Văn bản Hội thi thổi cơm đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Chính vì vậy, Wikihoc.com muốn giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm.
Dưới đây bao gồm 3 mẫu tóm tắt, mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo để nắm rõ hơn nội dung của văn bản.
Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm – Mẫu 1
Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức hội thi thổi cơm. Mỗi nơi đều có những luật lệ, nét đặc trưng riêng:
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ mười tám đã rèn cho binh sĩ thực hành một cách thành thạo. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.
Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội) được chia làm cuộc thi của nam và của nữ với những quy định khác nhau.
Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) diễn ra trên thuyền thúng. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền ra giữa đầm. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình.
Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm – Mẫu 2
Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức hội thi thổi cơm. Mỗi nơi đều có những luật lệ, nét đặc trưng riêng. Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Mỗi nhóm mười người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (làng Chuông – Hà Nội) chia ra làm cuộc thi của nữ và nam với những quy định khác nhau. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) sẽ thi nấu cơm trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) chỉ dành cho nam. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình.
Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm – Mẫu 3
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Mỗi nhóm mười người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (làng Chuông – Hà Nội) chia ra làm cuộc thi của nữ và nam với những quy định khác nhau. Cơm chín trước, dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) sẽ thi nấu cơm trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) chỉ dành cho nam. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình. Ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon là người thắng cuộc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.