Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 gồm 7 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Với 7 Đề thi học kì 1 Văn 6 CTST, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Công nghệ 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28-29)

Từ câu 1-8 mỗi câu đúng được 0,5đ

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (NB)

A. Ngũ ngôn.
B. Lục bát.
C. Song thất lục bát.
D. Tự do.

Câu 2. Từ “ giấc tròn” trong câu thơ “Đêm nay con ngủ giấc tròn” được sử dụng biện pháp tu từ nào?(NB)

A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? (NB)

A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

Câu 4. Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ? (NB)

A. Tiếng ve.
B. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ru ạ ời.
C. Tiếng gió.
D. Tiếng võng.

Câu 5. Dãy từ nào sau đây là từ ghép? (NB)

A. Con ve, tiếng võng, ngọn gió.
B. Con ve, nắng oi, ạ ời, ngoài kia, gió về.
C. Con ve, tiếng võng, lặng rồi, ạ ời.
D. Con ve, bàn tay, ạ ời, kẽo cà.

Câu 6. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ trên? (TH)

A. Thời tiết nắng nóng khiến cho những chú ve cũng cảm thấy mệt mỏi.
B. Nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con.
C. Bạn nhỏ biết làm những việc vừa sức để giúp mẹ.
D. Bài thơ nói về việc mẹ hát ru và quạt cho con ngủ.

Câu 7. Theo em từ “giấc tròn” trong bài thơ có nghĩa là gì? (TH)

A. Con ngủ ngon giấc.
B. Con ngủ mơ thấy trái đất tròn.
C. Không chỉ là giấc ngủ mà còn là cả cuộc đời con.
D. Con ngủ chưa ngon giấc.

Câu 8. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? (TH)

A. Nỗi nhớ thương người mẹ.
B. Lòng biết ơn, trân trọng với người mẹ.
C. Tình yêu thương của người con với mẹ.
D. Tình yêu thương, nỗi nhớ, lòng biết ơn, trân trọng đối với mẹ.

Câu 9. Cảm nhận của em về câu thơ:“ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” (1đ) (VD)

Câu 10. Bản thân em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ (người nuôi dưỡng) mình. (1đ) (VD)

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Trong cuộc sống, những người thân yêu luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc của mình với người thân (Ông, bà, cha, mẹ…) để thể hiện sự trân trọng tình cảm ấy. (VDC)

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM)

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌCHIỂU

6,0

1

B

0,5

2

A

0,5

3

C

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

HS có thể nêu cảm nhận như sau:

Nghệ thuật: Câu thơ “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” sử dụng phép so sánh.

– Nhịp điệu câu thơ nhẹ nhàng, êm ái.

– Tác dụng: Câu thơ khẳng định một cách thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất.

Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm.

1,0

10

HS có thể nêu những việc làm như sau:

– Biết ơn, vâng lời, lễ phép;

– Phụ giúp công việc nhà;

– Nói lời yêu thương;

– Sống tốt, không tham gia vào tệ nạn xã hội

– Chăm chỉ học hành.

….

Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm.

1,0

PHẦN II. VIẾT (4,0 ĐIỂM)

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Mức 2

Mức 1

Chọn được trải nghiệm để kể

(NB)

Lựa chọn được trải nghiệm có ý nghĩa sâu sắc.

Lựa chọn được trải nghiệm để kể nhưng chưa rõ ràng.

0,5 điểm

0,5đ

0,25đ

Nội dung của trải nghiệm

(TH)

Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục.

Nội dung trải nghiệm còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt.

1,5 điểm

1,5đ

0,75 đ

Bố cục, tính liên kết của văn bản

(VD)

Trình bày rõ bố cục của bài văn; các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục.

Trình bày được bố cục của bài văn; các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ.

0,5 điểm

0,5đ

0,25đ

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm để kể

(VD)

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động.

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng.

0,5 điểm

0,5đ

0,25đ

Diễn đạt

(VDC)

Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Bài viết còn mắc lỗi diễn đạt, từ ngữ, ngữ pháp.

0,5 điểm

0,5đ

0,25đ

Trình bày

(VDC)

Trình bày đúng quy cách VB; sạch đẹp, rõ ràng, không gạch xoá.

Trình bày quy cách VB còn đôi chỗ sai sót; có một vài chỗ gạch xoá.

0,25 điểm

0,25 đ

0,15 đ

Sáng tạo

(VDC)

Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt chưa sáng tạo.

0,25 điểm

0,25 đ

0,15 đ

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Điều em cần chỉ là anh

1.3. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

– Thơ và thơ lục bát

– Thực hành tiếng Việt

Nhận biết:

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

– Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp, phương thức biểu đạt của bài thơ lục bát.

– Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

– Nhận ra từ đơn, từ phức(Từ ghép và từ láy). Từ đa nghĩa và từ đồng âm;

– Nhận biết các biện pháp tu từ.

Thông hiểu:

– Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ.

– Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

Vận dụng:

– Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

– Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp.

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng ngôi thứ nhất, chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

5TN+ 1*

3TN+ 1*

2TL+ 1*

1TL*

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

2.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG TH&THCS …………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: Ngữ văn 6

I. ĐỌC: (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)

Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (BIẾT)

A. Lục bát
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Năm chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? (BIẾT)

A. Mẹ
B. Cha
C. Bà
D. Con

Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: (BIẾT)

Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

A. 2/2/2 và 2/3/3
B. 2/2/2 và 1/2/5
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 4/4

Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)

A. Làm nổi bật công lao của người cha
B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ
C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
D. Làm nổi bật vẻ đẹp cao lớn của người cha

Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?

“Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi” (HIỂU)

A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.
B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.
C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.
D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.

Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên? (HIỂU)

A. Ca ngợi tình cha con
B. Ca ngợi tình bà cháu
C. Ca ngợi tình bạn bè
D. Ca ngợi tình anh em

Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ? (HIỂU)

A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.
B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.
C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.
D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.

Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG)

Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình? (VẬN DỤNG)

II. VIẾT (4.0 điểm): Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống (một chuyến về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,…)

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 9 năm 2011 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Cà Mau

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC 6,0
1 A 0,5
2 C 0,5
3 B 0,5
4 D 0,5
5 A 0,5
6 B 0,5
7 A 0,5
8 D 0,5

9

HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song có thể diễn đạt theo các ý sau:

– Hãy biết trân trọng những hi sinh, những yêu thương của cha dành cho con,…

1,0

10

HS bộc lộ tự do suy nghĩ của bản thân về vai trò của người cha, có thể diễn đạt theo các ý sau:

– Cha là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên ….

1,0

II

VIẾT

4,0

a

Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25 đ

b

Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của bản thân

0,25đ

c

Kể lại trải nghiệm của bản thân

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất

– Giới thiệu được một trải nghiệm của bản thân

– Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu- diễn biến- kết thúc

– Cảm xúc và ý nghĩa của trải nghiệm.

2,5 đ

d

Trình bày; chính tả, dùng từ, đặt câu: chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ,…

0,5đ

e

Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động

0,5đ

2.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6

TT Kĩ năng Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng% điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc Thơ và thơ lục bát 3 0 5 0 0 2 0 0 60
2 Viết Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100
Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10%
Tỉ lệ chung 60% 40%

Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Văn 6

TT Kĩ năng Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Đọc

Thơ và thơ lục bát

Nhận biết:

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.

– Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

– Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Thông hiểu:

– Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

– Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

Vận dụng:

– Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

-Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc và bài học sâu sắc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

3.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG TH&THCS …………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: Ngữ văn 6
(thời gian: 90p – không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?

A. Em bé thông minh
B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Rồng cháu tiên

Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?

A. Hả hê
B. Héo mòn
C. Khanh khách
D. Vui cười

Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

Câu 4. Truyền truyền thuyết là?

A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?

A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh.
D. Là những người thông minh.

Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?

A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miêu tả.
D. Thêm một vài chi tiết.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.

Câu 2: ( 6 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.

3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A C C A B A

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ

“chết như rạ”.

– Câu văn miêu tả đúng nội dung.

0,5

0,5

Câu 2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề

0,5

c. Triển khai vấn đề:

a. Mở bài

Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó.

b. Thân bài

Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc:

– Sự việc khởi đầu- Sự việc phát triển- Sự việc cao trào – Sự việc kết thúc

c. Kết bài
Suy nghĩ về câu chuyện đã kể

0,5

0,5

1,0

1,0

0,5

0,5

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,5

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,5

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt và chơi Stick War: Legacy trên điện thoại

3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận biết Tổng % tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH
Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) TN TL Thời gian (phút)

1

Đọc hiểu văn bản

1.1 Đọc hiểu văn bản

– Lắng nghe lịch sử nước mình

– Miền cổ tích

3

6

3

6

15

2

Thực hành Tiếng Việt

1.2 Tiếng Việt

– Từ láy, trạng ngữ

– Đặt câu có thành ngữ

2

4

1

5

2

1

9

20

3

Tập làm văn

1.3 Tập làm văn

– Yêu cầu về viết bài văn kể

-Viết văn: kiểu văn bản kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

1

2

1

73

1

1

75

65

Tổng

5

12

1

5

1

73

6

2

90

100

Tỉ lệ %

30

10

60

30

70

100

100

Tỉ lệ chung %

30

70

30

70

100

100

3.4. Bảng đặc tả đề kiểm tra Ngữ văn 6

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu văn bản

Văn bản truyện cổ tích

Tri thức về truyện truyền thuyết

– Nhận biết các văn bản đã học thuộc kiểu cổ tích hoặc truyền thuyết

– Nhận biết khái niệm truyện truyền thuyết

2

Thể loại truyện truyền thuyết

– Nhận biết được kiểu nhân vật trong truyện truyền thuyết

1

2

Thực hành Tiếng Việt

Từ láy

Trạng ngữ

Nhận biết được từ láy

Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu

2

Đặt câu có thành ngữ

Vận dụng đặt câu có thành ngữ “chết như rạ”

1

3

Phần lí thuyết tập làm văn

Đặc điểm kiểu văn kể

Nhận diện được yếu tố không nên sử dụng khi làm văn kể

1

Thực hành viết

Viết văn kể

Vận dụng kỹ năng viết văn kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học

1

Tổng

6

1

1

4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 4

4.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Trường THCS…………..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Phần I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. […] Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 , tập hai )

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

Câu 3 (1,0 điểm): Tìm từ láy trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ láy vừa tìm được (trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy)?

Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.

4.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Phần Câu Đáp án Điểm (10 điểm)

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1

– Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

– Tác giả: Tô Hoài.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả.

0,25

0,25

0,5

Câu 2

– Đoạn văn trên được sử dụng theo ngôi thứ nhất.

– Dế Mèn là người kể chuyện.

0,5

0,5

Câu 3

– Từ láy: phành phạch, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn.

– HS đặt được một câu, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy.

0,5

0,5

Câu 4

– Nội dung chính của đoạn văn: Chàng Dế có một vẻ đẹp cường tráng, oai phong, đầy sức sống nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

1,0

Phần II: Tạo lập văn bản

Yêu cầu về kĩ năng:

Mở bài giới thiệuđược kỉ niệm cần kể.

– Thân bài : kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí.

– Kết bài: Kết cục và ý nghĩa của câuchuyện

– Yêu cầu về nội dung:

Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các sự việc:

– Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

– Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

– Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

– Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt.

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5

1,0

1,0

1,0

4.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao

Phần I:

Đọc – Hiểu

– Phát hiện được đoạn trích, tác giả và phương thức biểu đạt của đoạn văn đã cho.

– Phát hiện ngôi kể và chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn.

Nêu được nội dung chính của đoạn văn.

– Đặt được 1 câu văn có sử dụng từ láy.

Số câu

2 câu

1 câu

1 câu

4 câu

Số điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

4,0 điểm

Tỉ lệ %

20%

10%

10%

40%

Phần II: Tạo lập văn bản

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.

Số câu

1 câu

1 câu

Số điểm

6,0 điểm

6,0 điểm

Tỉ lệ %

60%

60%

Tổng số câu

1 câu

2 câu

1 câu

1 câu

5 câu

T.số điểm

1,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

6,0 điểm

10 điểm

T. tỉ lệ%

10%

20%

10%

60%

100%

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *