Bạn đang xem bài viết ✅ Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em? Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học CTST ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em? là Câu hỏi 6 trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? thuộc sách Chân trời sáng tạo.

Đề bài: Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

Những điều có ích cho việc ghi chép trong học tập – Mẫu 1

Văn bản đã cung cấp phương pháp ghi chép cho học sinh, cách tìm nội dung chính và phân tích, đối chiếu trọng tâm của bài học.

Những điều có ích cho việc ghi chép trong học tập – Mẫu 2

Văn bản đã mang lại nhiều điều có ích cho việc ghi chép trong học tập của em như:

  • Phương pháp ghi chép hiệu quả.
  • Cách tìm ra nội dung chính trong bài học.
  • Cách phân tích và đối chiếu trọng tâm của bài học.
Tham khảo thêm:   Hùng Long Phong Bá: Phim hành động Việt Nam

=> Đây đều là những điều cần thiết cho việc ghi chép giúp em ghi chép khoa học và dễ hiểu hơn.

Những điều có ích cho việc ghi chép trong học tập – Mẫu 3

  • Văn bản đã mang lại những điều có ích cho việc ghi chép trong học tập của em là:
  • Giúp em tìm ra được phương pháp ghi chép ngắn gọn, hiệu quả hơn.
  • Cải thiện tốc độ đọc, lựa chọn được phương pháp phù hợp để tìm được nội dung chính của bài học.
  • Biết cách phân tích, so sánh các kiến thức trọng tâm trong bài học.

=> Đây đều là những điều cần thiết cho việc ghi chép giúp em ghi chép khoa học và dễ hiểu hơn.

Tóm tắt văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Các cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học cần có phương pháp.

1. Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

  • Phân vùng: Dùng phần lề trái trong chỗ phân vùng để ghi lại sơ lược nội dung bài học.
  • Chia theo màu sắc: Dùng bút màu để ghi chép những nội dung có ý nghĩa khác nhau, như vậy nhìn một lần là biết trọng tâm ở đâu.
  • Khoanh vùng trọng tâm: Dùng bút màu gạch chân hoặc dùng kí hiệu đặc biệt để đánh dấu.

2. Học cách tìm nội dung chính

  • Tìm từ khóa và câu chủ đề: Thông thường những câu được tô đậm được viết in hoa; những câu mở đầu, kết thúc… mang từ khóa quan trọng, hoặc những câu chủ đề có thể tổng kết khái quát nội dung toàn văn bản.
  • Đánh dấu những nội dung mà thầy cô giáo nhấn mạnh tầm “quan trọng” hay giảng đi giảng lại nhiều lần.
  • Tự đặt câu hỏi và tự trả lời.
  • Dùng sơ đồ tóm lược lại những kiến thức đã học.
Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án 10 câu hỏi tập huấn SGK Tiếng Việt lớp 3

3. Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

Chú ý từ in đậm hoặc in hoa trong sách giáo khoa, hoặc tự khái quát một đoạn thành vài chữ hoặc một câu sau đó ghi chú lên phía trên bàn ghi chép.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em? Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học CTST của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *