Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào Giải Sinh 10 trang 85 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng biết cách trả lời các câu hỏi trang 85→93.

Giải SGK Sinh 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Qua đó giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình chính khóa; có thể tự học, tự kiểm tra được kết quả học tập của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 10: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào, mời các em cùng đón đọc.

Luyện tập và vận dụng trang 93

Câu 1

So sánh quá trình quang hợp, hóa tổng hợp và quang khử.

Gợi ý đáp án

* Giống nhau:

– Đều là các quá trình tổng hợp hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.

– Đều xảy ra quá trình khử CO2 để tạo thành các chất hữu cơ cần thiết.

Tham khảo thêm:   Đọc: Thư gửi các học sinh - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2

– Đều có vai trò tổng hợp ra các chất phức tạp xây dựng nên tế bào và cơ thể, đồng thời cung cấp cho các hoạt động sống khác.

* Khác nhau:

– Điểm khác giữa hóa tổng hợp so với quang hợp ở thực vật là: Quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Còn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.

– Điểm khác giữa quang khử ở vi khuẩn so với quang hợp ở thực vật là:

+ Quang hợp có sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron. Còn quang khử dùng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác làm nguồn cung cấp H+ và electron.

+ Quang hợp có giải phóng O2. Còn quang khử thì không giải phóng O2.

Quang hợp

Hóa tổng hợp

Quang khử

– Sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

– Sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.

– Sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

– Sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron.

– Sử dụng H2O hoặc các hợp chất khác làm nguồn cung cấp H+ và electron.

– Sử dụng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác làm nguồn cung cấp H+ và electron.

– Có giải phóng O2.

– Không giải phóng O2.

– Không giải phóng O2.

– Pha sáng có vai trò chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong các liên kết hóa học kém bền vững của ATP, NADPH. Pha tối có vai trò cố định CO2 tạo thành đường qua chu trình Calvin, đồng thời chuyển năng lượng từ ATP và NADPH sang dạng hóa năng bền vững hơn trong phân tử đường.

– Các vi khuẩn hóa tổng hợp tiết ra enzyme xúc tác cho các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ và giải phóng năng lượng. Một phần năng lượng này được vi khuẩn sử dụng để đồng hóa CO2 thành các chất hữu cơ cần thiết.

– Quang khử đã chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học mà không cần đến nước.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm tiếng Anh 12 Unit 1 (Có đáp án) Trắc nghiệm Life Stories

Câu 2: Kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:

Gợi ý đáp án

Câu 3

Chứng minh quá trình chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với quá trình chuyển hóa năng lượng thông qua hai quá trình quang hợp và hô hấp.

Gợi ý đáp án

Chuyển hoá vật chất gồm 2 quá trình vừa trái ngược vừa thống nhất là:

– Quá trình đồng hóa, ví dụ như quang hợp ở thực vật và các sinh vật quang tự dưỡng khác, là quá trình tổng hợp nên phân tử phức tạp từ các phân tử đơn giản. Trong quá trình này, năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng nhờ tế bào có lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng.

– Quá trình dị hóa, ví dụ như hô hấp tế bào, là quá trình phá vỡ các các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn. Quá trình này đã giải phóng ra năng lượng dưới dạng ATP và một phần năng lượng ở dạng nhiệt năng.

Như vậy, quá trình chuyển hoá vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

Câu 4

Ở người, hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ. Dựa vào hiểu biết về quá trình lên men hãy giải thích cơ chế gây ra hiện tượng này và cách phòng tránh.

Tham khảo thêm:   Đọc: Mầm non - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 13

Gợi ý đáp án

– Cơ chế gây ra hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là: Khi vận động nhiều, cơ thể sẽ trải qua nhiều quá trình sinh hóa để duy trì năng lượng cho các hoạt động. Thông thường, cơ thể sản xuất năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí (cần oxy). Tuy nhiên, cơ thể có thể không cung cấp oxy đủ nhanh cho các tế bào cơ. Trong điều kiện đó, các tế bào cơ sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang trạng thái lên men lactate (không cần oxy). Sản phẩm của quá trình này là lactic acid khi bị tích tụ sẽ đầu độc cơ, làm cơ đau mỏi.

– Cách phòng tránh:

+ Uống nhiều nước.

+ Nghỉ ngơi hợp lí giữa các buổi tập.

+ Thực hiện các bài tập thở.

+ Có giai đoạn khởi động để làm nóng, giãn cơ trước khi tập luyện cường độ cao.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào Giải Sinh 10 trang 85 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *