Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập Chuyển động thẳng biến đổi đều Bài tập Vật lý 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập Chuyển động thẳng biến đổi đều là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 10 chuẩn bị thi giữa kì 1 hoặc cuối học kì 1 môn Vật lí 10. Tài liệu thể hiện chi tiết các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Bài tập về Chuyển động thẳng biến đổi đều được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tài liệu Công thức Vật lí 10.

I. Trắc nghiệm Chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu 1: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = 0,5a.t2 + v0t của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là:

A. Gia tốc
B. Quãng đường.
C. Vận tốc
D. Thời gian.

Câu 2: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?

A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
B. vận tốc là hằng số ; gia tốc thay đổi.
C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).

Câu 3: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:

A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
B. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
C. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
D. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.

Câu 4: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là

A. 4 m.
B. 3 m.
C. 2 m.
D. 1 m.

Câu 5: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là

A. 2,5 m.
B. 2 m.
C. 1,25 m.
D. 1 m.

Câu 6: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là

A. 25 m.
B. 50 m.
C. 75 m.
D. 100 m.

Câu 7: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là

A. 10 m/s.
B. 20 m/s.
C. 15 m/s.
D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.

Câu 8: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là

A. 7 m/s.
B. 5 m/s.
C. 6 m/s.
D. 7,6 m/s.

Câu 9: Một chiếc xe đua được tăng tốc với gia tốc không đổi từ 10 m/s đến 30 m/s trên một đoạn đường thẳng dài 50 m. Thời gian xe chạy trong sự tăng tốc này là

A. 2 s.
B. 2,5 s.
C. 3 s.
D. 5 s.

Câu 10: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là

A. 12,5 m.
B. 7,5 m.
C. 8 m.
D.10 m

II. Bài tập tự luận Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài 1: Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng biến đổi đều với tốc độ ban đầu bằng không, sau 10 giây đầu tiên, vật đạt được tốc độ 15 m/s.

a. Tính độ lớn của gia tốc của vật

b. Tính quãng đường vật đi được trong 10 giây đầu tiên.

Bài 2: Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng biến đổi đều với tốc độ ban đầu bằng không. Sau 5 giây đầu tiên, vật đi được quãng đường 10m.

a. Tính độ lớn gia tốc của vật

b. Tính tốc độ của vật sau 10 giây đầu .

Bài 3: Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không. Sau 100m đầu tiên, vật đạt được tốc độ 20m/s.

a. Tính độ lớn gia tốc của vật.

b. Tính quãng đường vật đi được và tốc độ của vật sau 5 giây đầu tiên.

Bài 4: Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng biến đổi đều với tốc độ ban đầu bằng không, sau 5 giây đầu tiên, vật đạt được tốc độ 10 m/s.

a. Tính độ lớn của gia tốc của vật

b. Tính quãng đường vật đi được trong 10 giây đầu tiên và tốc độ vật đạt được sau 10 giây đó.

Bài 5: Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng biến đổi đều với tốc độ ban đầu bằng không. Sau 4 giây đầu tiên, vật đi được quãng đường 16m.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch điều chỉnh lớp 4 theo Công văn 3969 (9 môn) Nội dung điều chỉnh các môn lớp 4 năm 2021 - 2022

a. Tính độ lớn gia tốc của vật

b. Tính tốc độ của vật sau 10 giây đầu và quãng đường vật đi được trong thời gian đó.

Bài 6: Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không. Sau 100m đầu tiên, vật đạt được tốc độ 10m/s.

a. Tính độ lớn gia tốc của vật.

b. Tính quãng đường vật đi được và tốc độ của vật sau 5 giây đầu tiên.

Bài 7: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 5s thì dừng hẳn. Tìm độ lớn gia tốc đoàn tàu và quãng đường đi được từ khi bắt đầu hãm phanh đến khi ngừng hẳn.

Bài 8: Một xe đang chạy với tốc độ 20 m/s thì tắt máy chuyển động chậm dần đều thêm 200 m thì dừng hẳn.

a. Tính độ lớn gia tốc, thời gian xe đi được kể từ lúc tắt máy đến khi dừng.

b. Kề từ lúc tắt máy, xe mất bao lâu để đi thêm 100 m.

Bài 9: Một xe đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với độ lớn gia tốc 2 m/s2. Tính quãng đường xe đi trong 2 giây ngay sau khi bắt đầu hãm phanh và quãng đường xe đi từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng.

Bài 10: Xe đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì xuống dốc mất t=100s. Xem như quá trình xuống dốc xe chuyển động nhanh dần đều. Biết tốc độ xe tại chân dốc là 72km/h, tìm chiều dài dốc.

Bài 11: Xe đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì tắt máy chuyển động chậm dần đều với độ lớn gia tốc 0,5m/s2.

a. Tìm tốc độ và quãng đường xe đi được sau 10s kể từ lúc tắt máy.

b. Sau bao lâu xe dừng lại? Tính quãng đường xe đi được trong thời gian đó.

Bài 12: Một đầu tàu đang đi với tốc độ 18 km/h thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2. Chiều dài của dốc là 500m. Tính thời gian để đầu tàu xuống hết dốc và tốc độ tàu ở cuối dốc.

Bài 13: Đoàn tàu hỏa bắt đầu hãm phanh , chuyển động thẳng chậm dần đều đi thêm 20 s thì dừng lại, trong thời gian đó tàu chạy được 120m. Coi chuyển động của tàu là chậm dần đều. Tìm độ lớn gia tốc của tàu trong quá trình hãm phanh và tốc độ tàu lúc bắt đầu hãm phanh .

Bài 14: Một người đi xe đạp lên một dốc dài 100m. Tốc độ khi bắt đầu lên dốc là 18km/h và ở đỉnh dốc là 1m/s. Giả sử chuyển động chậm dần đều. Tìm gia tốc của chuyển động và thời gian để lên hết dốc.

Bài 15: Một xe lăn chạy xuống dốc trên một tấm ván đặt nghiêng có tốc độ ban đầu là 10 cm/s. Xe đi hết chiều dài tấm ván là 2m trong thời gian 5s. Tính gia tốc của xe.

Bài 16: Một xe bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều tại O với tốc độ ban đầu bằng không. Sau đó lần lượt qua 2 điểm A và B (AB=19,2m). Tốc độ tại A là 1m/sThời gian đi từ A đến B là 12 s. Tính:

a. Gia tốc của chuyển động

b. Thời gian chuyển động từ O đến B và tốc độ tại B.

Bài 17: Một xe bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không. Trong giây thứ 4 kể từ lúc bắt đầu chuyển động xe đi được 7m.

a. Tính gia tốc và quãng đường xe đi được trong 4 giây đầu .

b. Tính tốc độ xe đạt được và quãng đường xe đi được trong 10 giây đầu tiên

Bài 18: Một xe đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều, trong giây cuối cùng trước khi dừng lại, xe đi được quãng đường 2m.

a. Tính gia tốc của xe

b. Tính thời gian từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng và quãng đường xe đi được trong thời gian đó.

Bài 19: Một xe bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu là 18km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được quãng đường là 5,45m. Tính:

a. Gia tốc của xe.

b. Quãng đường mà xe đi được trong 10 giây và tốc độ của xe ở cuối giây thứ 10.

c. Quãng đường mà xe đi được trong giây thứ 10.

Bài 20: Một đoàn tàu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi hết 1km thứ nhất thì tốc độ của đoàn tàu là 10m/s. Tính tốc độ của đoàn tàu sau khi đi hết 2km đầu tiên.

Bài 21: Một xe đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì lái xe tắt máy , xe chuyển động thẳng chậm dần đều, trong giây cuối cùng trước khi dừng lại, xe đi được quãng đường 1m.

a. Tính độ lớn gia tốc của xe

b. Tính thời gian từ lúc bắt đầu tắt máy đến lúc dừng và quãng đường xe đi được trong thời gian đó.

Bài 22: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 4m/s, gia tốc 0,2 m/s2

a. Viết phương trình chuyển động

b. Tính tốc độ và quãng đường đi được sau 5 giây đầu tiên.

c. Viết phương trình vận tốc tức thời

Bài 23: Cho phương trình tốc độ của các vật chuyển động. Hãy viết phương trình chuyển động và tính đường đi của các vật chuyển động sau 5s.

a. v = 5 + 4t (m/s)

b. v = 8t (m/s)

c. v = 10 – 2t (m/s)

Tham khảo thêm:   Quyết định 437/QĐ-TTg Về việc công nhận thành phố Tuy Hòa là đô thị loại II

Bài 24: Phương trình chuyển động của một vật trên đường thẳng là:

a. Tính tốc độ của vật lúc t = 2 s.

b. Tính quãng đường vật đã đi được vật khi tốc độ đạt 30m/s.

Bài 25: Cùng lúc từ hai vị trí A, B cách nhau 100m có hai vật chuyển động thẳng hướng về nhau. Vật đi từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không, gia tốc 1m/s2. Vật đi từ B chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Chọn hệ quy chiếu có trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc vật đi từ A xuất phát.

a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.

b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tính tốc độ và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc t=0

Bài 26: Cùng lúc từ hai vị trí A, B cách nhau 120m có hai vật chuyển động thẳng hướng về nhau. Vật đi từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không, gia tốc 1m/s2. Vật đi từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 2 m/s, gia tốc 0,5 m/s2. Chọn hệ quy chiếu có trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc vật đi từ A xuất phát.

a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.

b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tính tốc độ và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc t=0

Bài 27: Cùng lúc từ hai vị trí A, B cách nhau 100m có hai vật chuyển động thẳng hướng về nhau. Vật đi từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không, gia tốc 1m/s2. Vật đi từ B chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 10 m/s gia tốc 0,5m/s2 . Chọn hệ quy chiếu có trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc vật đi từ A xuất phát.

a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.

b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tính tốc độ và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc t=0

Bài 28: Cùng lúc từ hai vị trí A, B cách nhau 150m có hai vật chuyển động thẳng hướng về nhau. Vật 1 đi từ A chuyển động thẳng đều với tốc độ ban đầu 10m/s. Vật 2 đi từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 2 m/s, gia tốc 1 m/s2. Chọn hệ quy chiếu có trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc vật 1 đi qua A .

a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.

b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tính tốc độ và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc t=0

Bài 29: Cùng lúc từ hai vị trí A, B cách nhau 120m có hai vật chuyển động thẳng hướng về nhau. Vật 1 đi từ A chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 10m/s, gia tốc 1m/s2. Vật 2 đi từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 2 m/s, gia tốc 2m/s2 . Chọn hệ quy chiếu có trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc vật đi từ A xuất phát.

a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.

b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tính tốc độ và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc t=0

Bài 30: Cùng lúc từ hai vị trí A, B cách nhau 50m có hai vật chuyển động thẳng theo cùng hướng từ A đến B. Vật đi từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không, gia tốc 1m/s2. Vật đi từ B chuyển động thẳng đều với tốc độ 4 m/s. Chọn hệ quy chiếu có trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc vật đi từ A xuất phát.

a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.

b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tính tốc độ và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc t=0

Bài 31: Cùng lúc, có hai vật qua A và B cách nhau 125m và chuyển động thẳng nhanh dần đều ngược chiều hướng về nhau. Vật thứ nhất qua A có tốc độ ban đầu là 4m/s và gia tốc là 2 m/s2. Vật thứ hai qua B có tốc độ ban đầu là 6m/s và gia tốc là 1 m/s2.

a. Viết phương trình chuyển động của các vật.

b. Xác định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau, tốc độ mỗi vật khi gặp nhau.

c. Tính tốc độ của vật 1 khi đến B và tốc độ của vật 2 khi đến A.

Bài 32: Cùng lúc, có hai người đi xe đạp qua hai vị trí A và B hướng về nhau. Người thứ nhất qua A có tốc độ tại A là 18 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2 , người thứ 2 qua B với tốc độ là 5,4km/h và đi nhanh dần đều với gia tốc là 1 m/s2. Cho khoảng cách AB là 80 m.

a. Xác định thời điểm và vị trí hai người gặp nhau?

b. Khi gặp nhau mỗi người đã đi được đoạn đường là bao nhiêu kể từ lúc hai người ở A và B

Bài 33: Lúc 1h, một xe qua A với tốc độ 10 m/s, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2 đuổi theo một xe đạp đang chuyển động nhanh dần đều qua B với tốc độ đầu là 2m/s và với gia tốc là 0,5 m/s2. Sau 20s thì xe đuổi kịp xe đạp. Tính khoảng cách AB.

Tham khảo thêm:   Bảng dự toán chi tiêu Biểu mẫu quản lý tài chính

Bài 34: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu là 20 m/s, gia tốc 0,5 m/s2.

a. Tính tốc độ của vật sau 20 s và quãng đường vật đi được trong 20s đó.

b. Sau bao lâu thì xe dừng lại.

c. Viết phương trình chuyển động, chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động chậm dần.

d. Vẽ đồ thị vận tốc.

Bài 35: Xe thứ nhất bắt đầu xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không, gia tốc 0,5m/s2. Đúng lúc đó xe thứ hai chuyển động thẳng nhanh dần đều vượt qua nó với tốc độ 5m/s và gia tốc 0,3m/s2. Khi xe một đuổi kịp xe hai thì tốc độ của mỗi xe là bao nhiêu và mỗi xe chạy được đoạn đường là bao nhiêu kể từ A?

Bài 36: Cùng lúc có 2 xe xuất phát từ A chuyển động thẳng cùng hướng. Xe thứ nhất chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc 0,5m/s2 , xe thứ hai chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h .

a, Lập phương trình chuyển động của hai xe trong cùng một hệ quy chiếu

b. Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau, tốc độ mỗi xe đạt được khi đó và quãng đường mỗi xe đã đi được là bao nhiêu?

Bài 37: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều về B với tốc độ ban đầu bằng không, gia tốc 1 m/s2. Cùng lúc đó một xe thứ hai đi qua B cách A 125m với vận tốc 18 km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều về phía A với gia tốc 0,5m/s2. Tìm:

a. Thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau .

b. Tốc độ mỗi xe khi gặp nhau và quãng đường mà mỗi xe đi được kể từ lúc ô tô khởi hành từ A.

Bài 38: Vật một xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 2 m/s, gia tốc 1 m/s2 hướng về B. Sau 2 giây, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu về A với gia tốc 2m/s2. Khoảng cách AB=134m.

a. Lập phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ quy chiếu

b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tốc độ mỗi vật khi đó và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc vật thứ nhất xuất phát

c. Tìm thời điểm khoảng cách giữa hai vật là 50m.

Bài 39: Một xe đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì lái xe hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. Tính thời gian xe đi quãng đường 20m đầu tiên kể từ lúc bắt đầu hãm phanh và thời gian xe đi 20 m cuối cùng trước khi dừng lại.

Bài 40: Một xe đang chuyển động với tốc độ 54km/h thì lái xe hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 1m/s2. Tính thời gian xe đi quãng đường 10m đầu tiên kể từ lúc bắt đầu hãm phanh và thời gian xe đi 10 m cuối cùng trước khi dừng lại.

Bài 41: Một xe đang chuyển động với tốc độ 36km/h thì lái xe hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 1m/s2. Tính quãng đường xe đi được trong 2 giây đầu tiên kể từ lúc bắt đầu hãm phanh và quãng đường xe đi được trong 2 giây cuối cùng trước khi dừng lại.

Bài 42: Một xe đang chuyển động với tốc độ 18km/h thì lái xe hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 1m/s2. Tính quãng đường xe đi được trong 1 giây đầu tiên kể từ lúc bắt đầu hãm phanh và quãng đường xe đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi dừng lại.

Bài 43: Một người đứng bên đường ray nhìn một đoàn tàu chuyển động chậm dần đều qua trước mặt. Người này thấy toa thứ nhất qua trước mặt mình trong thời gian 1,7 giây, toa thứ hai đi ngang qua trước mặt mình trong 1,9 giây. Khi đoàn tàu dừng lại thì đầu toa thứ nhất cách người ấy 75m. Biết độ dài các toa bằng nhau, tính gia tốc của đoàn tàu và tốc độ đoàn tàu lúc toa thứ nhất bắt đầu đi ngang qua trước mặt người.

Bài 44: Một đoàn tàu gồm 10 toa, mỗi toa dài 10m bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng không. Một người quan sát đứng bên đường ray ngay đầu đoàn tàu lúc tàu xuất phát thấy toa thứ nhất đi qua trước mặt mình trong thời gian 10 giây.

a. Tính độ lớn gia tốc của tàu.

b. Tính thời gian toa thứ 10 đi ngang qua trước mặt người đó và tốc độ đoàn tàu đạt được khi toa thứ 10 vừa qua khỏi mặt người quan sát.

Bài 45: Một đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa dài 10 m chuyển động thẳng chậm dần đều vào ga. Một người quan sát đứng bên đường ray thấy toa thứ nhất đi ngang qua trước mặt mình trong thời gian 1,7s giây, toa thứ hai đi ngang qua trước mặt trong thời gian 1,82 giây.

a. Tính độ lớn gia tốc của tàu và tốc độ của đoàn tàu lúc toa thứ nhất bắt đầu đi ngang qua mặt người quan sát

b. Tính thời gian toa cuối cùng ngang qua trước mặt người quan sát

c. Tính khoảng cách giữa đầu toa thứ nhất và người quan sát khi đoàn tàu dừng lại.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập Chuyển động thẳng biến đổi đều Bài tập Vật lý 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *