Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Thực hành tiếng Việt trang 104. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 104)
Câu 1. Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm tảo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 và đoạn trích Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) tròng Bài 4 thuộc kiểu trích dẫn, chú thích nào?
– Hê-ra-clét đi tìm tảo vàng:
- Trích dẫn gián tiếp: Không có dấu ngoặc kép, trích dẫn qua Thần Thoại Hy Lạp.
- Chú thích chân trang
– Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam:
- Trích dẫn trực tiếp: Câu trích dẫn được đặt trong ngoặc kép, trước dấu hai chấm
- Chú thích: Chính văn (Ví dụ: Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng folklore (dân gian)…); chân trang.
Câu 2. Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:
a. Với Việt Nam Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp (“thành Tô Lịch”), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).
(Trần Quốc Vượng)
b. Cùng với màu sắc là “hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều “hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bóng má”: “Nước non muôn quý ngàn yêu/Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo” (“Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa… làng bên động/Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non”,… Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi/Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” (“Thơ Tố Hữu”, trang 268).
(Lã Nguyên)
- Kiểu trích dẫn trực tiếp, chú thích chính văn.
- Tác dụng: Thông tin thêm chính xác, thuyết phúc hơn.
Câu 3. Hãy chỉ ra các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản đọc Lễ hội Đền Hùng.
– Thông tin phi ngôn ngữ: Hình ảnh, sơ đồ
– Tác dụng:
- Truyền đạt nội dung một cách sinh động hơn
- Thông tin đến với người đọc một cách rõ ràng, nhanh chóng…
Câu 4. Hãy viết một văn bản, trong đó có sử dụng số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ… để trình bày về một trong những đề tài sau đây:
a. Các chủ đề về nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội được học ở Ngữ Văn 10, tập một.
b. Hệ thống các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ Văn 10, tập một.
c. Hệ thống kiến thức tiếng Việt được học ở Ngữ Văn 10, tập một.
d. Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Gợi ý:
Hội Cổ Loa được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Phương tiện
Từ nội thành Hà Nội, quý khách có thể di chuyển đến Cổ Loa bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) hoặc xe buýt, xe khách.
Địa điểm tham quan
Khu di tích Cổ Loa gồm có một số điểm tham quan chính: Đền Thượng (đền thờ An Dương Vương), Đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), Chùa Bảo Sơn (Bảo Sơn tự), Chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), đình Mạch Tràng…
Trang phục
Trang phục kín đáo, nghiêm trang khi đi lễ.
Giữ gìn vệ sinh chung
Không vứt rác bừa bãi.
Bảo quản đồ cá nhân
Giữ gìn đồ đạc cá nhân cẩn thận, đề phòng kẻ gian lấy cắp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104 – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 104 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.