Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thu sang – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 86 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi đã diển tả vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn.

Soạn bài Thu sang
Soạn bài Thu sang

Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Thu sang, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn bài Thu sang – Mẫu 1

Câu 1. Nêu cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy.

Những âm thanh tươi vui, màu sắc tràn đầy sức sống. Từ ngữ, hình ảnh mang lại cảm nhận đó là: Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa, vàng như tự nắng tự mưa, xanh lên đã kiệt sức hè, nắng nồng theo lối, hồn ve lìa ngàn, rộn lá thu sang, heo may ngậm mảnh trăng vàng.

Câu 2. Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?

  • Tình cảm: Say mê, yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Cách thể hiện: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên một cách tinh tế, qua nhiều giác quan như thị giác (ngày xanh, nắng nồng, trăng vàng…), thính giác (tiếng chim, tiếng ve).
Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 5: Cánh diều (Sách học sinh) SGK lớp 5 năm học 2024 - 2025

Câu 3. Xác định chủ đề của bài thơ.

Chủ đề của bài thơ: Bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên khi thu sang, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương của tác giả.

Soạn bài Thu sang – Mẫu 2

Câu 1. Nêu cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy.

– Bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh. Gam màu chủ đạo là vàng – tươi sáng, rực rỡ; âm thanh rộn ràng, vui tươi.

– Những từ ngữ, hình ảnh đã mang lại cho em cảm nhận như vậy: Tiếng chim đầy khoảng ngày xanh sang mùa; Vàng như tự nắng tự mưa; Xanh lên đã kiệt sức hè; Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi.

Câu 2. Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?

– Tình cảm yêu mến, trân trọng cùng sự giải cảm với thiên nhiên.

– Cách thể hiện:

  • Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên một cách tinh tế, qua nhiều giác quan như thị giác (ngày xanh, nắng nồng, trăng vàng…), thính giác (tiếng chim, tiếng ve).
  • Những hình ảnh độc đáo như: kiệt sức hè, rộn ràng lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi.
Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng Giải Toán lớp 7 trang 100 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Câu 3. Xác định chủ đề của bài thơ.

Chủ đề: Bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên khi thu sang, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương của tác giả.

Soạn bài Thu sang – Mẫu 3

(1). Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Thu sang.

(2) Thân bài

– Những dấu hiệu của mùa hè chỉ còn lại mong manh, một tiếng chim vang lên cũng đã “đẩy khoảng trời xanh sang mùa”.

– Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp của mùa thu qua sắc vàng: màu vàng đến từ nắng, từ mưa; màu vàng đến từ lòng đất hay tự trời xưa;…

– Tâm tư cùng với sự luyến tiếc mùa hè: sắc xanh cảu ngày hè cùng với âm thanh của “hồn ve” đã lìa xa.

– Đến hai câu thơ cuối cùng, khung cảnh khu vườn trong chiều thu hiện lên đầy độc đáo: khu vườn thu có lá vàng kêu xào xạc; gió heo may vốn không có dáng hình, diện mạo.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thu sang – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 86 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *