Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 121 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 10: Củng cố, mở rộng trang 121, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 121)
Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 121)

Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 10 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 121)

Câu 1. Lập bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện.

Phương diện

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

Nhân vật

Héc-to: người anh hùng chiến đấu vì lí tưởng

Ăng-đrô-mác: người vợ đảm đang, hiền dịu

Đăm Săn: Người anh hùng theo đuổi khát vọng

Nữ Thần Mặt Trời: Đại diện cho cái đẹp, sự sống và quyền lực

Cốt truyện

Héc-to là chủ soái quân đội thành Tơ-roa phải quay vào thành giục binh sĩ, cầu khẩn nữ thần A-tê-na giúp đỡ và về nhà thăm vợ con.

Đăm Săn muốn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.

Đăm Par Kvây can ngăn, nhưng Đăm Săn vẫn nhất quyết đi.

Nữ Thần Mặt Trời từ chối.

Đăm Săn ra về, mặc lời cảnh bảo của Nữ Thần Mặt Trời.

Không gian

Không gian sử thi kì vĩ, rộng lớn (tòa tháp I-li-ông, con đường thành Tơ-roa…)

Không gian sử thi kì vĩ, rộng lớn (nơi Nữ Thần Mặt Trời ở, nơi ở của Đăm Par Kvây, không gian Rừng Đen…)

Thời gian

Thời gian sử thi, thuộc về quá khứ và thường không xác định.

Thời gian sử thi, thuộc về quá khứ và thường không xác định.

Người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm 2022 - 2023 Ôn tập môn Tiếng Anh lớp 5

Câu 2. Tìm đọc thêm các tài liệu viết về Hy Lạp và Ấn Độ thời cổ đại. Tóm tắt nội dung chính và trích dẫn những thông tin quan trọng trong các tài liệu, có sử dụng cước chú.

Một số tài liệu như: Hy Lạp (Thần thoại Hy Lạp…); Ấn Độ (Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta…)

Câu 3. Tập thuyết trình về một vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên và lắng nghe phản hồi của bạn về bài thuyết trình của mình.

Một số vấn đề như: Cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên…

Câu 4. Đọc thêm các tác phẩm văn học hiện đại mang âm hưởng sử thi hoặc lấy cảm hứng từ các nhân vật, sự kiện, địa điểm trong sử thi (Ví dụ: Bài ca chim Chơ-rao của Thu Bồn, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…) và nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại.

Ví dụ: Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm

  • Thể loại: Trường ca, có dung lượng lớn.
  • Nội dung: Kể về nguồn gốc của Đất Nước, quá trình hình thành Đất Nước.
  • Nhắc đến những nhân vật trong quá khứ: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
  • Không gian sử thi: những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, Đất tổ Hùng Vương, núi Bút non Nghiên….
  • Thời gian sử thi: ngày xửa ngày xưa, bốn nghìn năm…
Tham khảo thêm:   Thông tư 10/2017/TT-BTC Bước tiến mới về thủ tục trong giao dịch trái phiếu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 121 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *