Bạn đang xem bài viết ✅ Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương Soạn bài Hội thi thổi cơm CD ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản là Câu hỏi 3 trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Hội thi thổi cơm thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Đề bài: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm – Mẫu 1

a. Giống nhau:

  • Người chơi phải nấu cơm trong điều kiện mang tính thử thách.
  • Cơm chín, dẻo và ngon sẽ dành chiến thắng.

b. Khác nhau:

– Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm:

  • Địa điểm: Từ Liêm – Hà Nội
  • Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.
  • Thể lệ, cách thức: mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần.
Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2022 - 2023 Ôn tập môn Toán lớp 4

– Thi nấu cơm ở hội làng Chuông:

  • Địa điểm: làng Chuông (Hà Nội)
  • Thể lệ, cách thức: chia ra làm cuộc thi của nam và cuộc thi của nữ.

– Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng:

  • Địa điểm: Hoằng Hóa – Thanh Hóa
  • Thể lệ, cách thức: nấu cơm trên thuyền.

– Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

  • Địa điểm: Nam Định
  • Thể lệ, cách thức: cuộc thi dành cho nam, mỗi đội 2 người, nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm – Mẫu 2

So sánh

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

Giống nhau

– Người chơi phải nấu cơm trong điều kiện mang tính thử thách.

– Cơm chín, dẻo và ngon sẽ dành chiến thắng.

Khác nhau

– Địa điểm: Từ Liêm – Hà Nội

– Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.

Địa điểm: làng Chuông (Hà Nội)

Địa điểm: Hoằng Hóa – Thanh Hóa

Địa điểm: Nam Định

Thể lệ, cách thức: Mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần.

Thể lệ, cách thức: Chia ra làm cuộc thi của nam và cuộc thi của nữ.

Thể lệ, cách thức: Nấu cơm trên thuyền.

Thể lệ, cách thức: Cuộc thi dành cho nam, mỗi đội 2 người, nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn kiếm nguyên liệu thăng cấp cho Nahida trong Genshin Impact

Điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm – Mẫu 3

* Điểm giống nhau:

  • Nội dung thi: thổi cơm trong những điều khó khăn.
  • Cách đánh giá: đội nào nấu cơm nhanh nhất và ngon nhất thì sẽ thắng cuộc.

* Điểm khác nhau:

– Đối tượng dự thi:

  • Hội Thị Cấm và hội Từ Trọng không bắt buộc nam hay nữ
  • Hội làng Chuông có phần thi riêng cho nam và nữ
  • Hội Hành Thiện chỉ có nam.

– Địa điểm thi:

  • Hội Thị Cấm thi trên mặt đất
  • Hội làng Chuông nữ thi trong vòng tròn, nam thi trên thuyền.
  • Hội Từ Trọng thi trên thuyền thúng giữa đầm lộng gió
  • Hội Hành Thiện phải đi quanh sân đình.

– Thử thách:

  • Hội Thị Cẩm có thêm phần thi giã gạo
  • Hội làng Chuông: Nữ phải vừa thổi cơm vừa giữ một đứa trẻ (khoảng 7 – 8 tháng tuổi) và canh chừng con cóc, còn nam phải bơi thuyền rồi giữ thuyền khi nấu cơm
  • Hội Từ Trọng người thi phải ngồi trên thuyền bồng bềnh.
  • Hội Hành Thiện: Nồi cơm được treo trên ngọn tre.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương Soạn bài Hội thi thổi cơm CD của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *