Bạn đang xem bài viết ✅ Viết bài tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế – xã hội Giải GDKTPL 10 KNTT bài 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết bài tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế – xã hội là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế – xã hội mang đến câu trả lời hay, đầy đủ nhất. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, biết cách viết về lợi ích mà sản xuất kinh doanh đem lại cho đời sống kinh tế xã hội ở địa phương. Đồng thời nhanh chóng trả lời câu hỏi phần vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7.

Đề bài: Viết bài và chuẩn bị tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương

Hướng dẫn giải

Em tự liên hệ bản thân và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Tham khảo thêm:   Phương pháp xác định giao điểm, giao tuyến, thiết diện trong không gian Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 11

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

– Khái quát sơ lược về tầm quan trọng của sản xuất kinh doanh đối với địa phương.

– Nêu lên thực trạng của sản xuất kinh doanh tại địa phương hiện nay.

– Liệt kê những đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với địa phương.

– Đưa ra những số liệu, dẫn chứng cụ thể về những đóng góp đó.

– Những thay đổi của địa phương sau khi có sự đóng góp từ sản xuất kinh doanh.

– Nhận xét những tích cực, hạn chế và rút ra kết luận.

Gợi ý trả lời

Thứ nhất, về tình hình số lượng, vốn và lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến ngày 31-12-2018, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là trên 714 nghìn doanh nghiệp, số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh là trên 626 nghìn doanh nghiệp. Trong đó, DNNN chiếm 0,38% về số lượng doanh nghiệp, 7,6% lao động, 28,6% tổng nguồn vốn và riêng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm 0,18% về số lượng doanh nghiệp, 4,3% lao động, 12,9% tổng nguồn vốn.

– Thứ hai, về kết quả sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ đóng góp của DNNN về doanh thu và lợi nhuận ngày càng giảm mạnh. Tỷ trọng doanh thu thuần của DNNN năm 2015 đạt 18,2%, năm 2018 là 14,5%. Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế của DNNN năm 2015 đạt 28,4%, năm 2018 là 21,2%.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi (bạn, thầy, người thân,…) Dàn ý & 18 bài văn mẫu hay nhất lớp 8

– Thứ ba, về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020 của Tổng cục Thống kê, khu vực DNNN có 2.269 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối), trong đó có 1.773 doanh nghiệp kinh doanh có lãi (chiếm 78,5%), 51 doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn (chiếm 2,2%) và 436 doanh nghiệp kinh doanh lỗ (chiếm 19,3%).

– Các lợi ích mà sản xuất kinh doanh đem lại cho đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương:

  • Tạo thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ấm no cho mọi người.
  • Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
  • Làm tăng hàng hóa/ dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Làm giảm đi các tệ nạn xã hội và tội phạm ở địa phương.
  • Đảm bảo người dân có chất lượng cuộc sống được nâng cao.
  • Phát triển kinh tế địa phương, giúp địa phương thoát nghèo. Từ đó đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết bài tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế – xã hội Giải GDKTPL 10 KNTT bài 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử - Địa lí (3 bộ sách) Phiếu nhận xét Lịch sử - Địa lí lớp 5 (Phụ lục I, II, III, IV, V)

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *