khu vực của châu Á Soạn Địa 7 trang 118 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á, các khu vực của châu Á của Chương 2: Châu Á.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 7 chương 2 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 7

1. Bản đồ chính trị châu Á

Xác định các khu vực của châu Á trên bản đồ hình 1.

Tham khảo thêm:   Mẫu diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng phân theo mục đích sử dụng Biểu 01/MĐSD theo Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT

Hình 1

Trả lời:

Các khu vực của châu Á:

  • Bắc Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 55°B đến cực, gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga.
  • Trung Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 35°B – 55°B (Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan…)
  • Tây Nam Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 15°B – 45°B, chủ yếu là các quốc gia nằm trên bán đảo A-ráp, tiểu Á (Ả-rập-xê-út, I-rắc, Ca-ta….).
  • Nam Á: gồm các quốc gia nằm trên bán đảo Ấn Độ và ĐB. Ấn Hằng.
  • Đông Á: khu vực rộng lớn kéo dài từ chí tuyến Bắc đến 55°B, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
  • Đông Nam Á: các quốc gia nằm trên bán đảo Trung Ấn, Mã-lai bao gồm 11 nước.

2. Các khu vực thuộc châu Á

Dựa vào hình 2 và thông tin trong mục a, hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên Bắc Á.

Hình 2

Hướng dẫn trả lời:

  • Khu vực Bắc Á gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với 3 bộ phận địa hình: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.
  • Khí hậu khu vực này lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.
  • Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn như dầu mỏ, than đá, kim cương…
  • Mạng lưới sông ngòi khá dày. Một số sông lớn như Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê-na…, có trữ năng thuỷ điện lớn.
  • Rừng có diện tích rộng, chủ yếu là rừng lá kim, được bảo tồn khá tốt.

Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 7

Luyện tập 1

Kể tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (11 nước):

Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Sin-ga-po, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

Luyện tập 2

So sánh một đặc điểm tự nhiên của hai khu vực ở châu Á.

Trả lời:

Ví dụ so sánh đặc điểm sông ngòi giữa 2 khu vực Tây Nam Á và Nam Á.

  • Tây Nam Á: sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.
  • Nam Á: nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút,…).

Vận dụng

Tìm hiểu thông tin về tự nhiên ở một khu vực của châu Á mà em quan tâm và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

Ví dụ: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

– Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.

  • Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.
  • Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

– Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.

– Thực vật: đa dạng.

  • Rừng lá kim ở phía bắc.
  • Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.
  • Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

– Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…

– Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man – gan,…

– Ngoài ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á, các khu vực của châu Á Soạn Địa 7 trang 118 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất Giải KHTN 9 Cánh diều trang 149, 150, 151, 152, 153

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *