Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất giúp các em học sinh lớp 6 giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong SGK Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28, 29.

Giải KHTN 6 bài Sự đa dạng của chất giúp các em nêu được sự đa dạng của chất, một số tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất để học thật tốt Bài 9 chương II: Chất quanh ta. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.

Phần mở đầu

❓Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác?

Trả lời:

Mỗi chất có những tính chất đặc trưng riêng, để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào:

  • Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt …
  • Tính chất hóa học: là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Tham khảo thêm:   Mẫu tờ khai xác nhận tình trạng hôn nhân Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất

I. Chất quanh ta

Câu 1

❓Quan sát Hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống.

Hình 9.1

Trả lời

  • Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su.
  • Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.
  • Vật không sống: núi đá vôi, mủ cao su, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có ga.
  • Vật sống: con sư tử

Câu 2

❓Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết

Trả lời

  • Trong thân cây mía có: đường, nước, xenlulozơ
  • Trong cơ thể con người có: nước, chất đạm, chất đường bột, chất béo,…

II. Một số tính chất của chất

Câu 1

❓Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?

Trả lời:

Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa.

Câu 2

❓Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt?

a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.

b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Trả lời:

Nhận xét nói về tính chất hóa học của sắt là:

b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Hoạt động

Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn

Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, đèn cồn.

Tham khảo thêm:   PUBG Mobile: Lấy súng và đồ level 3 không cần "thính"

Tiến hành:

  • Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.
  • Cho 1 thìa muối ăn vào cốc thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát
  • Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lanh tách thì ngừng đun; khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun

Hình 9.3

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể, tính tan của đường và muối ăn

2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất?

Trả lời:

1. Đường: màu trắng, có vị ngọt, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước.

Muối: màu vàng, có vị mặn, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước.

2. Đun nóng đường, có khói bốc lên, đường hóa đen là tính chất hóa học

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 04/2018/TT-NHNN Quy định mới về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *