Bạn đang xem bài viết ✅ Phân dạng bài tập về Peptit Các dạng bài tập về peptit và phương pháp giải ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập về Peptit là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 12 chuẩn bị thi cuối học kì 1 môn Hóa học. Phân dạng bài tập về Peptit thể hiện chi tiết các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Các dạng bài tập về Peptit được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Vậy sau đây là toàn bộ kiến thức về bài tập Peptit, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

1. Lý thuyết cần nắm

– Peptit là những hợp chất chứa từ (2 đến 50) gốc α-amino axit liên kết với nhau qua liên kết peptit.

– Một peptit (mạch hở) chứa n gốc α-amino axit thì chứa (n – 1) liên kết peptit

– Cách tính phân tử khối của peptit.

Thông thường người làm sẽ chọn cách là viết CTCT của peptit rồi sau đó đi cộng toàn bộ nguyên tử khối của các nguyên tố để có phân tử khối của peptit. Tuy nhiên, cách làm này tỏ ra chưa khoa học. Ta hãy chú ý rằng, cứ hình thành 1 liên kết peptit thì giữa 2 phân tử amino axit sẽ tách bỏ 1 phân tử H2O.

Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit thì phân tử khối của X được tính nhanh là:

MX = Tổng PTK của n gốc α-amino axit – 18.(n – 1)

Ví dụ: Tính phân tử khối của các peptit mạch hở sau:

a. Gly-Gly-Gly-Gly
b. Ala-Ala-Ala-Ala-Ala
c. Gly-Ala-Ala
d. Ala-Val-Gly-Gly

Giải:

MGly-Gly-Gly-Gly= 4×75 – 3×18 = 246 (đvC)

MAla-Ala-Ala-Ala-Ala= 5×89 – 4×18 = 373 (đvC)

MGly-Ala-Ala= (75 + 2×89) – 2×18 = 217 (đvC)

MAla-Val-Gly-Gly= (89 + 117 + 75×2) – 3×18 = 302 (đvC)

2. Các dạng bài tập về thủy phân peptit

2.1. Các câu hỏi lý thuyết cần chú ý

Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

A. 2
B. 4
C. 3
D. 1

Câu 3 (ĐH 2010-Khối B): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Tham khảo thêm:   Công văn 1119/TCHQ-GSQL Chuyển máy móc, thiết bị và nguyên liệu sang trụ sở mới của doanh nghiệp chế xuất

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol Lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Xác định cấu tạo của X?

(Đáp án: Gly-Lys-Val-Ala-Glu)

2.2. Bài tập về thủy phân không hoàn toàn peptit: “Phương pháp bảo toàn số mol gốc aa”

Câu 5 (ĐH 2011-Khối A): Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.

Giải:

Lần lượt tính số mol các sản phẩm:

nAla = 28,48/89 = 0,32 mol;

n Ala-Ala = 32/160 = 0,2 mol;

nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol

Chú ý: Số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau.

Gọi số mol Ala-Ala-Ala-Ala là a (mol). Trước phản ứng: ngốc (Ala) = 4.a

Sau phản ứng: ngốc (Ala) = 1. nAla + 2. n Ala-Ala + 3. nAla-Ala-Ala

Ta có: 4a = 1. 0,32 + 2. 0,2 + 3. 0,12 → a = 0,27 mol

Vậy m = 302. 0,27 = 81,54 gam. Chọn đáp án C.

Chú ý: Với bài toán loại này có thể cho giá trị m sau đó yêu cầu tìm khối lượng sản phẩm.

Câu 6: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 40,0
B. 59,2
C. 24,0
D. 48,0

Giải:

nAla = 42,72/89 = 0,48 mol;

nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol

n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17/302 = 0,335 mol;

n Ala-Ala = a mol

Ta có số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau nên:

4.0,335 = 1. 0,48 + 2.a + 3. 0,12 → a = 0,25 mol

m = 160. 0,25 = 40 gam. Chọn đáp án A.

Câu 7: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là

A. 29,006.
B. 38,675.
C. 34,375.
D. 29,925.

Giải:

Số mol các sản phẩm:

nAla-Gly = 0,1 mol;

nGly-Ala = 0,05 mol;

nGly-Ala-Val = 0,025 mol;

nGly = 0,025 mol; nVal = 0,075 mol

Gọi số mol Ala-Val và Ala lần lượt là a, b

Từ hỗn hợp sản phẩm dễ dàng ghép mạch peptit ban đầu là: Ala-Gly-Ala-Val (x mol)

Chú ý bảo toàn gốc Gly ta có: x.1 = 0,025.1 + 0,025.1 + 0,05.1 + 0,1.1 → x = 0,2 mol

Xét bảo toàn với gốc Val ta có: 0,2.1 = 0,025.1 + 0,075.1 + a.1 → a = 0,1 mol

Xét bảo toàn với gốc Ala ta có: 0,2.2 = 0,1.1 + 0.05.1 + 0.025.1 + a.1 + b.1 → b = 0,125 mol

Vậy m = 0,125.89 + 0,1. 188 = 29,925 gam. Chọn đáp án D.

Câu 8: Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit (A) no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73%N theo khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị m là:

A. 149 gam
B. 161 gam
C. 143,45 gam
D. 159,25 gam

Giải:

A có CTPT là H2N-CnH2n-COOH

Từ % khối lượng N → n = 2. Vậy A là Alanin

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 1: Skills Soạn Anh 12 trang 11

X: Ala-Ala-Ala-Ala

Giải tương tự câu 5 tìm được m = 143,45 gam)

Câu 9: Thủy phân m gam pentapeptit A tạo bởi phân tử amino axit (glyxin) thu được 0,3 gam Glyxin; 0,792 gam đipeptit Gly-Gly; 1,701 gam tripeptit Gly-Gly-Gly; 0,738 gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly và 0,303 gam A. Giá trị của m là:

A. 4,545 gam
B. 3,636 gam
C. 3,843 gam
D. 3,672 gam

(Đáp án: B. 3,636 gam)

Câu 10: A là một hexapeptit mạch hở tạo thành từ một α-amino axit X no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong X là 42,667%. Thủy phân m gam A thu được hỗn hợp gồm 90,9 gam pentapeptit; 147,6 gam tetrapeptit; 37,8 gam tripeptit; 39,6 gam đipeptit và 45 gam X. Giá trị của m là:

A. 342 gam
B. 409,5 gam
C. 360,9 gam
D. 427,5 gam

(Đáp án: A. 342 gam)

Câu 11: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:

A. 27,9 gam
B. 28,8 gam
C. 29,7 gam
D. 13,95 gam

(Đáp án: A. 27,9 gam)

Câu 12: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X chỉ thu được aminoaxit Y (no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Trong Y nguyên tố N chiếm 18,67% theo khối lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn 25,83 gam X thu được 11,34 gam tripeptit; m gam đipeptit và 10,5 gam Y. Giá trị của m là:

A. 2,64 gam
B. 6,6 gam
C. 3,3 gam
D. 10,5 gam.

(Đáp án: B. 6,6 gam)

Câu 13: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:

A. 4,1945.
B. 8,389.
C. 12,58.
D. 25,167.

2.3. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit(axit hoặc kiềm chỉ với vai trò xt).

Xn + (n-1) H2O →n aa.

Ta luôn có: – Số mol Peptit = Số mol aa – Số mol H2O và Số mol Peptit = Tổng số mol aa/n

– m Peptit + m H2O = m aa

Câu 1: Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alalin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alalin duy nhất. X thuộc loại nào?

A. Tripeptit
B. Tetrapeptit
C. Hexapeptit
D. Đipeptit

HD: BTKL: mH2O = 16,02 – 13,32 = 2,7; nH2O = 0,15; nAla = 0,18 –> 5/6

Câu 2: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alalin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại nào?

A. Tripeptit
B. Tetrapeptit
C. Hexapeptit
D. Đipeptit

HD: Phương trình phản ứng: [Ala] a[Gly] b(a + b – 1) + (a + b – 1)H2O → aAla + bGly Theo bảo toàn khối lượng: mH2O = 22,25 + 56,25 – 65 → nH2O = 0,75

Vậy (a + b – 1)0,25 = 0,75 và 0,75a = 0,25b → a =1, b = 3 → X là tetrapeptit → đáp án B hoặc: 0,75:0,25:0,75 = 3:1:3

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin thuê đất

2.4. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm.

Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch NaOH (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:

TH1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì

Xn + nNaOH → nMuối + H2O

TH2: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm –COOH (Glu), còn lại là các amino axit có 1 nhóm COOH thì

Xn + (n+x)NaOH → nMuối + (1 + x)H2O

Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + mkiềm p/ư = mmuối + mnước

Câu 3 (CĐ 2012): Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,46.
B. 1,36.
C. 1,64.
D. 1,22.

Giải:

Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:

Gly-Ala + 2KOH → muối + H2O

a mol 2a mol a mol

Gọi số mol Gly-Ala là a (mol), ta có: 146.a + 2a.56 = 2,4 + 18.a → a = 0,01 mol

Vậy m = 146.0,01 = 1,46 gam. Chọn đáp án A.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:

A. 47,85 gam
B. 42,45 gam
C. 35,85 gam
D. 44,45 gam

Giải:

nAla-Gly-Ala = 0,15 mol. Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:

Ala-Gly-Ala + 3NaOH → muối + H2O

0,15 mol 0,15.3 mol 0,15 mol

Ta có: 32,55 + 0,45.40 = mmuối + 0,15.18 → mmuối = 47,85 gam. Chọn đáp án A.

Câu 5 (ĐH 2012-Khối B): Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là

A. 54,30.
B. 66,00.
C. 44,48.
D. 51,72.

Giải:

Do X, Y tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:

X + 4NaOH → muối + H2O

a mol 4a mol a mol

Y + 3NaOH → muối + H2O

2a mol 6a mol 2a mol

Ta có: 10.a = 0,6 → a = 0,06 mol

Áp dụng BTKL ta có: m + 0,6.40 = 72,48 + 18.3.0,06 → m = 51,72 gam. Chọn đáp án D.

Câu 6: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:

A. 10
B. 9
C. 5
D. 4

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân dạng bài tập về Peptit Các dạng bài tập về peptit và phương pháp giải của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *