Bạn đang xem bài viết ✅ Tìm m để hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến Ôn tập Toán 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tìm m để hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô, bậc phụ huynh và các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Tìm giá trị m để hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến được biên soạn rất chi tiết bao gồm kiến thức lý thuyết, ví dụ minh họa kèm theo một số bài tập tự luyện. Qua đó giúp các bạn củng cố, hệ thống mở rộng kiến thức làm quen với các dạng bài tập ôn thi vào lớp 10. Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh yêu thích môn Toán tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực bản thân. Ngoài ra các bạn xem thêm Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu căn.

1. Hàm số bậc nhất là gì?

– Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b trong đó a; b là các số cho trước và a ≠ 0.

Tham khảo thêm:   Công văn 1178/TCHQ-TXNK Phân loại mặt hàng xe ô tô thông tin chỉ huy

– Đặc biệt khi b = 0 thì hàm số có dạng y = ax

2. Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc nhất

– Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) xác định với mọi giá trị và:

+ Hàm số bậc nhất đồng biến trên khi a > 0

+ Hàm số bậc nhất đồng biến trên khi a < 0

3. Cách tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến

Ví dụ 1: Cho hàm số y = (2 – m)x + m – 1

a) Tìm m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?

b) Tìm m để hàm số đồng biến?

c)Tìm m để hàm số nghịch biến?

Gợi ý đáp án

a, Để hàm số y = (2 – m)x + m – 1 là hàm số bậc nhất thì

2 − m ≠ 0

=> m ≠ 2

Vậy để hàm số là hàm số bậc nhất thì m ≠ 2

b, Để hàm số y = (2 – m)x + m – 1 đồng biến thì

2 – m > 0

=> m < 2

Vậy để hàm số đồng biến thì m < 2

c, Để hàm số y = (2 – m)x + m – 1 nghịch biến thì

2 – m < 0

=> m > 2

Vậy để hàm số nghịch biến thì m > 2.

Ví dụ 2 Cho các hàm số y = 2mx + m + 1 (1) và y = (m – 1)x + 3 (2). Xác định giá trị của tham số m để hàm số (1) đồng biến và hàm số (2) nghịch biến.

Gợi ý đáp án

Để hàm số (1) đồng biến và hàm số (2) nghịch biến ta có:

left{ {begin{array}{*{20}{c}}
  {2m > 0} \ 
  {m - 1 < 0} 
end{array} Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{c}}
  {m > 0} \ 
  {m < 1} 
end{array}} right.} right.=> 0 < m < 1

Vậy 0 < m < 1 thì hàm số (1) đồng biến và hàm số (2) nghịch biến.

Ví dụ 3: Cho hàm số y = (8m – 16)x + 21

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 44, 45, 46, 47

a) Tìm m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?

b) Tìm m để hàm số đồng biến?

c)Tìm m để hàm số nghịch biến?

Gợi ý đáp án

a, Để hàm số y = (8m – 16)x + 21 là hàm số bậc nhất thì

8 m − 16 ≠ 0

=> m ≠ 2

Vậy để hàm số là hàm số bậc nhất thì m ≠ 2

b, Để hàm số y = (8m – 16)x + 21 đồng biến thì 8m – 16 > 0

=> m > 2

Vậy để hàm số đồng biến thì m > 2

c, Để hàm số y = (8m – 16)x + 21 nghịch biến thì

8m – 16 < 0

=> m < 2

Vậy để hàm số nghịch biến thì m < 2

4. Bài tập tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến

Tìm k để các hàm số sau:

a, y= 5x – (2-x)k đồng biến, nghịch biến.

b, y= (k2 – 4)x – 2 đồng biến.

c, y= (-k2 + k – 1)x – 7 nghịch biến.

d, y= (4 – 4k + k2)x + 2 đồng biến.

Bài 2: Với những giá trị nào của m thì hàm số sau là hàm số bậc nhất?

a, y= mx – 2(x-m)

b, y= (m2 – 3m + 2)x2 + 2(m-2)(m+1)x – 3m – 2.

Bài 3: Cho hàm số y =left(3-sqrt{m+2}right).x . Với giá trị nào của m thì :

a, Hàm số đã cho là hàm bậc nhất

b, Hàm số đã cho đồng biến

c, Hàm số đã cho nghịch biến

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tìm m để hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến Ôn tập Toán 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Công nghệ - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai (Đề 1) Đề kiểm tra môn Công nghệ

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *