Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 91 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

Các bạn học sinh lớp 7 tham khảo để có thêm tư liệu hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển – Mẫu 1

1. Chuẩn bị

– Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ có một số người được gặp.

– Tóm tắt: Tác phẩm của Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn. Hai vạn dặm dưới đáy biển kể về cuộc hành trình của nhà nghiên cứu biển A-rôn-nác, với người cộng sự Công-xây và người thợ săn cá voi Nét Len sau khi bị rơi vài con tàu No-ti-lớt kì lạ. Từ lâu, con người luôn muốn tiến ra biển cả, chinh phục và chiếm lĩnh biển cả. Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong tác phẩm là một con người bí ẩn gần như huyền thoại, chính là hình tượng anh hùng mang tư tưởng của Véc-nơ. Ông vừa có trí tuệ vừa có tính phiêu lưu, mạo hiểm. Những trang viết của Véc-nơ có một lối kể chuyện hấp dẫn, cách tạo ra những tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính, lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người. Với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tàu No-ti-lớt, Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại đương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại đương thực sự là một cuộc hòa đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần và yêu biển cả, càng tìm hiểu biển cả sâu sắc như tìm hiểu chính mình. Ngoài Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), Véc-nơ còn nhiều tác phẩm như Năm tuần trên khinh khí cầu (1863), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1813)… đã chinh phục người đọc năm châu, khẳng định ông là nhà văn đi tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng. Những ý tưởng về cuộc sống hiện đại cũng như các thành tựu khoa học, công nghệ và hơn hết là khát vọng con người vẫn còn mang tính thời sự.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Câu nào là ý kiến của tác giả nêu trong phần (1)?

Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.

Câu 2. Phần (2) phát triển ý kiến nêu ở phần (1) như thế nào?

Chỉ ra yếu tố li kì, cùng với khái quát giá trị nhân văn của tác phẩm.

Câu 3. Nội dung phần (4) liên quan gì tới nhan đề văn bản?

Sức hấp dẫn của Hai vạn dặm dưới đáy biển nằm ở những giá trị nhân văn mà tác phẩm gửi gắm.

Câu 4. Nội dung chính của phần (5) là gì?

Khẳng định tài năng và giá trị văn chương của Véc-nơ.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhan đề văn bản cho em biết vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên là gì?

Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển.

Câu 2. Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 – 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần theo mẫu sau:

Phần 1

Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm?

Phần 2

Yếu tố li kì và tính nhân văn được thể hiện như thế nào?

Phần 3

Phong cách sáng tác của Véc-nơ là gì?

Phần 4

Sức hấp dẫn của Hai vạn dặm dưới đáy biển này là gì?

Phần 5

Tài năng và giá trị văn chương của Véc-nơ là gì?

Tham khảo thêm:   Cách kiếm EXP khi chơi Unicorn Overlord

Xem thêm: Tóm tắt các phần của Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển 

Câu 3. Theo tác giả bài nghị luận, “những giá trị nhân văn” trong tác phẩm của Véc-nơ được thể hiện như thế nào?

– Hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tàu No-ti-lớt sinh ra từ nỗi đau khổ từ thế giới loài người, người đọc nhận ra con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.

– Cuộc vật lộn giữa con người và đại dương thực sự là cuộc hòa đồng, con người đã và sẽ chung sống với biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình.

Câu 4. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3?

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về nhân vật: Nê-mô và A-rôn-nác.

Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển – Mẫu 2

Câu 1. Nhan đề văn bản cho em biết vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên là gì?

Nhan đề văn bản cho biết vấn đề trong tâm mà tác giả muốn nêu lên là: những điểm hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển.

Câu 2. Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 – 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần theo mẫu sau:

Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 155

Phần 1

Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm?

Phần 2

Khát vọng của con người với biển cả mênh mông là gì? Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?

Phần 3

Véc-nơ có vốn hiểu biết như thế nào? Lối viết của Véc-nơ như thế nào?

Phần 4

Giá trị sâu sắc của cuốn tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển là gì?

Phần 5

Véc-nơ còn có những tác phẩm nào? Giá trị văn chương của Véc-nơ là như thế nào?

Câu 3. Theo tác giả bài nghị luận, “những giá trị nhân văn” trong tác phẩm của Véc-nơ được thể hiện như thế nào?

Những giá trị nhân văn trong tác phẩm của Véc-nơ được thể hiện: con người đã và sẽ chung sống với biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình.

Câu 4. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3?

Văn bản giúp hiểu hơn về các nhân vật có trong đoạn trích Bạch tuộc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 91 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *